9. Cấu trúc luận văn
2.1. Hệ thống bài toán nhằm rèn luyện khả năng Phân tích Tổng hợ p
a) Cơ sở lí luận
Theo giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn:
“ Phân tích là đi sâu tìm hiểu các chi tiết, bộ phận của một tổng thể, tìm ra những đặc điểm của các chi tiết, bộ phận đó. Tổng hợp là nhìn bao quát nhiều sự việc hiện tượng, lý thuyết riêng lẻ cố tìm ra mặt giống nhau giữa
những riêng lẻ đó, hy vọng tìm ra một nội dung chung bao trùm lên tất cả cái riêng lẻ đó” [26, trang 186].
Theo giáo sƣ Nguyễn Bá Kim “Phân tích và tổng hợp là hai hoạt động trí tuệ trái ngược nhau nhưng lại là hai mặt của một quá trình thống nhất. Chúng là hai hoạt động trí tuệ cơ bản của quá trình tư duy. Những hoạt động trí tuệ khác đều diễn ra trên nền tảng phân tích và tổng hợp” [15, trang 46].
Nhƣ vậy phân tích và tổng hợp là cơ sở, nền tảng của các hoạt động trí tuệ. Nếu gặp khó khăn khi tiến hành một hoạt động trí tuệ nào đó ta cần quay lại cơ sở của hoạt động là phân tích và tổng hợp. Phân tích và tổng hợp liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tƣ duy và hình thành tri thức. Giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn đã viết: “Phân tích tạo điều kiện cho tổng hợp vì nếu không đi sâu vào các sự kiện riêng lẻ thì cũng khó thấy được những mặt giống nhau giữa các sự kiện riêng lẻ đó. Tổng hợp lại tạo thêm điều kiện cho sự phân tích tiếp vì nhờ có sự tổng hợp đó mà ta có thể dùng kết quả nghiên cứu được trong sự kiện riêng lẻ này phục vụ cho việc nghiên cứu sâu vào sự kiện riêng lẻ kia” [26, trang 186].