HOẠT DONG DOL NGOẠI CUA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CONG HOA VỚI NƯỚC CAMPUCHIA TRONG KHANG CHIEN CHONG Mi, CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động ngoại giao của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các nước Lào và Campuchia trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) (Trang 55 - 65)

NƯỚC (1954 - 1975)

3.1. Vị trí của Campuchia đối với Việt Nam và Đông Dương những năm 1954 — 1975

Việt Nam và Campuchia có nhiêu điểm chung như Ia hai quốc gia láng giềng có những nét

tương đồng vẻ văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam và Campuchia là hai nước phát triển văn hóa lúa

nước, có chung nền văn minh nông nghiệp. Những sự tương đồng về địa lý, tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt có nhiều thời kì chung một vận mệnh lịch sử trở thành một yếu tô quan trọng, góp phan

hình thành nên mối quan hệ keo sơn giữa hai nước.

Sự liên kề về địa lý, chung một nền văn minh lúa nước, tương đồng về cảnh ngộ, nhân dân các tỉnh Nam Bộ, vùng đồng băng sông Cửu Long đã sát cánh cùng với nhân đân các địa phương Campuchia trên những chặng đường đấu tranh cực kỳ cực khô, hy sinh, vượt qua nhiều thir

thách, cùng nhân dan cả nước mở rộng, thắt chặt và phát triển quan hệ Việt Nam — Campuchia.

Trước cách mạng tháng Tám 1945, Việt - Campuchia — Lào đã liên minh cùng nhau chéng

lại thực Pháp xâm lược, giảnh lại độc lập cho dân tộc Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám 1945, với sự giúp đỡ của nước Mi, Pháp tái xâm

lược Việt Nam lần hai từ năm 1945 đến năm 1954.

Ba nước đã cùng nhau phối hợp dau tranh, thành lập liên minh cùng chiến dau, đánh dau cho sự thất bại hoản toàn của thực dân Pháp trên chiến trường Đông Dương là Hiệp định Geneva (21/7/1954), buộc Pháp phải rút toàn bộ quân về nước. Nhưng dé quốc Mĩ đã công bố không liên quan đến Hiệp định Geneva, vì vậy đã tiền hành xâm lược Việt Nam và Lao (1954 — 1970).

Tuy rằng, trong bối cảnh từ 1954 đến 1970, Mĩ không tan công Campuchia nhưng vẫn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, mặc dù sau Hiệp định Geneva, Vương quốc Campuchia công bố di theo đường lỗi hòa bình, trung lập.

Trong thập niên 60, bối cảnh ở các nước xã hội chủ nghĩa đang gặp khủng hoảng với mâu thuẫn Xô — Trung, vì vậy con đường viện trợ cho chiến trường miễn Nam Việt Nam bị gặp khó

khăn, nhờ những đường lối ngoại giao đúng đắn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Campuchia cho mượn cảng Sihanoukville đề vận chuyên viện trợ từ các nước xã hội chu nghĩa cho cách mạng miền Nam Việt Nam và Lào trong cuộc kháng chiến chong Mĩ.

Nhưng đến năm 1970, với sự giúp đỡ của Mi, Lon Nol đã thực hiện đảo chính lật 46 chính phủ Sihanouk, biến Vương quốc Campuchia thành chiến trường. Trong hoàn cảnh chính phủ

50

trung lap Sihanouk bị lật đô, liên minh Việt - Campuchia được hình thành với mục đích kháng

chiến chống Mĩ, giành lại độc lập và tự đo.

3.2. Quan hệ đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chú Cộng hòa với nước Campuchia

giai đoạn 1954 — 1964

Sau khi Hiệp định Geneva 1954, tình hình ở Việt Nam bị chia cắt thành hai miền còn ở Campuchia đưới sự lãnh đạo của Quốc trưởng Sihanouk đã thực hiện đường lỗi đối ngoại trung

lap. “Nam 1957, Campuchia đã ban hành luật Trung Lập, trong đó quy định Campuchia la một

nước trung lập; Campuchia không tham gia bat cứ một liên minh quân sự hay một liên minh chủ nghĩa nao với nước ngoài” (Nguyễn Thành Văn, 2019, tr. 7). Dang va Nha nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ đường lỗi hòa bình, trung lập của Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã góp phần tạo mỗi quan hệ mới, tốt đẹp cho nhân dân hai nước. Đây là mối quan hệ mang tính hữu nghị, hiệu biết và ủng hộ lẫn nhau của nhân đân mỗi nước.

Một là, về chính trị, ngoại giao

Sau sự thất bại của Pháp dưới sự hỗ trợ của để quốc Mĩ, nhưng tham vọng khi muốn thực

hiện Chiến lược toàn cau cha Mi van còn, Mi thực hiện các kế hoạch dé can thiệp và nội bộ của ba nước Việt Nam — Lào — Campuchia dựng lên chế độ thực dan kiêu mới.

Lợi dụng những khó khăn vẻ kinh tế, tải chính của Campuchia, lợi dụng chính sách hai mặt cân bằng các thé lực của Sihanouk. Vào tháng 5/1955, Chính phủ Campuchia đã ky với Mi hiệp ước viện trợ quân sự, dén tháng 9/1955, Campuchia lại kí tiếp Hiệp ước viện tro kinh tế, kèm theo những điều kiện bắt buộc”.

Những điều kiện bắt buộc từ phía Mĩ đã làm nội bộ xã hội Campuchia lâm vào tình thé rối ren, lực lượng thân Mi đã được hình thành và gây sức ép đối với đường lỗi hòa bình trung lập

của Campuchia.

Trên đất nước Campuchia, những nhân dan yêu chuộng hòa bình, trung lập Campuchia kiên tri cuộc đấu tranh đề giữ vững nên độc lập và trung lập của đất nước. Chính phủ Sihanouk đã

tìm cách đặt quan hệ ngoại giao và nhận viện trợ của các nước thuộc Xã hội chủ nghĩa như Liên

Xô. Tiệp Khắc. Ba Lan... Tháng 8/1965, Campuchia chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Vương quốc Lào.

# “My cung cấp vũ khí. quan trang. quân dụng cho 4 vạn quân trong quân đội Campuchia. Campuchia phải để cho Mỹ cử một “phải đoàn cổ vẫn viện trợ quản sự (gọi tắt là MAAG) sang hoạt động ở Campuchia" (Lê Dinh

Chính. 2020, tr. 208)

Sl

Mi cho chính quyền Sài Gòn đánh chiếm tinh “Stungcheng thuộc biên giới phía Đông của Campuchia” (Trần Minh Trưởng, 2005, tr. 23). Còn ở phía Tây, theo lệnh Mĩ, Chính phủ Thái Lan cũng cho quân đánh chiếm khu vực đèn Preah Vihear, gây căng thang về quân sự ở nhiều

khu vực biên giới Thái Lan — Campuchia.

Lúc này, Campuchia tỏ rõ thái độ: Thang 2 — 1956, Quốc vương Sihanouk tuyên bố không

tham gia khối SEATO mà thi hành đường lỗi hòa bình trung lập được Quốc hội Campuchia thông

qua đạo luật về hòa bình trung lập vảo tháng 9/1957. Tình thế đã bắt buộc Campuchia một mặt thắt chặt ngoại giao với Pháp, mặt khác phải mở rộng quan hệ đối ngoại với Liên Xô, Đông Âu

va Trung Quốc. Day là nhân tố thuận lợi cho Việt Nam và Đông Dương trong quá trình xúc tiền

thành lập Mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương chống dé quốc Mĩ.

Tháng 7/1956, Chính phủ Vương quốc Campuchia chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối năm 1957, đoản đại biéu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thăm Campuchia. Đầu năm 1958, biệp định thương mại giữa hai nước đã được kí kết.

Do chính sách gây han thô bạo của chính quyền Sai Gòn đối với Campuchia, tháng 3/1964,

chính quyền vương quốc tuyên bo cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyên Sai Gòn và ngày

24/6/1967, Vương quốc Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai bên nhất trí lập Cơ quan đại diện thương mại và kí các Hiệp định kinh tế, văn hóa; trao đổi các đoàn qua lại, mở đường bay Phnôm Pênh - Hà Nội. Tháng 9/1969, Quốc trưởng Sihanouk sang Hà Nội viéng Chủ tịch Hồ Chi Minh. Campuchia trở thành là khu đất thanh của cách mạng Việt Nam bởi vì nơi đây là khu căn cứ hậu cần quan trọng nhất chỉ viện cho chiến

trường Nam Bộ.

Tuy nhiên, đến tháng 3/1970, Lon Nol đảo chính, cắt đứt quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, tháng

4/1970, Quốc trưởng Sihanouk đã thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Campuchia, Chính phủ Vương quốc Đoàn kết Dân tộc Campuchia được thảnh lập. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phú Cách mạng lâm thời Cộng hòa miễn Nam Việt Nam nhanh chóng công nhận Mặt trận

và Chính phủ nói trên.

Hai là, vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam kiệt Nam và Lào

Trong thập niên 60, do những mâu thuẫn trong xã hội chủ nghĩa Liên Xô - Trung Quốc, việc vận chuyên hàng viện trợ cúa các nước xã hội chủ nghĩa cho miền Bắc Việt Nam khi qua Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, bối cảnh thé giới đặt ra cho Việt Nam phải tìm ra con đường khác dé nhận và vận chuyên hàng viện trợ, nhất là con đường vận chuyển cho chiến trường miền Nam

52

Việt Nam. Con đường được lựa chọn là đường biển qua Campuchia, cảng được chon là cảng

Sihanoukville.

Bang biện pháp ngoại giao, Việt Nam đã được chính quyên Sihanouk giúp đỡ cho nhập hang về cảng sau đó tập kết ở biên giới và chuyên vào miễn Nam. Tháng 7/1966, Trung ương Cục quyết định thành lập “Doan Hậu cần 17 chuyên trách việc tiếp nhận va vận chuyên hàng từ cảng

về vùng giải phóng” (Ha Văn Tan, 2018, tr. 410).

Tổng trọng lượng hàng hóa do Doan hậu cần 17 khai thác và vận chuyền tại nội địa Campuchia từ nam 1966 đến năm 1969 là: 88.282 tan, trong đó gom có: 57.376 tan lương thực, 7.908 tan thực phẩm, muối ăn, 612 tan quân trang, bách hóa, 744 tắn quân y, 17.882 tan vũ khí, đạn, 166 tan vật liệu quân giới, 2.490 tan xăng dau, 339 tắn phương tiện vận tải, 665 tan hàng chính trị, tác chiến.

công bình, 203 xe ato.

(Bộ Quốc phòng — Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, 2013, tr. 518)

Khi Mĩ tiến hành Chiến tranh đặc biệt, tấn công mạnh vào chiến trường miễn Nam Việt Nam tuyến đường chỉ viện này được tăng cường cả về quân số và phương tiện vận chuyển, trải rộng trên địa bàn ba nước Việt — Lào — Campuchia “tạo nên một hệ thống mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hệ thông chỉ viện chiến lược của mặt trận đoàn kết chiến đấu chống Mỹ của ba nước

Đông Dương” (Lê Dinh Chỉnh, 2020, tr. 221)

Năm 1955, dựa vào sự ủng hộ của Mĩ, chính quyên Sai Gòn tiền hành liên tục các chiến dịch tô cộng, diệt cộng hay được gọi là luật 10/59 trong thời gian 5 năm (1955 — 1960), chiến dịch đã gần như phá hủy hau hết các cơ sở cách mang, tan sát đã man hàng chục ngàn cán bộ nhân dan miền Nam.

Trước tỉnh hình bị khủng bố cực kỳ tàn bạo, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa II (1/1959), đã xác định: "nhân dan miễn Nam chỉ có con đường cứu nước va tự cứu minh, là con

đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác” (Văn kiện Dang

toàn tap, 2007, tr.785). Nghị quyết 15 của Hội nghị Trung ương Đảng soi sáng. phong trào dau tranh chống Mĩ — Diệm, đòi độc lập dân tộc, tự do dan chủ, cải thiện dan sinh, đòi hòa bình thông nhất nước nhà ngày càng lan rộng.

Theo nghị quyết 15 của Đảng, nhân dân đấu tranh ở miền Nam, tiêu biéu là phong trào Đồng Khởi năm 1960, phong trào tan công trực tiếp vào hệ thông chính quyền của địch. Cục điện cách

mạng miễn Nam, chuyên biến từ thé giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Trên đất nước Campuchia, nhân din Campuchia kiên quyết bảo vệ quyền dan tộc thiêng liêng của minh, tuy bị thất bại trong việc phá hoại nên hòa bình trung lập của Campuchia, nhưng Mi

53

không dừng lại những âm mưu. Mĩ tiếp sức các tô chức phản động như Đáp Chuôn, Xam Xary,

Son Ngọc Thanh thực hiện những kế hoạch phá hoại, gây rối loạn, tiễn tới lật đỏ chính quyền

Sihanouk, đưa Campuchia lệ thuộc vào Mĩ, đồng thời giật đây cho phản động ở Thái Lan và Sài

Gon gây hàng trăm vụ khiêu khích doc biên giới Việt Nam — Campuchia, Thai Lan — Campuchia

giết hại nhiều thường dan, phá hoại kinh tế va đời sống của nhân dân Campuchia.

Ngoài sự ủng hộ về chính tri, Campuchia còn tạo điều kiện thuận lợi dé Việt Nam thực hiện

nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miễn Nam Việt Nam. Ngày 19/5/1959, Doan công tác quân sự đặc biệt (tiền thân của Đoàn 559) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng tuyến chỉ viện chiến lược trên bộ và trên biên cho miễn Nam, đến tháng 7/1959, Tiểu doan 603 trực thuộc Doan 559

được thành lập.

Từ giữa 1961 đến 1962, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các tinh Bên Tre, Cả Mau, Trà Vinh và Ba Rịa. Mặt trận cử thuyền ra miền Bắc báo cáo tình hình, đồng thời xin tiếp tế vũ khí, miền Bắc cho các tàu tiếp tế giả dạng tàu đánh cá từ Bắc vào Nam. Những chuyến thuyền vận chuyên thành công là một trong những cơ sở quan trọng trong việc thúc tiền việc thành lập đoàn vận tải đường thủy dé tiếp tế cho chiến trường ở miền Nam Việt Nam, ngày 23/10/1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra quyết định thành lập Doan 759 vận tải đường thủy.

Quyết định thành lập Doan 759 thé hiện tầm nhìn chiến lược va sáng tạo của Bộ Chính trị ma trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Tông tư lệnh, đánh dau mốc lịch sử quan trọng, mở

ra bước phát trién mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biên chỉ viện cho chiến trường

miền Nam.

Đồng thời, khoảng từ năm 1961 trở đi, Doan 559 đã chuyên các tuyến giao thông của minh sang sườn Tây của dãy Trường Sơn, từ “vùng cán xoong” đến ngã ba Atôpơ, sau đó xuống phía đông Campuchia rồi vào Việt Nam’.

Tông Bi thư Lê Duan đã từng ghi trong sô vàng của bộ đội Trường Sơn rằng: *Đường Trường Sơn là một chiến công chói loi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dan tộc ta.

Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng đũng cảm, của khí phách anh

? Từ năm 1961 đến năm 1967, “hệ thống phát triển vùng Nghệ An đến sát biên giới Campuchia. Nam 1967, một nhánh khác nói từ cảng Xihanúcvin tiến lên phía bắc Campuchia" (Lê Dinh Hùng, 2016, tr. 63). Day là nhánh đường Hỗ Chi Minh trên đất Campuchia và tuyên này nỗi với tuyến phía bắc tạo nên hệ thống đường Hé Chí

Minh khá hoàn chỉnh ở Đông Dương.

s4

hùng. Đó là con đường nói liên Nam- Bắc, là con đường đoàn kết các dân tộc của 3 nước Đông Dương” (Dang Phong, 2008, tr.124). Con đường ấy khoảng!?:

Dưới sự bảo hộ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành tan công Campuchia. Tháng

3/1964, chính quyền vương quốc Campuchia tuyên bê cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyền Sài Gòn.

3.3. Quan hệ đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dan chủ Cộng hòa với nước Campuchia

giai đoạn 1965 — 1975

Trước cục điện mới, liên minh chiến dau ba nước Đông Dương bước sang giai đoạn phát triển mới khi để quốc Mi trực tiếp xâm lược trên phạm vi ba nước, vì vậy Hội nghị nhân dân ba

nước Việt Nam — Lào - Campuchia (Miên) diễn ra tại Phnom Penh vào tháng 3/1965.

Hội nghị khẳng định: “sự cần thiết phải xây đựng một liên minh chiến dau trên thực tế ở Đông Dương dé chống lại âm mưu chia rẽ của dé quốc Mỹ” (Trần Minh Trưởng, 2005, tr. 109).

Hội nghị đã phản ánh sự quyết tâm bảo vệ nên độc lập của Đông Dương và ung hộ các cuộc dau tranh chính nghĩa trên thé giới, góp phan làm that bại luận điệu “chién dịch hòa bình” của dé

quốc Mỹ. Hội nghị đã chứng minh cho tỉnh thần đoàn kết giữa nhân dân ba nước chồng lại kẻ

thù chung là dé quốc Mi xâm lược va lực lượng tay sai phản động.

Một là, về chính trị, ngoại giao

Tháng 5/1967, Quốc trưởng Sihanouk gửi công hàm chính thức đề nghị các nước xác định rõ lập trường đối với đường biên giới của Campuchia. Trong Công hàm ngày 8/6. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khăng định: “Xuất phát từ chính sách trước sau như một của mình

đối với Vương quốc Campuchia Ia tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập vả toàn vẹn lãnh thé của nước này, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa long trọng tuyên bố: “Chinh Phủ Việt Nam thừa nhận và cam kết tôn trọng sự toản vẹn lãnh thô của Campuchia trong các đường

biên giới hiện tại”. (Nguyễn Thành Văn, 2012)

Ngày 24/6/1967, Vương quốc Campuchia công bố kế hoạch lập quan hệ ngoại giao với Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa, và đặt cơ quan đại diện của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại

Phnom Penh. Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã gửi điện chúc mừng tới Quốc trưởng Sihanouk, Người khăng định:

Do là một sự kiện lịch sử quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam va Campuchia, một nhan 16 tích cực trong việc giữ gin hỏa bình ở Đông Dương va Đông - Nam A.

' Tuyén đường vận chuyên từ Campuchia sang Việt Nam gồm đường bộ và đường biển: Phụ lục 2

55

Tôi tin chắc rằng tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình ngày càng có điều kiện tăng cường hơn nữa, vì lợi ích tôi cao của nhân dan hai nước chúng ta trong cuộc chiến đấu hiện nay chống Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng hòa bình

sau nảy.

(Hồ Chí Minh, tập 15, 2011, tr. 354 - 355) Từ năm 1966 đến năm 1969, muốn ngăn chặn Campuchia đi theo con đường hòa bình, độc lập của Campuchia, đồng thời nhận thấy sự ủng hộ. giúp đỡ lẫn nhau giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng chặt chẽ, đặc biệt, qua việc Mĩ nhận thấy con đường vận chuyền hàng hóa từ hậu phương miền Bắc - Việt Nam qua cảng Sihanoukville vào miền Nam — Việt Nam, dé quốc

Mi và chính quyền Sai Gòn đã tìm mọi cách chia rẽ và chống phá, muốn cắt đứt con đường huyết

mạch này.

Ngày 18/3/1969, Mĩ cho thực hiện cuộc tiễn công tha bom B.52 đọc biên giới Campuchia -

Việt Nam, khởi đầu cho việc leo thang mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Từ đó, Campuchia

bước vào thời kì day đau thương và biến động.

Trong hon 1 năm, từ tháng 3/1969 đến tháng 4/1970, lực lượng không quân Mĩ - B.52 đã

thực hiện trên “3.630 phi vụ ném bom xuống Campuchia, chiêm 60% tổng số phi vụ B.52 trên chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian đó" (Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sư

Việt Nam, 2015, tr. 248).

Cùng lúc tiền hành cuộc ném bom B.52 ở Campuchia, phía Mi thực hiện thủ đoạn chính trị, ngoại giao nhằm xóa chính sách trung lập của Vương quốc Campuchia, lôi kéo đất nước Campuchia về phía Mi, chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Nhân lúc Quốc vương Sihanouk đang viéng thăm Pháp (đầu tháng 3/1970), Mĩ ra lệnh cho chính quyền tay sai thực hiện việc đóng cửa cảng Sthanouk, ngăn chặn tuyến đường viện trợ cho chiến trường miền Nam Việt Nam.

Ngày 12/3/1970, Lon Nol (Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia) cho đóng cửa cảng Sihanoukville đối với tàu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa va ra lệnh *Việt Nam rút quân khỏi lãnh thé Campuchia” (Nguyễn Dinh Bin, 2015, tr. 236).

Những tháng đầu năm 1970, tình hình Đông Dương có những chuyên biến mới. Ở Lao, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp cùng mở chiến dich phản công giải phóng hoàn toàn vùng Cánh Đồng Chum — Xiêng Khoáng, đập tan cô gắng về quân sự của Mĩ, buộc Mi phải kí Hiệp định Geneva 1962 xác lập lại hòa bình ở Lào. Chịu thất bại ở Lào, Mĩ chuyển sang Campuchia.

Ngày 18/3/1970, Trung tướng Lon Nol cùng với Hoang thân Sisowath Sirik Matak tiền hành

$6

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động ngoại giao của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các nước Lào và Campuchia trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)