Những điểm còn tồn tại của giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu SO SÁNH 12 CHỈ số và tỷ lệ GIÁO dục năm 2011 GIỮA QUỐC GIA ĐỨNG đầu THẾ GIỚI về HDI là NA UY và ĐỨNG CUỐI là CONGO dân CHỦ CỘNG hòa SO với VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 128, từ đó rút RA NHỮNG NHẬN xét ưu NHƯỢC điểm của VIỆT NAM và (Trang 31 - 32)

Nếu dựa vào số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục của Việt Nam dường như đang đang được cải thiện thêm: số năm đi học trung bình trong báo cáo (7,2 năm: năm 2011) nhưng vẫn thấp hơn so với con số công bố trong nước trước đó (7,3 năm trong khoảng 2002-2003). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do thống kê của Việt Nam và UNDP không giống nhau, hoặc đích xác là chất lượng giáo dục đã thật sự thụt lùi: trẻ em bỏ học tăng, tỉ lệ tái mù chữ cao...

- Tỷ lệ đi học từ tiểu học lên đến đại học giảm dẫn, theo báo cáo phát triển con người UNDP năm 2011, % đi học tiểu học 104,1; % đi học trung học 66,9% và đến % đi học đại học chỉ còn 9,7%. Điều này cho thấy rằng chất lượng giáo dục vẫn còn chưa được tốt, còn nhiều trẻ em còn chưa xác định được mục tiêu của giáo dục.

- Việc chi công cho giáo dục con thấp, theo báo cáo phát triển năm 2011 chỉ có 7,2% GDP chi công cho GD. Con số này tuy thấp nhưng do điều kiện kinh tế của đất nước chưa phát triển.

- Sự bất bình đẳng giới của nước ta còn xảy ra nhiều. Cụ thể thông qua báo cáo phát triển năm 2011 thì tỷ lệ % nam đi học trung học là 28 trong khi đó % nữ đi học trung chỉ có 24,7 . Trong khi đó đối với các nước phát triển thì tỷ lệ chênh lệch này chỉ nhỏ hơn 1%, như đất nước Na Uy.

` 4. Những phương hướng phấn đấu đối với Giáo dục Việt Nam

Qua tất cả những thành tựu và những điểm còn tồn tại trên. Trong phạm vi bài tiểu luận này tác giả xin đưa những phương hướng phấn đấu cơ bản nhất và thông qua cơ sở của báo cáo phát triển con người năm 2011 của UNDP.

- Đất nước cần đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chỉ số HDI đưa đất nước ta chỉ số HDI đang ở mức trung bình phấn đấu năm 2015 lên được mức cao, cần tích cực xây dựng các hệ thống giáo dục, y tế, điện nước sinh hoạt thêm, cần đẩy mạnh thêm ở vùng sâu, vùng xa....

- Theo UNDP năm 2011, thì sự bất bình đẳng giới của nước ta vẫn còn, tỷ lệ nữ được đi học còn thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Nguyên nhân do, đất nước ta đã trải của truyền thống nho giáo lâu đời “Trọng nam, khinh nữ”, đạo khổng tử....Đặc biệt những nơi khó khăn về kinh tế thì sự công bằng người phụ nữ chưa được quan tâm thỏa đáng.

- Nâng cao % tỷ lệ học trung học và đại học. Đặc biệt cần chú trọng định hướng tốt cho học sinh, tuyên truyền vận động học sinh vùng sâu, xa, nơi kinh tế còn có khăn để vươn lên học tập bằng nhiều biện pháp tích cực hơn nữa như trong thời gian qua.

- Nâng cao % biết chữ bằng phương pháp vận động, quan tâm giúp đỡ mọi người đi học, những nơi vùng sâu, những người bị khuyết tật....

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, cải tạo môi trường và chống việc khai thác bất hợp pháp môi trường (Rừng, biển...), cần quan tâm tới nước sạch cho người dân, điện , y tế...để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống là nâng cao chỉ số tuổi thọ. Tạo việc làm cho những người thất nghiệp do đất nước đang đi vào CNH, HĐH khi mất việc làm, khi không còn ruộng

Tóm lại:

Việc giải quyết các vấn đề để nâng cao chỉ số HDI là một vấn đề nan giải đối với mỗi đất nước. Nhưng không phải là khó khăn, vấn có thể giải bài toán này khi ta xét nó trên nhiều khía cạnh. Chúng ta cần quan tâm đến từng chỉ số và so sánh nghiên cứu, đối chiếu với các đất nước. Từ đó có thể tìm ra được biện pháp giải quyết. Việc quan tâm nâng cao các chỉ số giáo dục, tuổi thọ, thu nhập... là chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sống tiến bộ bền vững và công bằng.

Một phần của tài liệu SO SÁNH 12 CHỈ số và tỷ lệ GIÁO dục năm 2011 GIỮA QUỐC GIA ĐỨNG đầu THẾ GIỚI về HDI là NA UY và ĐỨNG CUỐI là CONGO dân CHỦ CỘNG hòa SO với VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 128, từ đó rút RA NHỮNG NHẬN xét ưu NHƯỢC điểm của VIỆT NAM và (Trang 31 - 32)