NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 1 Những thuận lợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 40 - 42)

3.1.1. Những thuận lợi

Sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân, các Sở, Ban ngành, đoàn thể đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp NHCSXH hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm tại địa phương.

Ngân hàng CSXH Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát giúp Chi nhánh thực hiện đúng chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Bộ máy tổ chức được củng cố và kiện toàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tác nghiệp ngày càng được nâng cao, vai trò chỉ đạo điều hành của cán bộ chủ chốt toàn Chi nhánh ngày càng được phát huy, tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản của ngành và các mặt hoạt động khác.

Năm 2010, Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức triển khai văn bản số 789/NHCS-KTNB ngày 10 tháng 04 năm 2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH về việc kiểm tra, giám sát của Hội đoàn thể các cấp, qua kiểm tra đã phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, đã được nhắt nhỡ và hướng dẫn khắc phục.

Tổ TK&VV thường xuyên được quan tâm theo dõi, những nơi hoạt động yếu, kém hiệu quả sẽ được củng cố sắp xếp lại, bầu ban quản lý mới, tổ chức tập huấn hướng dẫn phương pháp quản lý vốn vay, sinh hoạt tổ, cách ghi chép sổ sách. Đến nay, về cơ bản tổ TK&VV đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả.

Giải quyết triệt để vấn đề nghèo đói, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần chăm lo cho người dân có thể sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ nguồn kinh phí cho các thế hệ thanh niên được yên tâm học hành, là công tác khó khăn và cấp thiết đối với mọi quốc gia trong khi dân số ngày càng tăng và phân bổ không đều giữa các vùng miền.

Hộ nghèo không có vốn sản xuất, không có tài sản thế chấp thì không được vay vốn ở các ngân hàng thương mại, hay cổ phần, ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, dẫn đến họ ngày càng khó khăn hơn. Ngân hàng chính sách xã hội ra đời là một bước đầu phấn khởi cho cuộc sống có thể tốt hơn đối với bà con nông dân và các đối tượng chính sách khác, nhất là những hộ quá nghèo và

không có vốn để sản xuất, kinh doanh. Với hơn 7 năm đi vào hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã từng bước làm điểm tựa, là người bạn đồng hành cho những hộ gia đình nghèo cần vốn, giúp họ ngày càng vững tin vào đường lối chính sách của đảng và nhà nước.

Quy trình, thủ tục của các chương trình cho vay đơn giản, nhanh gọn và không thu phí nên các đối tượng vay được nhiều thuận lợi.

Riêng các đối tượng cho vay là hộ nghèo và các đối tượng giải quyết việc làm, chúng ta thấy rằng đó là kết quả của sự cố gắng rất lớn từ phía người dân nghèo, những người đã trực tiếp tham gia lao động tạo ra sản phẩm và quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói để vươn lên khá giàu góp phần làm tăng giá trị xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững.

Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều mô hình kinh tế trang trại mộc lên rất có hiệu quả, đầu tư cho các hộ gia đình làm kinh tế hộ ngày càng phát triển, đã thực sự thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh.

3.1.2. Khó khăn

Chưa có nguồn vốn bù đắp những rủi ro trong khi cho vay: cho vay người nghèo với đặc điểm là thiếu thiếu kiến thức, ở vùng xâu vùng xa, điều kiện địa lý tự nhiên khó khăn nên tính rủi ro trong cho vay cao. Nhưng trong thực tế tỷ lệ rủi ro trong khi cho vay trong thời gian qua của NHCSXH không lớn. Số nợ được khoanh, giãn nợ vẫn thu hồi được hàng trăm triệu đồng hàng năm. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ nợ quá hạn đang có xu hướng ngày càng gia tăng, thực tế nợ quá hạn còn tìm ẩn do chưa phản ánh đúng thực tiễn, đây là một vấn đề cần phải nghiên cứu cần phải quan tâm trong quản trị điều hành. Vấn đề này cần nói đến là khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải có vốn để bù đắp do thực hiện cho vay ưu đãi, chênh lệch thu chi nhỏ, tỷ lệ rủi ro hoạt động còn thấp, nên ngân hàng đã không thành lập quỹ rủi ro. Chính vì vậy, khi có rủi ro xảy ra sẻ làm giảm nguồn vốn của Ngân hàng xuống (nếu không được ngân sách bù).

Hoạt động của NHCSXH trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức đó là việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và nâng lực nghề nghiệp, yên tâm công tác ở vùng sâu vùng xa, việc phát triển mạng lưới và việc đầu tư cơ sở vật chất là yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả nhưng đáp ứng yêu cầu tiết kiệm và phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước.

Quy trình bình xét công khai dân chủ ở Tổ TK&VV tại một số nơi còn chưa nghiêm, hiện tượng nể nang né tránh, tùy tiện đã tạo kẻ hở trong cho vay không

đúng đối tượng người thụ hưởng chính sách. Một số nơi cán bộ Hội cấp xã làm ủy thác cho vay, ban quản lý Tổ TK&VV đã lợi dụng sơ hở này để vay ké, chiếm dụng vốn của Nhà nước.

Chính quyền địa phương (xã), đặc biệt là Bí thư chi bộ, Trưởng ấp, khu vực một số nơi chưa nắm vừng về hoạt động của Ngân hàng CSXH nên chưa quan tâm đúng mức trong việc lãnh, chỉ đạo các Hội đoàn thể, tổ Trưởng tổ TK&VV trong việc phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách khác trên địa bàn.

Hiện trạng tổ TK&VV trên địa bàn còn một số tồn tại nhất định như: thành viên của tổ TK&VV còn liên ấp, số lượng thành viên không đảm bảo (quá lớn hoặc quá nhỏ), ban quản lý tổ hoạt động yếu kém không hiệu quả, đặc biệt các thành viên trong tổ của các Hội, đoàn thể dàn trãi, đan xen lẫn nhau từ đầu ấp đến cuối ấp.

Hội đoàn thể các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở chưa nắm và chưa thực hiện hết các công đoạn trong quy trình cho vay do Ngân hàng CSXH ủy thác.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w