Khái niệm quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn:

1.2.3.1. Khái niệm quản lý giáo dục

QLGD là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong thực tiễn nảy sinh từ các nguyên tắc quản lý. Vào khoảng giữa năm 1990, QLGD từ chỗ là một lĩnh vực nghiên cứu mới, phụ thuộc vào các ý tưởng nảy sinh trong một bối cảnh khác đã trở thành một lĩnh vực có lý luận riêng và có các dữ liệu thực nghiệm với độ tin cậy được kiểm tra trong giáo dục.

Về thuật ngữ QLGD cũng có nhiều quan điểm khác nhau của các học giả trong và ngoài nước.

Tiền kế hoạch

Kế hoạch hoá

Thông tin

Chỉ đạo thực hiện

Môi trường quản lý

Tổ chức Kiểm tra

Theo M.Mecchitizade: “QLGD là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính…), nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [19, tr. 17].

Theo P.V.Khuđôminxky: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (Bộ Giáo dục và Đào tạo đến nhà trường) nhằn mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ” [18, tr. 50].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [3, tr.3].

Theo tác giả Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [16, tr. 14].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối điều chỉnh, giám sát,…một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH” [15, tr.36].

Từ những quan điểm và khái niệm trên, có thể hiểu: QLGD là hệ thống những tác động có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)