Chính sách của của EU liên quan đến mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu Bài tập lớn hoạt Động xuất khẩu mặt hàng cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TỚI THỊ TRƯỜNG EU

2.3. Chính sách của của EU liên quan đến mặt hàng cà phê

Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu cà phê vào EU vào loại khắt khe nhất thế giới, EU rất quan tâm đến vấn đề môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm đối với các hàng hoá nhập khẩu không đảm bảo an toàn. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm các nước EU dao động trong khoảng: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg).

Anh là nơi cà phê hoà tan được tiêu dùng lớn nhất, theo báo cáo của Data Monitor, nhóm nghiên cứu thị trường, cà phê đã và đang thay thế chè, trung bình mỗi năm mỗi người dân Anh sử dụng 15 bảng cho cà phê. Cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng của cà phê là 11%/ năm kể từ năm 1997, và hiện nay cà phê chiếm phần lớn nhất trong các loại đồ uống ở Anh. Hàng năm kể từ năm 1998 đến nay Anh quốc nhập khẩu chừng hơn 3 triệu bao. Anh quốc – LIFFE công bố lượng hàng tồn kho được xác nhận là 37.893 lô, tức 189.465 tấn. Tháng 07/2004, lượng hàng tồn kho được xác nhận chỉ 33.901 lô và lên đỉnh cao tại thời điểm tháng 10/2004 với 42.464 lô (5 tấn/lô).

Pháp, Áo, Hy Lạp, nhiều người chuyển sang dùng cà phê chè. Nhiều người chuyển sang uống cà phê chè vì lượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung và Đông Âu giảm đi.

Tại Đức nhiều người lại chuyển sang dùng cà phê vối thay vì dùng cà phê chè có vị dịu. Mức tiêu thụ cà phê chè gần đây đã giảm ở một số nước Châu Âu chủ yếu do giá bán lẻ cà phê tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ, Luxembuorg, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan. Mức tiêu thụ của Tây Âu giảm hơn 2 triệu bao mỗi năm kể từ năm 2002

Cộng hòa Liên bang Đức - Hiệp hội Cà phê Đức (DKV) nói rằng nhập khẩu cà phê vào Cộng hòa Liên bang Đức trong tháng 05/2005 là 1,401 triệu bao so với 1,505 triệu bao cùng ky tháng 05/2004. Tổng lượng nhập khẩu từ tháng 01-05/2005 là 6,268 triệu bao so vối cùng kỳ năm 2004 là 6.591 triệu bao.

Tổng lượng nhập của Đức năm 2004 là 15.960.567 bao, 9,9% cao hơn 2003 (14.517.288 bao).

Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê

 Quy định về đóng gói: Theo truyền thống hạt cà phê được vận chuyển trong các túi dệt làm từ sợi tự nhiên hoặc đay. Túi đay phải dai và chắc

Các vật liệu khác, chẳng hạn như grainpro hoặc vật liệu cải tiến khác như tấm lót videplast, thường được sử dụng để đóng gói cà phê đặc sản bên trong túi đay

Hầu hết các hạt cà phê chất lượng tiêu chuẩn được nhập khẩu vào được đóng trong các bao đay 60-70kg/bao, sau đó vào trong container lót 20 tấn, với khối lượng tịnh là 17-19 tấn cà phê

Việc sử dụng nguyên liệu đóng gói cà phê cần tuân thủ Quy định (EC) ngày 27 tháng 10 năm 2004 đưa ra các yêu cầu cơ bản cho tất cả các loại nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm. Quy định này cũng đưa ra các yêu cầu ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc và thủ tục cho phép các chất được sử dụng thông qua Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA)

Bao bì và phế thải bao bì: EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì. Chỉ thị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Chỉ thị này được nội luật hoá thành luật quốc gia của các nước thành viên EU.

Bao bì phải được sản xuất theo mã số lượng và chất lượng sản xuất được giới hạn đến một lượng tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng

Bao bì sẽ được sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, gồm có cả tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động tác động với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi

Bao bì sẽ được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã

Quy định của hải quan

Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán

thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng.

Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.

Quy định về bảo vệ môi trường

Tại EU, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý về vấn đề bảo vệ môi trường được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sản xuất. Các thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sản phẩm. Để có thể đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường EU, các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường. Chỉ thị về bao bì và rác thải bao bì đưa ra những tiêu chuẩn tái chế rác thải nói chung. Nhà sản xuất và xuất khẩu cần giảm thiểu bao bì sản phẩm xuất khẩu sang EU.

Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

Quy định của HACCP rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm ở các nước EU được coi là người có trách nhiệm về mặt pháp lý. Bởi vậy ngành công nghiệp thực phẩm ở Châu Âu bất đắc dĩ phải kết hợp làm ăn với các công ty chế biến thực phẩm không có hệ thống HACCP ở các nước đang phát triển. Các công ty Châu Âu nhập khẩu các thực phẩm đã được chế biến hay các thành phẩm thức ăn sẽ yêu cầu các nhà cung cấp phải thực hiện HACCP.

HACCP.”

Quản lý chất lượng

Cũng giống như tiêu chuẩn quản lý môi trường và tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý. Tiêu chuẩn này khác với các tiêu chuẩn, nhãn mác liên quan tới sản phẩm hay quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng là không bắt buộc đối với sản phẩm thâm nhập thị trường EU. Đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng là quá trình tự nguyện. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ giúp cải thiện cách nhìn nhận về

doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quản lý được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quan trọng nhất thuộc nhóm tiêu chuẩn ISO 9000.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn hoạt Động xuất khẩu mặt hàng cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)