Thực trạng nhận thức của cán bộ Lãnh đạo và giáo viên về vai trò

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hà giang (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc luận văn:

2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ Lãnh đạo và giáo viên về vai trò

quản lý của tổ chuyên môn

Sử dụng mẫu phiếu số 1 và số 2 phần câu hỏi số 1 khảo sát trên cán bộ quản lý và GV, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4

Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về chức năng, nhiệm vụ của TCM

TT Nội dung nhận thức

Cán bộ

QL GV Tổng hợp

SL % SL % SL %

1 Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy

học theo định hướng chỉ đạo của HT 9 100 31 100 40 100

2

Lập kế hoạch hoạt động của tổ, bố trí nhân sự thực hiện kế hoạch chuyên môn

9 100 31 100 40 100

3 Bồi dưỡng chuyên đề cho GV 7 77,8 27 87,1 34 85 4 Triển khai và chỉ đạo GV đổi mới

phương pháp dạy học 8 88,9 29 93,5 37 92,5

5

Tổ chức thực hiện nề nếp chuyên môn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nề nếp chuyên môn.

9 100 30 96,8 39 97,5

6 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

của TCM 9 100 31 100 40 100

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên, chúng tôi thấy phần lớn cán bộ quản lý (CBQL) đều nhận thức đúng về vai trò của TCM trong quản lý và chỉ đạo hoạt động của TCM.

Qua sử dụng câu hỏi số 2 ở phần phụ lục, chúng tôi thu được kết quả: 100% cán bộ quản lý và GV đều trả lời hoạt động của TCM được thực hiện dưới sự quản lý của BGH, của TTCM.

Như vậy phần lớn CBQL và GV đều có những nhận thức đúng về vai trò hoạt động của TCM. Tuy nhiên bên cạnh còn một số GV chưa nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và vai trò của TCM sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn tới ý thức chấp hành chuyên môn của GV khi triển khai hoạt động dưới góc độ TCM chưa được tốt.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hà giang (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)