5.1. Kết luận
Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 282 sinh viên có ý định lựa chọn nghề nghiệp tại trường ĐHNL TP.HCM. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn cụ thê như sau:
Có nhiều yếu tô ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM: thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, phương tiện truyền thông, đặc điểm cá nhân. Trong đó, yêu tô đặc điểm cá nhân là yếu tô ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, tự bản thân sinh viên có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu và những sở thích của mình để chọn ra được nghè nghiệp phù hợp với mình. Da số sinh viên chọn nghề đều dựa theo trào lưu, xu thế nghề hiện nay, chứng tỏ các bạn có sự nghiêm túc tìm hiểu kỹ khi đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình.
Dựa vào kết quả Hồi quy tuyến tính cho thấy các hệ số Beta chuân hóa không chênh lệch nhau nhiều. Yếu tố đặc điểm cá nhân (0,246) có tác động mạnh nhất đến ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, thứ hai là yêu tố quy chuẩn chủ quan (0,197), thứ ba là yêu tố nhận thức kiểm soát hành vi với hệ số Beta là (0,181), đứng vi trí thứ tư tác động đến ý định lựa chọn nghề nghiệp chính là yếu t6 thái độ đối với hành vi (0,173) và cuối cùng là yếu tố phương tiện truyền thông (0,147) có tác động yêu nhất đối với ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.
Về ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ở trường Đại học Nông Lâm TP.HCM hiện nay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của sinh viên ngày cảng được chú trọng nhiều hơn, sinh viên đã nhận thức được việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân tương lai sau này là điều hết sức cần thiết. Sinh viên luôn
có gắng tìm hiểu, trao đồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm dé giúp nâng cao
bản thân.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với Nhà nước
Ngày nay, đất nước ta đang có tỷ lệ dân số khá cao dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp lớn.
Thất nghiệp đang dan trở thành một van nạn trung tâm của mọi quốc gia bởi vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà còn tạo ra những tác động tiêu cực cả về các khía cạnh xã hội.
Chính bởi thế, Chính phủ cần phải đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ việc làm cho những sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Chính phủ nên đưa ra những nội dung nhằm đây mạnh giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường lập nghiệp, quan tâm vấn đề giải quyết việc làm, tạo điều kiện dé các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm van có thé tìm kiếm cho mình một công việc phù hop. Dang, Nhà nước về dao tạo nghé nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo sử dụng máy móc công nghệ hiện đại ngay từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường, nâng cao nhận thức về thế giới, đảm bảo an sinh xã hội.
5.2.2. Đối với Nhà trường
Nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà còn cần có sự quan tâm trao đồi thêm những kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên. Cần tạo điều kiện cho sinh viên phát triển ban thân bằng cách tạo nhiều sân chơi bổ ich và tạo những hoạt động dé nang cao trai nghiém thuc tế cho sinh viên như: Ngày hội việc làm, tô chức các buổi giao lưu hướng nghiệp trong nhà trường, cử cán bộ là lãnh đạo hay giảng viên đi học thêm các lớp tập huấn nâng cao lực lượng giúp sinh viên định hưỡng được chính xác
bản thân hơn.
Nhà trường cần cải tiến chương trình đào tao, phát triển phương pháp giảng dạy, cũng như đưa môn những môn thực hành trải nghiệm thực tế vào chương trình giảng dạy để sinh viên có cơ hội tiếp cận với kiến thức, nâng cao tinh thần học hỏi trải nghiệm của
sinh viên.
Cần phối hợp với đơn vị tuyên dụng trong công tác thực tập và hỗ trợ việc làm, mở trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, phát triển những đề tài nghiên cứu địa phương dé sinh viên có thé tham gia.
Tóm lại, ngoài nồ lực về việc giảng dạy trên lớp học thì nhà trường cần có sự phối hợp với gia đình dé tạo nền tảng vững chắc cho những kỹ năng cần thiết khi sinh viên đi
làm.
5.2.3. Đối với gia đình
Cha mẹ và những người thân khác cần có sự quan tâm đến vấn đề chọn nghề nghiệp của sinh viên. Gia đình cần có sự phối hợp với nhà trường trong việc hướng dẫn sinh viên có thé chọn nghề thích hợp. Tuy nhiên cũng cần phải có sự tôn trọng sự lựa chọn nghề của sinh viên. Không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên sinh viên, ngược lại nên khuyên khích sinh viên hãy nhìn nhận đúng năng lực, tính cách, sự yêu thích và hứng thú với nghề nghiệp đó. Gia đình là nơi động viên tinh thần và hỗ trợ các bạn trong suốt quá trình lựa chọn nghề nghiệp, cùng các bạn sinh viên đối diện và giải quyết những khó khăn, thử thách gặp phải dé việc lựa chọn nghề được thuận lợi và đúng dan hơn.
5.2.4. Đối với bản thân sinh viên
Yếu tố quyết định đến hiệu quả trọng việc lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu là phải dựa vào chính bản thân mình. Vì vậy, đề lựa chọn được nghề hiệu quả hơn sinh viên cần:
Nâng cao ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình, biết được ý nghĩa của
việc tìm hiểu và quyết định lựa chọn nghề đó. Xác định mục tiêu, động cơ trong việc lựa
chọn nghề một cách cụ thé và phù hợp với bản thân mình. Tập trung nghiên cứu dé vạch ra cho mình một hướng đi đúng đắn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Mạnh dạn nhìn nhận thực lực của bản thân, chủ động trao đôi với gia đình, bạn bẻ dé chọn lựa cho mình hướng đi tốt nhất cho bản thân sau này.
Cần chủ động phát huy khả năng, sở trường, đam mê của bản thân. Không ngừng có gắng học tập, rèn luyện những kỹ năng, tính cách chủ động cần được chú trọng và tập trung vào các khía cạnh như bản lĩnh đối mặt với trở ngại, thích được thử thách và dam chấp nhận rủi ro. Vì vậy, sự cố gắng rèn luyện và trau đồi của chính sinh viên là điều không thể thiếu. Sinh viên phải mạnh dạn tham gia nhiều phong trào, cọ xát thực tế thì mới có được bản lĩnh vượt qua mọi rào cản đề thành công trong tương lai.
5.3. Hạn chế
Mặc dù đề tài đã giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhưng trong quá trình thực hiện khóa luận do hạn chế về mặt tài nguyên nên khóa luận có những điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát được 7 khoa trong tông số 13 khoa của trường, do đó kết quả nghiên cứu chưa thể đại diện cho sinh viên toàn trường. Nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát tat cả các khoa dé có kết quả mang tính đại điện hơn.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ giải thích được sự biến thiên của Ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ĐHNL bởi sự biến thiên của 5 biến độc lập. Như vậy, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến Y định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên DHNL mà nghiên cứu chưa tìm ra. Dé tài nghiên cứu tiếp theo cần bé sung thêm những nhân t6 khác dé
được hoàn thiện hơn.
Thứ ba, do điều kiện giới hạn về thời gian nên giải pháp mà tác giả đưa ra dựa trên nhận xét, đánh giá trong quá trình quan sát và phỏng vấn với lượng thời gian nghiên cứu không dài nên chưa thật sự nổi bật và sâu sát với tình hình thực tế. Và tác giả cho rằng các nhân tô ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ĐHNL luôn biến đổi không ngừng theo nhu cầu và mong muốn đa dạng của sinh viên ngày nay.
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về ý định chứ không phải hành động thực tế. Cần có nghiên cứu dé tìm hiểu rằng các yếu tổ tác động tới ý định tác động thật sự tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp và cũng cần có thêm bằng chứng chứng minh rằng ý định lựa chọn nghề nghiệp có thé giúp bản thân sinh viên lựa chọn được ngành nghề phù hợp trong
tương lai.