Nhận xét biểu đồ về các chỉ số HDI và tỷ lệ liên quan đến giáo dục

Một phần của tài liệu SO SÁNH 12 CHỈ số và tỷ lệ GIÁO dục năm 2011 GIỮA QUỐC GIA ĐỨNG đầu THẾ GIỚI về HDI là NA UY và ĐỨNG CUỐI là CONGO dân CHỦ CỘNG hòa SO với VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 128, từ đó rút RA NHỮNG NHẬN xét ưu NHƯỢC điểm của VIỆT NAM và (Trang 25 - 29)

Theo Liên Hợp Quốc chỉ số phát triển con người (HDI) là các biện pháp nghèo, xoá mù chữ, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác. Nó là một phương tiện tiêu chuẩn đo lường được, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. Chỉ số này đã được phát triển vào năm 1990 bởi kinh tế học người Pakistan Mahbub ul Haq, và đã được sử dụng từ năm 1993 bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc trong báo cáo hàng năm.

Chỉ số HDI đo thành tựu trung bình tại một quốc gia trong ba kích thước cơ bản của phát triển con người:

Một cuộc sống dài và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ.

Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ biết chữ ở người lớn và kết hợp tiểu học, trung học và đại học.

Một tiêu chuẩn sống đàng hoàng, như được đo lường bởi Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (Sức mua tương đương đô la Mỹ).

HDI được coi là một công cụ tuyệt vời để đo lường sự phát triển của mỗi quốc gia. Chỉ số phát triển con người có thể có một giá trị giữa 0 và 1. Nếu chỉ số phát triển con người, nó gần tới 1 là mức độ phát triển con người ở mức cao. Các nước và khu vực đã được phân chia thành ba loại:

Phát triển con người thấp: <0.499

Phát triển con người trung bình: từ 0.500 đến 0.799 Phát triển con người cao:> 0.800

Như vậy, nhìn biểu đồ hình 1, ta thấy chỉ số HDI và các tỷ lệ giáo dục Na Uy luôn ở mức cao và ta nhìn vào hình 2. Chỉ số HDI từ năm 1980 cũng là nhóm nước phát triển của con người ở mức cao. Và chỉ số HDI tăng nhanh đến năm 2005 thì bắt đầu ổn định nhưng vẫn tăng lên. Điều này cho thấy tuổi thọ của Na Uy và chỉ số giáo dục của Na Uy tăng lên theo thời gian. Các biện pháp chính sách của chính phủ Na Uy có những biện pháp hiệu quả nâng cao chỉ số phát triển con người.

Congo Dân chủ cộng hòa là quốc gia có chỉ số HDI ở mức thấp, đứng thứ 187. Nhìn vào biểu đồ hình 1, thấy rằng Congo chỉ số HDI ở mức thấp và nhìn vào biểu đồ hình 4 thấy rằng chỉ số HDI từ năm 1980 đến nay thấp hơn cả HDI cảu tiểu vùng Sa mạc Saharan châu phi và HDI của thế giới. Chỉ số HDI thấp như vậy thì tuổi thọ, đói nghèo và bệnh tật, mù chữ vẫn là vấn đề đặt ra cho đất nước này.

Còn đối với Việt Nam, đứng thứ 128 về chỉ số phát triển con người. Với chỉ số HDI là 0,583, chỉ số này Việt Nam đang ở mức trung bình. Nhìn vào biểu đồ hình 1, chỉ số HDI và các tỷ lệ giáo dục của Việt Nam không đồng đều. Hình 3, từ năm 1990 đến nay Việt Nam luôn thấp hơn chỉ số phát triển con người ở các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Và vấn đề đặt ra đối với nhà nước Việt Nam cũng phải có các biện pháp nâng cao các chỉ số về giáo dục, về thu nhập, về tuổi thọ....

Từ biểu đồ hình 1, cho thấy bức tranh khái quát của 3 đất nước “Na Uy, Việt Nam, Congo DCCH”. Chỉ số HDI ở 3 mức khác nhau, các chỉ số và tỷ lệ cũng khác nhau.

+ Từ biểu đồ ta thấy tỷ lệ % biết chữ của Na uy rất cao là 99,8%, còn Congo rất thấp 66,8%, Viêt nam là nước đứng thứ 128 về chỉ số HDI với tỷ lệ % biết chữ là 92,8% gấp Congo là 1,39 lần, và kém Na Uy là 1,075 lần.

+ Với tỷ lệ này cho thấy việc chính phủ Na Uy rất quan tâm đến xóa nạn mù chữ và các biện pháp đưa ra là hiệu quả. Còn Congo chưa quan tâm đến nạn xóa mú chữ , cũng vì Congo là đất nước xảy ra nhiều chiến tranh liên miên gần đây nhất là 28/11/2011 đã có bạo loạn ở đất nước này trong ngày bầu cử Tổng thống.

- Về tỷ lệ % đi học tiểu học:

+ Dựa vào biểu đồ hình 1, Việt nam có tỷ lệ > 100% số người đi học tiểu học. Na Uy chỉ là 98,7 %, Congo DCCH là 80,3%. Với các tỷ lệ này thì Việt Nam đã có con số rất cao. Chính vì chính sách của Việt Nam xóa nạn mù chữ, trẻ em đi học từ thành phố tới nông thông, từ vùng sâu đến vùng xa, kể cả các trẻ em bị khuyết tật đến trường. Đó là mục tiêu phổ cập bậc tiểu học của Giáo dục Việt Nam. Còn đất nước Congo và Na Uy giáo dục tiểu học là bắt buộc nhưng bắt buộc ở đây chỉ là phạm vi hẹp. Chưa có quan tâm tới những vùng sâu vùng xa, hay trẻ em khuyết tật....

- Về tỷ lệ % đi học Trung học và Đại học

+ Na Uy lại dẫn đầu về tỷ lệ, với 110.4% là trung học và 73,5% là Đại học. Còn ở Việt Nam thì tỷ lệ đi học Trung học lại tụt xuống 66,9% và Đại học còn có 9,7% như vậy việc đi học ở hai tỷ lệ này Việt Nam giảm xuống rất thấp về trình độ. Và sự giảm xuống Na Uy là 36,9% (từ Trung học lên Đại học), còn Việt Nam là 57,2% (từ Trung học lên Đại học). Nhưng congo DCCH thì sự tụt giảm xuống lại không nhiều so với Na Uy và Việt Nam chỉ là 30,7%. Điều này cho thấy học sinh của đất nước Na Uy và Việt Nam khi học xong Trung học không tiếp tục học Đại học mà chuyển sang ngành khác, hoặc đã không hoàn thành được quá trình học tại Trung học...

- Về tỷ lệ nam, nữ % đi học trung học

+ Na Uy tỷ lệ nam % đi học trung học là 99,1, tỷ lệ nữ % đi học trung học 99,3%. Với chỉ số này cho thấy Na Uy có sự bình đẳng giữa Nam và Nữ, tỷ lệ bình đẳng giới lại nghiêng về nữ nhiều. Điều này thấy sự khác biệt so với các nước ở nước nghèo và các nước đang phát triển.

+ Việt Nam tỷ lệ nam % đi học trung học là 28%, tỷ lệ nữ % đi học trung học 24,7%, chênh lệch giữa nam và nữ là 3,3%. Với tỷ lệ chênh lệch như vậy thì việc bất bình đẳng giới của Việt Nam vẫn phải là một vấn đề cần đề cập tới trong những năm tiếp theo.

+ Congo DCCH tỷ lệ nam % đi học trung học là 36.2%, tỷ lệ nữ % đi học trung học 10,7%, chênh lệch giữa nam và nữ là 25,5%. Với tỷ lệ chênh lệch như vậy thì việc bất bình đẳng giới của Congo là vẫn còn. Congo DCCH một đất nước còn chịu nhiều xung đột, chịu nhiều đảng phái, dân trí còn nghèo thì việc bất bình đẳng về giới là việc hoàn toàn có thật.

- Về tỷ lệ % GDP chi công cho GD:

+ Congo % GDP chi công cho GD lại có tỷ lệ cao so với Việt Nam và Na Uy là 10,2%. Trong khi đó Na Uy là 9,7%, Việt Nam 7,2 %, nhưng tổng thu nhập của Na Uy là 4,9c triệu USD, Việt Nam 88,8 triệu USD, Congo DCCH 0,

286 triệu USD. Như vậy % GDP chi công cho GD của các nước sẽ khác nhau rất nhiều, ví như Việt Nam 7,2% GDP chi công cho GD thấp hơn Congo DCCH 10,2% nhưng về tổng GDP của Việt Nam lại cao hơn rất nhiều so với tổng GDP của Congo DCCH. Điều này cho thấy rằng đất nước Congo DCCH chi công cho giáo dục cao nhưng vấn đề kinh tế chưa giải quyết được nên dẫn đến các chỉ số đói nghèo và chỉ số giáo dục này sẽ thấp xuống so với tất cả các nước. Người dân ở Congo DCCH đã chịu nhiều cuộc chiến tranh và xung đột nên đất nước chưa được ổn định. Đời sống nhân dân đất nước này vô cùng khó khăn. Vấn đề đặt ra trong tương lai chính phủ Congo DCCH phải có nhiều biện pháp tích cực để cải thiện các chỉ số này.

Trong bài tiểu luận, tác giả xin đi sâu phân tích thêm các chỉ số về Việt Nam. Từ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp tính HDI mới, trong đó giá trị của HDI được tính là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ (LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II). Phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI). Trong đó thay vì tính mức nghèo đói theo một định lượng duy nhất là thu nhập trung bình tính theo đầu người, chỉ số này còn phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục và chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, diện tích nhà ở, tài sản sở hữu, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em... Như vậy, chỉ số nghèo đói đa chiều phản ánh toàn diện hơn mức sống của người dân. Theo chỉ số này, tỉ lệ nghèo đói đa chiều ở Việt Nam đã giảm mức 8,4%, thay vì mức 23,3% là tỉ lệ nghèo đói quốc gia.

Nhìn vào giá trị của các chỉ số này thấy rằng chỉ số thu nhập đạt giá trị rất thấp (2,593). Điều này chứng tỏ Việt Nam đang nhóm nước đang phát triển. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục cũng có giá trị ở mức trung bình. Nguyên nhân chính làm chỉ số này có giá trị trung bình, theo tính toán ở trên, là số năm đến trường trung bình của người dân (từ 25 tuổi trở lên) chỉ đạt mức 7,2 năm, tức là vừa qua bậc tiểu học được hai năm. Từ năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm học 2002-2003, tỉ lệ biết chữ ở người trong độ tuổi 15-24 đạt mức 95% với số năm học trung bình là 7,3 năm.

Nhìn vào xu hướng thay đổi của các chỉ số phát triển thấy rằng trong thập niên 1990 –đến nay, HDI của Việt Nam đã tăng chậm hơn so với mức trung bình của thập niên trước đó, đạt mức 1,06%/năm so với mức 1,5% của cả giai đoạn 1990-2011. Trong khoảng thời gian 2006-2011, Việt Nam chỉ tăng được một bậc trong bảng xếp hạng của HDI. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại. Ngoài ra, Báo cáo năm nay tập trung vào những thách thức của tiến bộ bền vững

và công bằng. Một năm qua cho thấy suy thoái môi trường, sự tăng cường bất bình đẳng xảy ra nhiều đối với các tác động xấu đến những người đã có hoàn cảnh khó khăn và bất bình đẳng trong phát triển con người, suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, được phản ánh rõ trong tiêu đề: “Bình đẳng và bền vững: Một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”. Tuy nhiên, cả hai tiêu chí bình đẳng và bền vững này lại là những tồn tại lớn của Việt Nam. Chính sách phát triển kinh tế theo bề rộng: phát triển do tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu thô, không chú trọng bảo vệ môi trường, chất lượng giáo dục thấp đã không giúp Việt Nam phát triển bền vững.

Con số 9,2% người dân sống trên các vùng đất thoái hóa (năm 2011), cao hơn nhiều nước châu Phi có chỉ số HDI thấp hơn cũng gợi lên nhiều lo ngại. Ngoài ra, các số liệu trong báo cáo cho thấy Việt Nam có sự bất bình đẳng lớn giữa các vùng miền. Nếu xét đến sự bất bình đẳng, thì có sự bất bình đẳng lớn hơn mức trung bình đối với chỉ số giáo dục.

Chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nhận xét ưu nhược điêm của ta và phương hướng phấn đấu của Việt Nam

Một phần của tài liệu SO SÁNH 12 CHỈ số và tỷ lệ GIÁO dục năm 2011 GIỮA QUỐC GIA ĐỨNG đầu THẾ GIỚI về HDI là NA UY và ĐỨNG CUỐI là CONGO dân CHỦ CỘNG hòa SO với VIỆT NAM ĐỨNG THỨ 128, từ đó rút RA NHỮNG NHẬN xét ưu NHƯỢC điểm của VIỆT NAM và (Trang 25 - 29)