Thực tiễn hoạt động trí tuệ của học sinh trong quá trình học chƣơng

Một phần của tài liệu rèn luyện và phát triển một số hoạt động trí tuệ cho học sinh thông qua dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 thpt (Trang 25 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.5Thực tiễn hoạt động trí tuệ của học sinh trong quá trình học chƣơng

“Phƣơng pháp tọa độ trong không gian” lớp 12 THPT

Qua việc điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra và thông qua hình thức dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề nổi bật lên nhƣ sau:

- Do thời gian của một tiết học bị hạn chế, khối lƣợng kiến thức theo quy định lại nhiều. Nên phần lớn GV vẫn dùng những PPDH truyền thống nhƣ: PPDH thuyết trình và PPDH vấn đáp vẫn chiếm ƣu thế và đƣợc vận dụng theo quy trình sau:

+ Dạy giờ lý thuyết: GV dạy theo các bƣớc: Đặt vấn đề, giảng giải để dẫn HS tới kiến thức kết hợp với PPDH vấn đáp để củng cố kiến thức, hƣớng dẫn việc học ở nhà.

+ Dạy giờ luyện tập: HS chuẩn bị bài tập ở nhà hoặc ít phút tại lớp, GV gọi HS lên bảng chữa bài, sau đó gọi HS khác nhận xét lời giải của bạn, GV đƣa ra lời giải chính xác thông qua đó củng cố kiến thức cho HS. Đối với HS khá, giỏi một số ít GV phát triển bài toán bằng cách khái quát hoá, đặc biệt hoá bài toán.

Do đó các GV giảng dạy dễ theo một trong hai khuynh hƣớng sau:

+ Khuynh hƣớng thứ nhất là chỉ chú trọng rèn luyện cho HS giải toán trên các biểu thức hình thức (các bài toán nội bộ phƣơng pháp tọa độ), ít quan tâm nắm các ý nghĩa hình học.

+ Khuynh hƣớng thứ hai là chỉ coi trọng nội dung hình học coi nhẹ các dạng toán trong nội bộ phƣơng pháp tọa độ. Điều đó ảnh hƣởng lớn đến việc rèn luyện kĩ năng giải toán bằng phƣơng pháp tọa độ. Chính vì vậy kỹ năng giải toán theo xu hƣớng phát triển trí tuệ, hay khi gặp một bài toán mới HS thƣờng lúng túng trong việc tìm ra lời giải. Cụ thể:

- Ở khuynh hƣớng thứ nhất có những nhƣợc điểm:

+ Học sinh dễ mắc những sai lầm trong giải toán, hoặc có lời giải dài dòng do không nắm đƣợc ý nghĩa hình học ẩn chứa trong bài toán.

+ Học sinh ít có điều kiện rèn luyện trí tƣởng tƣợng không gian, phát huy tƣ duy sáng tạo...

- Ở khuynh hƣớng thứ hai có nhƣợc điểm: Học sinh không có điều kiện rèn luyện các kĩ năng giải toán bằng PPTĐ, không thấy đƣợc tiện lợi của PPTĐ. - Trong quá trình giảng dạy GV vẫn còn nặng về dạy kiến thức và thực hành giải bài tập theo thuật giải nêu sẵn, chƣa quan tâm nhiều đến việc phát triển tƣ duy của học sinh nhất là tƣ duy sáng tạo.

- Để khắc phục các khuynh hƣớng nêu trên khi dạy học chủ đề PPTĐ trong không gian cần chú trọng:

+ Khắc sâu ý nghĩa hình học của các hệ thức, biểu thức tọa độ hình thức. Từ những đối tƣợng hình học cơ bản giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo bài toán áp dụng PPTĐ.

+ Chú trọng cho học sinh đƣợc luyện tập đảm bảo cân đối giải các bài toán trong nội bộ PPTĐ, đã cho trƣớc hệ tọa độ và các biểu thức tọa độ biểu thị quan hệ giữa các đối tƣợng hình học và các dạng toán hình học cần chọn hệ tọa độ.

+ Tạo các điều kiện để học sinh có điều kiện để rèn luyện các hoạt động trí tuệ cơ bản: Phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, tƣơng tự hóa,... thông qua các bài toán điển hình.

Chính vì vậy khi dạy chƣơng PPTĐ trong không gian, ta phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản cần đạt đƣợc là:

+ Về kiến thức cơ bản: HS cần nắm đƣợc những kiến thức về hệ trục tọa độ ĐềCác trực chuẩn, tọa độ của véctơ, tọa độ của điểm, biểu thức tọa độ của các

phép toán véctơ, phƣơng trình đƣờng thẳng, phƣơng trình mặt phẳng, phƣơng trình mặt cầu, các công thức tính góc, khoảng cách…

+ Về kĩ năng: Yêu cầu HS viết đƣợc phƣơng trình đƣờng thẳng, phƣơng trình mặt phẳng, phƣơng trình mặt cầu... diễn tả đƣợc các quan hệ song song, vuông góc của đƣờng thẳng và mặt phẳng bằng PPTĐ; biết cách tính khoảng cách, tính góc giữa 2 yếu tố (giữa 2 đƣờng thẳng, giữa 2 mặt phẳng và giữa đƣờng thẳng và mặt phẳng). Vận dụng tổng hợp những kiến thức về PPTĐ để giải các bài toán hình học trong không gian, đặc biệt các bài toán trên các hình quen thuộc nhƣ tứ diện, hình hộp, hình lập phƣơng...

Cần làm cho HS hiểu rõ và thấy đƣợc ý nghĩa của các khái niệm nhƣ véctơ pháp tuyến, véctơ chỉ phƣơng, ý nghĩa của tham số trong phƣơng trình đƣờng thẳng, mặt phẳng,... Mặt khác, cần tận dụng tốt tất cả các cơ hội có thể có đƣợc trong từng bài tập để rèn luyện cho HS khả năng phiên dịch từ ngôn ngữ hình học thông thƣờng sang tọa độ và ngƣợc lại. GV cũng cần hƣớng cho HS lƣu ý đến ứng dụng của PPTĐ trong việc nghiên cứu các sự kiện hình học, ứng dụng của tích vô hƣớng, tích có hƣớng của hai véctơ, biểu thức tọa độ của chúng và các điều kiện cộng tuyến của hai véctơ, điều kiện đồng phẳng của ba véctơ, biểu thị bằng những công thức tọa độ... Từ đó có thể vận dụng tốt khi sử dụng PPTĐ để giải các bài toán hình học không gian.

Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học, GV phải biết linh hoạt vận dụng cả cú pháp lẫn ngữ nghĩa trong khi dạy học các yếu tố hình học giải tích. Có thể đạt đến điều đó bằng cách giúp HS vạch ra mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản của hình học tổng hợp truyền thống với cái bản chất của các biểu thức hình thức trong hình học giải tích để hiểu và giải quyết đƣợc các vấn đề Toán mà PPTĐ đặt ra.

TÓM TẮT CHƢƠNG I

Chƣơng này trình bày tổng quan lý luận về năng lực trí tuệ và một số hoạt động trí tuệ cơ bản của dạy học nói chung cũng nhƣ dạy học môn toán nói riêng, vai trò của nó đối với việc dụng vào thực tiễn giảng dạy bộ môn.

Thực tiễn dạy học nội dung „„Tọa độ trong không gian” ở trƣờng phổ thông cho thấy vẫn còn những vấn đề cần phải giải quyết. Đó là, sự chƣa chú trọng thích đáng của một số GV đến việc khai thác các dạng toán, hệ thống các dạng toán, đƣa một số hoạt động trí tuệ nhƣ: Phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - đặc biệt hóa, tƣơng tự hóa vào giảng dạy để phát triển trí tuệ cho HS.

Những cơ sở lí luận trình bày trong chƣơng này sẽ định hƣớng cho quá trình vận dụng cụ thể ở chƣơng 2.

Chương II

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TOÁN VỀ PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN NHẰM RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG TRÍ TUỆ CHO HỌC SINH

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, chúng tôi không có tham vọng về một dạng bài toán có thể khai thác đƣợc tất cả các hoạt động trí tuệ nhằm rèn luyện và phát triển cho học sinh. Đồng thời cũng không phải những gì chúng tôi trình bày ở đây đã đầy đủ những hoạt động trí tuệ có thể khai thác đƣợc nhằm rèn luyện cho học sinh.

Chúng tôi cố gắng sƣu tầm và sắp xếp theo từng hệ thống bài toán, trong đó nổi trội về một, hai hoạt động trí tuệ nào đó có thể khai đƣợc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì vậy sự sắp xếp của chúng tôi có tính chất tƣơng đối, không thể rạch ròi, vì có sự giao thoa nhất định về những hoạt động trí tuệ ẩn chứa trong mỗi bài toán.

Tổng thể về các hoạt động trí tuệ thƣờng gặp trong môn Toán đã đƣợc chúng tôi trình bày ở chƣơng 1. Tại đây chúng tôi sẽ phân tích sâu sắc hơn từng hoạt động trí tuệ làm cơ sở để phân loại và lựa chọn những bài toán trong từng hệ thống của chúng tôi.

Một phần của tài liệu rèn luyện và phát triển một số hoạt động trí tuệ cho học sinh thông qua dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12 thpt (Trang 25 - 29)