KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 87 - 90)

KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

5.1. Kết luận

Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của sinh viên Truong Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục đích xác định và đo lường các nhân tố tác động động luc NCKH của sinh viên NLU. Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã trả lời được ba mục tiêu nghiên cứu cụ thê:

Một là, kết quả phân tích thực trạng NCKH của sinh viên trường cho thấy, hiện tại trường có nhiều cuộc thi về NCKH, tuy nhiên, trong những năm gần đây kết quả NCKH có chiều hướng giảm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể, khoa, trường chưa đây mạnh việc truyền thông, tuyên truyền cho sinh viên biết đến NCKH và chưa truyền tải được kiến thức NCKH sớm đến sinh viên.

Hai là, động lực NCKH của sinh viên NLU chịu tác động bởi 04 nhân tố theo thứ tự tác động từ cao xuống như sau: (1) Năng lực của sinh viên; (2) Nhận thức đối với thực hiện NCKH; (3) Cơ sở vật chất và sự quan tâm và khuyến khích của khoa, trường: (4) Giang viên hướng dan. Tất cả 04 nhân tô này đều tác động cùng chiều (+) đến động lực NCKH của sinh viên NLU. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là Năng lực của sinh viên có hệ số Beta là 0,389, thứ hai là Nhận thức đối với thực hiện NCKH với hệ số Beta 0,235, kế đến là Cơ sở vật chất và sự quan tâm và khuyến khích của khoa, trường với hé số Beta 0,153, yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là Giảng viên hướng dẫn với hệ sé Beta là 0,149.

Ba là, đề tài nghiên cứu đã đề xuất được 04 giải pháp nhằm gia tăng động lực NCKH của sinh viên NLU: (1) Năng lực của sinh viên; (2) Nhận thức đối với thực hiện NCKH;

75

(3) Cơ sở vật chất và sự quan tâm và khuyến khích của khoa, trường: (4) Giảng viên hướng dẫn.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Phòng Quản lý NCKH, các khoa/bộ môn

Hiện nay thường từ năm học thứ 2 trở đi sinh viên mới bắt đầu tiếp cận với hoạt động nghiên cứu, nghĩa là thời gian dành cho NCKH chỉ khoảng một năm, trong khi vào cuối khóa sinh viên phải bận rộn với việc thi kết thúc môn và đi thực tập. Phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều tìm việc làm và không tiếp tục theo đuôi NCKH, dẫn tới có những công trình khoa học trở nên do dang. Vì vậy, dé có những công trình khoa học có chất lượng, các khoa/bộ môn nên thu hút khuyến khích sinh viên tham gia NCKH ngay từ đầu khóa, có thé bằng các cuộc thi tìm hiểu về NCKH. Nếu ngay từ những năm đầu sinh viên được làm quen với môi trường khoa học, được trang bị kiến thức vững vàng, cộng thêm sự định hướng tốt từ các giảng viên, họ sẽ có nhiều thời gian để theo đuôi đề tài yêu thích và như thế sẽ có những công trình có chất lượng hơn.

Ban hành và hướng dẫn các quy trình thủ tục hành chính đề tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi đăng ký đến khi nghiệm thu đề tài được thuận lợi và được giải quyết nhanh chóng tránh chiếm quá nhiều thời gian dé sinh viên có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu.

Phòng Quản lý NCKH kết hợp với Đoàn trường phát động và tuyên truyền rộng rãi phong trào thi đua NCKH trong sinh viên, các cuộc thi tìm hiểu về NCKH, xây dựng bầu không khí và truyền thống NCKH trong toàn trường. Cụ thé tuyên truyền rộng rãi bằng hình thức băng rôn, trên các nền tảng mạng xã hội facebook, tiktok,... tạo các chương trình, trò chơi online, video nhằm hưởng ứng chuỗi hoạt động NCKH, tìm hiểu về NCKH mục đích phô biến rộng rải NCKH đến sinh viên và giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn về NCKH.

Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ NCKH trong nhà trường và tô chức sinh hoạt thường xuyên, trong đó sinh viên sẽ có cơ hội tham gia cùng làm đề tài với các giảng viên.

Phòng Quản NCKH có phương án hoạch định, ghi chú số liệu sinh viên tham gia NCKH rõ ràng qua từng năm dé có so sánh và có phương án phù hợp khuyến khích sinh

viên tham gia NCKH.

Tạo điều kiện cho sinh viên được thăm quan các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghệ, các vườn ươm, nông trại dé kích thích trí tò mò, tạo tiền đề cho niềm đam mê NCKH cho

sinh viên.

Ban Chủ nhiệm khoa, giáo viên cố van, giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tạo cau nối, làm tiền dé động lực thực hiện NCKH của sinh viên. Phối hợp, cho phép Đoàn thanh niên thực hiện các buổi hội thảo, workshop cấp khoa về NCKH định kỳ mỗi quý hoặc mỗi tháng/1 lần.

5.2.2. Đối với nhà trường

Nhà trường cần chú trọng, quan tâm hơn nữa tới hoạt động NCKH của sinh viên, coi đây là giải pháp quan trọng dé nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Về mặt tổ chức, nên thành lập từng ban chỉ đạo hoạt động sinh viên NCKH cấp trường, cấp khoa, phối hợp chỉ đạo cụ thể đến Đoàn thanh niên thực hiện nhằm góp phần giúp sinh viên nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, tầm quan trọng NCKH.

Ban hành và hướng dẫn các quy trình thủ tục hành chính dé tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi đăng ký đến khi nghiệm thu đề tài được thuận lợi và được giải quyết nhanh chóng tránh chiếm quá nhiều thời gian dé sinh viên có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu.

Ban Giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch hỗ trợ các buổi hội thảo của các khoa dé từ đó khơi gợi những đề tài, ý tưởng mới dé sinh viên hình thành nên các dé tài nghiên cứu của mình. Mặt khác, nhà trường cần xem xét dé hỗ trợ thêm mức kinh phí cho các đề tài NCKH có giá trị của sinh viên vì đối với sinh viên nguồn kinh phí tự có cho hoạt động NCKH rat han hep. Có các hình thức khen thưởng kip thời đối với những sinh viên tích cực

tham gia NCKH.

Bằng cách rà soát, điều chỉnh và thiết kế chương trình học phù hợp, gia tăng kiến thức NCKH cho sinh viên. Tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ giảng viên cải tiễn và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo và yêu thích NCKH

trong sinh viên.

Thường xuyên tạo ra các cơ hội trao đôi, làm việc với các giáo sư, tiễn sỹ, nhà nghiên cứu đầu ngành nhằm khơi dậy và thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết, truyền động lực nghiên

cứu mạnh mẽ cho sinh viên.

ad

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)