3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Cơ sở lý luận
a) Khái niệm nghề nghiệp
Theo Cynthia Ulrich Tobias (2016) thì nghề nghiệp là nghề làm dé sinh sống va dé phục vụ xã hội. Viện chu nghĩa Xã hội khoa hoc cũng xác định: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực mà trong đó con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những cái cần thiết cho xã hội, nhờ đó con người có thê thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và phát triển của mình”.
Theo Từ điển Larousse (Pháp), khái niệm “nghề” được hiểu là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tạo nguồn thu nhập cần thiết đề tồn tại. Theo bản Phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế về Nghề nghiệp, nghề là loại hình hoạt động phân biệt trong công việc chân tay hoặc không chân tay có thể giúp người ta một phương tiện kiếm sông.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nghề, các tác giả đều thông nhất ở quan điểm cho rằng nghề được hiểu là một thuật ngữ dùng dé chi một hình thức lao động đặc thù
vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân, trong đó con người sử dụng sức lao động
của minh dé tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ cho nhu cầu khác nhau của xã hội. Người làm nghề cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp
thông qua quá trình đào tạo chính quy tại trường lớp hoặc tự đào tạo thông qua hành
nghề.
b) Khái niệm về ý định lựa chọn nghề nghiệp
Theo Krueger (2003), ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một
(Krueger,1993). Có nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả về ý định lựa chọn nghề nghiệp, tuy nhiên chúng đều thống nhất về mặt nội hàm.
Ngoài ra, ý định bao gồm các yêu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, các yếu tố này cho thay mức độ sẵn sàng nổ lực mà mỗi cá nhân phải bỏ ra dé thực hiện hành vi. Ý định là ý muốn và những dự định về một việc gì đó (Đại từ điển tiếng
Việt, 1998).
Yếu tổ là thành phan, bộ phận tạo thành sự vật, sự việc, hiện tượng ( Đại từ điển tiếng Việt, 1998).
Từ đó cho thay ý định lựa chọn nghé nghiệp là ý muốn va dự định chủ quan của
một người phải làm khi lựa chọn làm việc gì đó.
3.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior — TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thé được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội dé dự đoán hành vi con người. Theo TPB, 3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành
VI.
Hình 3.1. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Thái độ đối
với hành vi
Nhận thức kiêm soát
hành vi
Nguồn: Azjen, 1991
“Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của
hành vi đó.
“Chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi.
Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè...) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó dé đáp ứng mong đợi
của những người xung quanh.
“Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự đễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thé, điều nay phụ thuộc vao sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội đề thực hiện hành vi. Yếu tố kiêm soát hành vi được nhìn nhận bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của cá nhân đề thực hiện hành vi) và yếu tố ben ngoài (đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, môi trường...) Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm
soát của mình, thì kiêm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
3.1.3. Mô hình nghiên cứu
a) Một số mô hình nghiên cứu tham khảo
Mô hình nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Đại học Cần Thơ:
(Trần Thị Phùng Hà, 2014) đã thực hiện nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Dai học Cần Thơ dựa trên lý thuyết hành vi dự định (TBP) — Ajzen
(1991)
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tô tham gia vào quá trình định hướng nghề nghiệp của sinh viên: (1) các yếu tổ khách quan bao gồm xu hướng phát triển kinh tế xã hội, thị trường lao động thay đổi và mối quan hệ cung cau trong thị trường lao động; (2) các yêu
tô từ gia đình, bạn bẻ, nhà trường, các môi quan hệ trong xã hội và quan niệm của xã hội
về nghề nghiệp; và (3) các yếu tố do định hướng từ bản thân SV theo 3 hướng: định hướng nhận thức, định hướng thái độ, và định hướng kỹ năng đối với nghề nghiệp đó.
Hình 3.2. Mô Hình Nghiên Cứu Định Hướng Giá Trị Nghề Nghiệp của Sinh Viên Đại Học Cần Thơ
Định hướng nhận thức Gia đình
Xu hướng phat ơ
trién KT-XH Định hướng Thị trường lao |———> Nhà trường thái độ
động, quan hệ
cung-cau ==
aah Định hướng
kỹ năng
Phù hợp/không Hệ thống giá trị |_
phù hợp nghề chuân mực
nghê nghiệp
Nguồn: Trần Thị Phùng Hà (2014) Kết quả nghiên cứu cho thay sinh viên Dai học Cần Tho phần lớn có quan niệm nhận thức đúng đắn và hợp lý về giá trị nghề nghiệp. Nhiều sinh viên chấp nhận làm trái ngành, uyén chuyên công việc cho phù hợp với nhu cau thực tế. Họ còn quan tâm đến tự học và rèn luyện dé nâng cao năng lực chuyên môn. Họ có thái độ cần thiết trong lao động và có chiến lược học tập, rèn luyện kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học quá đông dẫn đến cạnh tranh gay gắt và hậu quả là nhiều sinh viên không đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng. Đứng trước thử thách đó một số sinh viên trở nên lo lắng, hoang mang và mat lòng tin vào năng lực bản thân. Do vậy, bản thân sinh viên, nhà trường và xã hội cần có cách nhìn mới về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học pho thông tại Nghệ An
Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phố thông tại Nghệ An (Nguyễn Thị Kim Nhung- Lương Thị Thanh Vinh,
2018). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của 400 phiếu điều tra trên địa bàn Nghệ An. Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA) cho thấy có 7 nhóm nhân tô chính ảnh hưởng đến đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phô thông tại Nghệ An bao gồm: sự lựa chọn của bản thân, tác động của gia đình, xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, sự tác động của bạn bẻ, hoạt động truyền thông, tư van hướng nghiệp, định hướng của nhà trường. Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp, theo kết quả khảo sát, đánh giá của người học trong việc xác định mức độ quan trọng của từng yêu tố đến định hướng nghề nghiệp, yếu tố cá nhân người học có vị trí dan đầu, thứ 2 là yếu tố gia đình, thứ 3 là yêu tố xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, thứ 4 là yếu tố nhà trường, thứ 5 là yếu tố hoạt động hướng nghiệp, thứ 6 là hoạt động truyền thông và cuối cùng là yếu tố bạn bè.
Hình 3.3. Mô Hình Nghiên Cứu Đánh Gia các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Dinh Hướng Nghề Nghiệp của Học Sinh Trung Học Phố Thông tại Nghệ An
Sự lựa chọn của bản thân
Tác động của gia đình
Xu hướng phát trién kinh
tế - xã hội
Tư vẫn hướng nghiệp của Yếu tổ ảnh hưởng các trường đại học, cao đến định hướng nghề
đăng, trung cap chuyên nghiệp
nghiệp
Định hướng của nhà trường <P
Su tác động của ban bè
Hoạt động truyền thông
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Nhung- Lương Thị Thành Vinh (2018) Mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến ý định khỏi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ
Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ (Phan Anh Tú & Trần Quốc Huy, 2017). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ.
Mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của sinh viên bao gồm đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan. Kết quả nghiên cứu một mặt cung cấp thêm dữ liệu thực chứng, mặt khác là đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia giáo dục.
Hình 3.4. Mô Hình Nghiên Cứu Phân Tích các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý
Định Khởi Nghiệp Kinh Doanh của Sinh Viên Trường Đại Học Kỹ Thuật Công
Nghệ Cần Thơ
( : `
Thái độ cá nhân Đặc điểm tính
cách
ee “——ỄỄễ
Quy chuẩn chủ Y định khởi Nhân khâu học quan nghiệp
\ y, `—
4 mm "“
Nhận thức kiếm Giáo dục
soát hành vi
ẢỞ—°ùŸ=E——/
a
Nguồn: Phan Anh Tú và Tran Quốc Huy (2017) b) Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mặc dù, nhiều tác giả nước ngoài đã đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau dé nhằm lý giải về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp, tuy nhiên một trong những mô hình lý thuyết thường được áp dụng là mô hình nhận thức hành vi xã hội hay còn gọi là lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991). Van đề trong tâm của lý thuyết nảy cho rằng ý định tham gia vào hành động cụ thể là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi nhất định của một cá nhân và ý định này được giá định là có tương quan cao với hành
động thực tế. Quan trọng hơn, lý thuyết hành vi kế hoạch nhấn mạnh rằng ý định tham gia vào hành vi thực sự chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố động cơ bên trong: thái độ hướng đến hành vi (hay mức độ mà một cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực của hành vi), quy ước chủ quan (hay sự tự tham chiếu ý kiến từ gia đình, bạn bè, những người có tam ảnh hưởng đối với hành vi do cá nhân này thực hiện), và nhận thức về kiểm soát hành vi (hay việc nhận thức có dễ hay không khi thực hiện hành vi).
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên mô hình nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nghé nghiệp đều dựa vào thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991). Vì thế, phần lớn các nghiên cứu đều xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ đối với hành vi; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi. Mặc dù, ba nhân tô trên được xác nhận là các thành phần quan trọng dé tiên đoán về ý định thực hiện hành vi, tuy nhiên tầm quan trọng (tương đối) và độ lớn về sự ảnh hưởng của chúng được minh chứng là khác biệt nhau khi xem xét đặc điểm tính cách. Đây là những đặc điểm bền vững, giải thích cho sự khác biệt của hành vi trong những tình huống tương tự nhau
(Joyce Koe Hwee Nga & Gomathi Shamuganathan, 2010).
Kế thừa va mở rộng thêm từ ly thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cũng như các nghiên cứu trước đây, tác giả cho rằng vai trò của phương tiện truyền thông ngày càng lớn nó cung cấp những kinh nghiệm xã hội, những xu hướng phát triển kinh tế, cũng như những xu hướng lựa chọn nghề. Các phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng, với các hình thức cung cấp thông tin hấp dẫn, nhanh chóng, dé hiểu, dé tìm đã tác động không nhỏ trong quá trình quyết định tương lai của các bạn sinh viên, vì vậy nên cần được xem xét và bổ sung vào mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (Thị, N. T.
K.N.L., Vinh, T., & học Vĩnh, T. Ð. 2018).
Ngoài ra, sinh viên cần phải xác định chính xác được những đặc điểm về yếu tố cá nhân của mình xem có phù hợp với nghề đang hướng đến hay không (Dang Tan Quân,
& Cộng sự. 2020) đã đưa yếu tố đặc điểm cá nhân vào mô hình nghiên cứu của mình, sau khi xem xét thì nhận thấy đề tài nên đưa yếu tố đặc điểm cá nhân vào mô hình lý
thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen nhằm giúp sinh viên xác định được những điều cần thiết dé đáp ứng cho nghề nghiệp của mình.
Do vậy, nghiên cứu này đề xuất 05 yếu tố bao gồm: thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, phương tiện truyền thông và đặc điểm cá
nhân.
(Phụ lục 2: Nội dung mô hình nghiên cứu đề xuất) Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
“ ơ
Thái độ đối với hành vi
Quy chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát
hành vi nghiệp
Phương tiện truyền
thông
Đặc điểm cá nhân
Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu:
- Thai độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior)
Ajzen (1991) định nghĩa thái độ đối với hành vi là nhận thức về nhu cầu cá nhân đối với việc thực hiện hành vi. Đây cũng là mức độ mà cá nhân đánh giá hành vi được thực hiện có lợi hay không có lợi. Trong nghiên cứu này, hành vi được đề cập là hành vi ý định lựa chọn nghề nghiệp. Trần Thị Phùng Hà (2014) khi nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Đại học Cần Thơ đã kết luận rằng thái độ đối với hành vi là yếu t6 có tầm ảnh hưởng đối với ý định lựa chọn nghề nghiệp. Tương tự, nghiên cứu của Almon Shumba & Matsidiso Naong (2012) các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và khát vọng nghề nghiệp của sinh viên ở Nam Phi cũng cho rằng thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ lên ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Từ các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết HI như sau:
Giả thuyết HI: Thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực đến y định lựa chọn
nghề nghiệp của sinh viên.
- Quy chuẩn chủ quan (Subjective norm):
Quy chuẩn chủ quan được định nghĩa là các áp lực xã hội đến từ gia đình, ban bẻ, người thân hay những người quan trọng đối với cá nhân..., áp lực này có thể là sự kỳ vọng, ủng hộ hoặc không ủng hộ thực hiện hành vi ý định lựa chọn nghề nghiệp, từ đó dẫn đến việc cá nhân sẽ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi sau này (Ajzen, 1991). Bird (1988) kết luận một cá nhân sẽ lựa chọn thực hiện hanh vi theo cách mà họ cảm nhận rằng những người khác trong xã hội mong chờ họ. Nghiên cứu đánh giá các yêu tô ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phố thông tai Nghệ An của Nguyễn Thị Kim Nhung - Lương Thị Thành Vinh, Trường Đại học Vinh
(2018) hay Khoa Nghiên cứu Liên ngành, Dai hoc Sư phạm Công nghệ, Kumasi Dai
học Sư phạm, Winneba, Ghana (2015) nghiên cứu về các yếu tô cung cap thông tin cho sự lựa chọn học tập và nghề nghiệp của học sinh đều thé hiện sự tác động tích cực của quy chuẩn chủ quan đến ý định lựa chọn nghề nghiệp, mặc dù mức độ ảnh hưởng không là mạnh mẽ nhất. Dựa vào các quan điểm trên, nghiên cứu đề xuất giải thuyết H2 như
sau:
Giá thuyết H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control):
Theo Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là quan niệm của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi, có liên quan đến những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như dự đoán những trở ngại trong tương lai. Kết quả phỏng vấn bằng bằng bảng hỏi 170 SV của 5 Khoa thuộc Trường Đại học Cần Thơ trong bài nghiên cứu Trần Thị Phùng Hà (2014) về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Đại học Cần Thơ đã kết luận rằng nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố có tầm ảnh hưởng đối với ý định lựa chọn nghề nghiệp đã kết luận nhận thức kiểm soát hành vi trong lý thuyết hành vi dự định rất có hiệu quả đối với việc thúc day cả về ý định lẫn hành vi lựa