Hình 1.3: Cơ cấu và chức năng Phòng Hành chính Nhân sự
(Nguồn:Tài liệu nội bộ) - Giám đốc Khối TTTT & HCNS : Nghiệp vụ của khối ngành này sẽ tập trung vào quản lý toàn bộ khối Thông tin Truyền thông và Hành chính Nhân sự nhầm đảm bảo hoạt động của các phòng ban liên quan diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
11
- Phó Trưởng phòng HCNS :Nhiệm vụ chủ yếu sẽ là hỗ trợ Giám đốc Khối trong việc quản lý các bộ phận thuộc phòng HCNS. Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận nhân sự và hành chính pháp lý.
Trưởng bộ phận: Có nhiệm vụ quản lý và điều phối các hoạt động nhân sự, đảm bảo việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự được thực hiện hiệu quả.
- Chuyên viên C&B :Quản lý các chế độ phúc lợi và lương thưởng cho nhân viên, đảm bảo các chính sách đãi ngộ được thực hiện đúng quy định và công bằng.
- Chuyên viên Tuyển dụng :Thực hiện các công tác tuyển dụng, từ việc lên kế hoạch tuyển dụng, tìm kiếm và phỏng vấn ứng viên đến khi tuyển chọn được nhân sự phù hợp.
- Trưởng bộ phận: Quản lý và điều phối các hoạt động hành chính và pháp lý, đảm bảo mọi hoạt động của công ty tuân thủ đúng các quy định pháp luật và đóng vai trò quan trọng với việc kiêm nhiệm cả quản lý bộ phận Nhân sự và bộ phận Hành chính Pháp lý, hỗ trợ cho Giám đốc Khối trong việc điều hành hoạt động của phòng HCNS.
- Chuyên viên Pháp chế :Thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý, đảm bảo công ty tuân thủ các quy định pháp luật, tư vấn và xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh.
- Chuyên viên Hành chính: Quản lý các công việc hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của công ty và đảm nhận hai vai trò là Chuyên viên Tuyển dụng và Chuyên viên Hành chính, thể hiện sự linh hoạt và đa năng trong công việc.
1.4. Phân tích SWOT:
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
-Kinh nghiệm lâu năm: Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
-Mạng lưới rộng khắp: Có mạng lưới
- Thiếu kinh nghiệm xuất khẩu sang các thị trường mới: Do chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sang các thị trường truyền thống ở châu Á như Trung Quốc, 12
khách hàng và nhà cung cấp rộng khắp trên thế giới
-Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao.
-Uy tín cao: Có uy tín cao trên thị trường và được khách hàng tin tưởng.
-Có nguồn vốn mạnh: Có nguồn vốn mạnh, giúp họ có thể đầu tư cho các hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường.
Nhật Bản và Hàn Quốc nên quý công ty còn thiếu kinh nghiệm xuất khẩu sang các thị trường mới như châu Âu và Bắc Mỹ.
- Phụ thuộc vào một số thị trường chính: Bị phụ thuộc vào một số thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này có thể khiến họ gặp rủi ro nếu có biến động xảy ra ở những thị trường này.
- Thiếu đổi mới: Chưa có nhiều đổi mới trong hoạt động kinh doanh và điều này có thể khiến công ty mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng: Nhu cầu xuất nhập khẩu trên thế giới ngày càng tăng.
- Các hiệp định thương mại tự do: Các hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa Việt Nam và các nước khác giúp giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, tạo cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới.
- Sự phát triển của thương mại điện tử:
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ giúp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Cạnh tranh gay gắt: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Biến động tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Dịch bệnh COVID-19: Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
13
Bảng 1.2 : Thông tin về SWOT của DN