Những ưu đãi dành cho các công ty của Nhật Bản

Một phần của tài liệu các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử các nước ASEAN và các bài học cho Việt Nam (Trang 34 - 37)

IV. Philippines 1 Chính sách công nghi ệ p

3. Những ưu đãi dành cho các công ty của Nhật Bản

Mặc dù Philipin không có một quy hoạch tổng thể rõ ràng cho ngành điện và điện tử, nhưng các công ty Nhật Bản đầu tư vào Philipin đang sản xuất ổ đĩa cứng và vi mạch

điện tử với việc sử dụng các công nhân nói tiếng anh thành thạo chi phí thấp. Gần đây, các nhà đầu tư chú ý tới nguồn nhân lực làm việc trong ngành công nghệ thông tin thì bắt

0.020.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Bi ll io n Do ll 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 “

đầu có xu hướng các công ty phát triển phần mềm đã bắt đầu đầu tư vào Philipin ngày càng lớn. Tuy nhiên , Philipin không phải là nước có mức chi phí cạnh tranh thấp một phần do sự nổi lên của Trung Quốc. Nhiều công ty Nhật Bản ở Philipin đang hoạt động trong một môi trường ngày càng khốc liệt, khó có thể phục hồi một cách nhanh chóng. Họ phải đương đầu với rủi ro chỉ có riêng của Philipin, sự di chuyển chặt chẽ của lao

động và sự kém phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả hệ thống điện và

đường.

Trong khi đề cập đến sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty ở Trung Quốc, thì chi phí lao

động tính theo đồng đô la ở Philipin dường như vẫn duy trì ở mức độ hiện tại trong dài hạn và người ta cho rằng Philipin vẫn giữ được mức chi phí cạnh tranh với các nước khác. Không có dấu hiệu nào cho thấy các công ty lớn của Hoa Kỳ như Texas Instruments , Intel và các công ty có tên tuổi khác muốn rút khỏi Philipine. Tương tự, tập

đoàn Toshiba, là tập đoàn lắp ráp máy tính và chiếm lĩnh thị trường rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp Nhật bản ở Philipine dường như không muốn rút khỏi thị trường Philipin và chuyển sang đầu tư tại thị trường Trung Quốc. Do đó khả năng là FDI sẽ lại tiếp tục quay trở lại Philipine khi có thời cơ. Và cũng vì lý do này mà Philipine cần tiếp tục phát triển và cải thiện môi trường đầu tư.

Khung pháp lý và chính sách

Trên giấy tờ thì ưu đãi đầu tư các công ty nước ngoài hoạt động ở Philipine là thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào các nhà đầu tư

cũng được hưởng các ưu đãi này. Có một sốđiểm làm các nhà đầu tư lo ngại như sau: thủ tục hành chính quá phiền hà và mất nhiều chi phí, có nhiều vấn đề liên quan đến tham nhũng, quản lý lao động, ổn định xã hội. Thậm chí khi các phương pháp và chính sách khuyến khích môi trường đầu tư được thiết lập, các chính sách này trong khi thực thi cũng hay gặp những trở ngại tại toà án do bị cáo buộc vi phạm các điều khoản trong hiến pháp. Kết quả là Philipin đang tiến hành quá trình sửa đổi hiến pháp để hạn chế sự can thiệp quá mức vào của tư pháp vào các lĩnh vực kinh tế.

Do các khó khăn trong việc thu thuế trực thu nên chính thủ tập trung vào thuế gián thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (VAT), là loại thuế dễ dàng thu từ các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài cảm thấy khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi chính phủ luôn thay đổi chính sách thuế một cách thường xuyên, thời gian từ khi luật ban hành cho đến khi luật có hiệu lực ngắn làm cho các công ty khó điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như và thiếu sự tính cụ thể khi các thủ tục bị thay đổi. Hơn nữa, có sự sai lệch trong cách hiểu của chính phủ và các công ty nước ngoài về chi phí thực tế cho hoạt

động sản xuất kinh doanh cho nên có những mức thuế đặc biệt áp dụng không phù hợp. Các công ty xuất điện và điện tử với số vốn đầu tư lớn và một số lượng lớn công nhân,

như Fujitsu, thường phải đối đầu với gánh nặng thuế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lợi nhuận của công ty. Việc hoàn trả lại thuế giá trị gia tăng cho các công ty Nhật Bản đã đăng ký với ủy ban đầu tư (BOI) và ban quản lý các khu chế xuất (PEZA) thường mất nhiều thời gian, cũng là một tác động xấu lên công việc kinh doanh của họ. Cơ sở hạ tầng và môi trường lao động

Việc cung cấp năng lượng điện không ổn định khiến cho các công ty Nhật Bản phải xấu dựng các nhà máy điện có chi phí lớn hơn là chi phí mua điện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủđiều kiện để tạo ra nguồn năng lượng sản xuất thường gặp phải rất nhiều vấn đề về sản xuất và tăng chi phí do sự ngừng sản xuất gây ra bởi sự thiếu năng lượng. Việc không đủ năng lượng cùng với nguồn năng lượng không ổn định cũng gây ảnh hưởng đến các mạch điện của các thiết bị sử dụng trong nhà của các hộ gia đình. Các công ty Nhật Bản muốn có một hệ thống cung cấp điện ổn định mà không yêu cầu phải có việc tạo ra nguồn năng lượng trong nhà.

Nhiều công ty Nhật Bản rất sợ mình sẽ trở thành mục tiêu tranh luận gay gắt của các liên

đoàn lao động. Các cuộc tranh chấp lao động luôn luôn là một vấn đề, và chúng các ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Sự tồn tại mối quan hệ giữa liên đoàn lao động và các đảng viên đảng cộng sản ngày càng làm phức tạp thêm vấn đề.

Điều kiện giao thông lại là một vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách Philipin khi mạng lưới đường sá và đường cao tốc nối với các khu công nghiệp không được xây dựng một cách hợp lý. Việc kém phát triển của giao thông đường bộ đã làm tăng thêm nạn tắc nghẽn đường giao thông và các hoạt động tội phạm khác. Tệ nạn buôn lậu đã vượt quá khả năng kiểm soát của cảnh sát và các cơ quan có liên quan, nhưng vấn đề chung về an ninh con người của công nhân , hệ thống giao thông và các điều kiện đường sá tồi tàn vẫn còn đang được giải quyết.

Đảm bảo nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin.

Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện máy tính, như các sản phẩm bán dẫn và đĩa cứng, khối lượng sản xuất và đầu tư dường như không tăng thêm. Hiện tại, người ta vẫn hy vọng vào việc sản xuất các thiết bị có nhu cầu tiêu thụ cao, nhưng quan trong hơn cả là Philipin có thể xây dựng được một cấu trúc công nghiệp rộng khắp mà có mối liên kết với thị trường Mỹ và Nhật Bản nhưđối với ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Ví dụđiển hình là sự phát triển về công nghệ phần mềm. Các công ty Nhật bản hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng tăng nhưđã nói ở trên, Philipin có một tiềm năng lớn cho việc phát triển ngành dịch vụ phần mềm, bao gồm việc phát triển phần mềm và trung tâm tư vấn mà có thể tận dụng được lợi thế về giao tiếp tiếng anh của người lao động và nguồn lao động có kiến thức trong ngành công nghệ thông tin. Mặc dù Philipin đào tạo một số lượng lớn các kỹ

các nhà lập trình và các mức độ của các kỹ năng lập trình. Để Philipin có thể xâm nhập

được một phần của thị trường phần mềm Nhật Bản, rào cản ngôn ngữ giữa các công ty Nhật Bản và các kỹ sư công nghệ thông tin Philipin vẫn còn là một trở ngại lớn. Giải pháp cho vấn đề này có thể là sự tấn công vào các sản phẩm công nghệ thông tin của Philipin của các công ty Nhật Bản. Phòng thương mại và công nghiệp Nhật bản đang cố

gắng tạo ra môi trường kinh doanh trong đó có đào tạo tiếng Nhật cho các chuyên gia công nghệ thông tin.

Hệ thống đào tạo nhân sự công nghệ thông tin của ADTX (Ví dụ)

ADTX là một công ty của Nhật Bản hoạt động ở Philipin chuyên sản xuất các chương trình phát triển hệ thống cho IBM của Nhật và các công ty khác đang hoạt động tại Nhật. Ban đầu, các công ty thường sản xuất phần mềm đã được lắp đặt trong phần cứng. Gần

đây, việc phát triển phần mềm ứng dụng cho hệ thống tích hợp ngày càng tăng cao.ADTX cần các nhà thiết kế chương trình lỗi lạc với khả năng nói tiếng Nhật hoàn hảo bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là người Nhật. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một trung tâm hay tổ chức dạy tiếng Nhật nào ở Philipin một cách hoàn chỉnh (chỉ có các khoa tiếng Nhật ở các trường đại học, nhưng ở mức độ trung bình) do đó ADTX hoạt động như

là một trung tâm đào tạo với mức chi phí tự có của mình.

Trung tâm này liên kết với công nghệ chương trình , giáo dục tiếng Nhật và giáo dục theo phương châm "5S". Hàng năm đào tạo khoảng trên 40 kỹ sư từ các khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, các khoá học ngắn hạn trong vòng 5 tháng có thể bao quát

được toàn bộ nội dung của toàn bộ khoá học dài hạn trong 2 năm. Những ai đã hoàn thành xong khoá học của ADTX thì có thểđược tuyển dụng cho ADTX miễn là đạt được trình độ tiếng Nhật ít nhất ở mức 3 và giấy chứng nhận tiêu chuẩn Bộ kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản về công nghệ thông tin cấp trong khu vực các nước ASEAN. ADTX đã hoàn thành xong hai chương trình trong vòng hai năm qua, và hiện nay đang xây dựng tiếp chương trình cho năm thứ ba. Hoạt động của trung tâm này tiêu tốn khoảng 8 triệu peso một năm để trả lương cho các giáo viên người Nhật, trả tiền chi phí sinh hoạt cho sinh viên, mua sắm các thiết bị giảng dạy. Đây là gánh nặng tài chính lớn nhất của công ty.

IV Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1. Xu hướng đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực điện và điện tử.

Một phần của tài liệu các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử các nước ASEAN và các bài học cho Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)