3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm liên quan được sử dụng trong đề tài
Khái niệm thông tin tài chính
Trên góc độ hệ thống, TTTC là kết quả của quá trình soạn thảo BCTC và quá trình CBTT chủ yếu qua BCTC nên thuật ngữ TTTC trên phạm vi hẹp có nghĩa tương đồng với “thông tin trên BCTC”, do vậy khi nhắc đến TTTC cũng đồng nghĩa với việc nhắc đến thông tin trên BCTC.
TTTC là những thông tin có liên đến dòng tiền, kết quả hoạt động kinh doanh và
tình hình tài chính của doanh nghiệp ở 1 thời kỳ xác định, được xác định vào những thời
điểm nhất định. TTTC có thể là thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo, thông thường được biéu hiện bằng đơn vị tiền tệ. TTTC thường được thê hiện trên
các BCTC của doanh nghiệp (Nivira, 2008).
TTTC có thể hiểu là những thông tin được thé hiện trên BCTC bao gồm: thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu,... được thể hiện thông qua bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyền tiền tệ, bảng lịch vay và trả nợ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính gắn liền với mốc thời cụ thé.
Khái niệm minh bạch
Minh bạch mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho nhà đầu tư nói riêng và cho thị
trường tải chính nói chung.
Do đó, minh bạch theo từng ngữ cảnh khác nhau sẽ được hiểu theo nghĩa khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, minh bạch sẽ được thể hiện qua các thông tin được công bố và trình bay trên bảng BCTC.
22
Định nghĩa chung nhất nói rằng tính minh bạch là mức độ mà các nhà đầu tư có thé truy cập vào TTTC cần thiết về một công ty như: mức giá được đưa ra, các chỉ số
tài chính...
Có nhiều định nghĩa về sự minh bạch thông tin được đưa ra bởi nhiều tô chức va trong nhiều nghiên cứu trước đây:
Theo CFA (Hiệp hội các phân tích viên tài chính công chứng), sự minh bạch là
việc người sử dụng có thé thay bản chất kinh tế của việc kinh doanh được phản ánh rõ ràng trên BCTC. Công bố day đủ và trình bày trung thực tạo ra sự minh bạch.
Theo Robert Bushman và cộng sự (2001), minh bạch TTTC là sự sẵn có của thông tin cụ thé về công ty cho nhà đầu tư và cỗ đông bên ngoài của các công ty niêm yết. Theo đó sự minh được đo lường và chia thành 3 nhóm như sau:
- Những quy định trong BCTC của công ty.
- Muc độ dap ứng được thông tin riêng biệt của doanh nghiép.
- Mức độ phô biến của thông tin gồm khả năng tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông.
Trên quan điểm của người sử dụng thông tin, nghiên cứu của nhóm tác giả Blanchet (2002) và Prickett (2002) trích trong Kulzick (2004) cho rằng minh bạch thông tin là việc cung cấp thông tin phải đảm bảo các đặc điểm như: thông tin phải chính xác, nhất quán, thích hợp, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và thuận tiện.
Ở một tô chức khác là S&P (Standard & Poors) sự công bố kip thời và phù hợp về thành quả hoạt động và tài chính của công ty cũng như các thông lệ quản trị liên quan đến cau trúc sở hữu, BGD, cấu trúc và quá trình quản lý được gọi là sự minh bạch.
Theo OCED (2004), về CBTT và minh bạch thông tin nhận định rằng “Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt
động, sở hữu và quản trị công ty”. Trong đó:
23
Công bồ thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế, các thông tin quan trọng về: kết quả tài chính và hoạt động công ty, mục tiêu của công ty, sở hữu cô phần đa số và quyên biểu quyết, các giao dich có liên quan, các rủi ro,...
Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng về công bồ thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính.
Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho Hội đồng Quản trị và các cô đông, đảm bảo rang các báo cáo tài chính đã thé hiện một cách trung thực tình hình tài chính và hoạt động của công ty về mọi mặt chủ chốt
Đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty.
Các kênh phô biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin bình dang, kip
thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng.
Khuôn khổ quản trị công ty phải được bổ sung bằng các biện pháp thúc đây sự phát triển của các dịch vụ phân tích hay tư vấn do các tô chức phân tích, môi giới chứng khoán, định mức tín nhiệm v...v cung cấp. Các phân tích, tư vấn có liên quan tới quyết định của nhà đầu tư này phải không bị ảnh hưởng bởi những xung đột lợi ích quan trọng có thể tác động đến tính trung thực của ý kiến phân tích
hoặc tư vân của họ.
Tóm lại, tổng hợp từ các nghiên cứu của nhiều tác giả và tổ chức ta thấy được tầm quan trọng từ sự minh bạch đối với thông tin. Đó là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh tế của các chủ thể bên trong và bên ngoài. Do đó để đảm bảo được sự minh bạch cao đòi hỏi thông tin phải được cung cấp kịp thời và thường xuyên;
thông tin có thé dé dàng tiếp cận được; thông tin được cung cấp đảm bảo đúng đắn, hoàn chỉnh: thông tin nhất quán và có liên quan được thể hiện trên tài liệu chính thức.
3.1.2. Một số chỉ số đo lường sự minh bạch thông tin
a) Chỉ số minh bạch và CBTT (Transparency and Disclossure index- T&D) của
Standard and Poor’s (S&P)
24
Cho đến hiên nay, ở Việt Nam chưa có bất kỳ bộ tiêu chí chính thức nào được công bô đo lường mực độ minh bạch và CBTT của các công ty niêm yết.
Năm 2001, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s (S&P) lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếp hạng tính minh bach và công bố thông tin.
(Transparency and Disclosure — T&D) cho hơn 300 công ty lớn ở các thị trường
đang phát triển. S&P đánh giá tính minh bạch của công ty dựa trên các báo cáo tài chính thường niên bằng 98 câu hỏi được chia thành 3 nhóm:
Một là, 28 câu hỏi câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cấu trúc sở hữu và quyền của nhà dau tư. Cu thé, các câu hỏi đề cập đến van đề minh bạch trong quyền sở hữu, mức độ tập trung quyền sở hữu, quy trình biểu quyết và họp cổ đông.
Hai là, 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và tình hình kinh doanh. Những câu hỏi này tập trung vào vấn đề mục tiêu kinh doanh, xem xét chính sách kế toán, chỉ tiết chính sách kế toán và thông tin đối với kiểm toán viên.
Ba là, 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cơ cau và hoạt động quản trị của hội đồng quản trị và ban giám đốc, bao gồm các câu hỏi liên quan đến cấu trúc của ban giám đốc, vai trò của ban giám đốc, đảo tạo và khen thưởng giám đốc, phương
pháp đánh giá nhà quản trị...
Việc xếp hạng chỉ số T&D của S&P đối với TTCK Mỹ còn căn cứ vào cả các báo cáo gửi cơ quan nha nước như mẫu báo cáo 10-K, báo cáo gửi tới các cô đông do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) yêu cầu. Các công ty được điều tra trả lời các câu hỏi dưới dang “Yes/No” và được xếp hạng trên thang điểm 10. Xếp hạng chung là tỷ lệ giữa số lượng các yêu tố mà công ty đạt được trên tổng số 98 tiêu chí đã đặt ra.
b) Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governace and Transparency
Index-GTD
Tại Singapore, từ năm 2009, các chỉ số minh bạch thông tin công ty (CTI) được thay thế bằng Chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index - GTI). Nhóm các chỉ số này được tờ Business Times, Trung tâm quản trị công ty (CGIO), các học viện và các tổ chức thuộc Trường Kinh doanh - Đại học Quốc gia Singapore phối hợp cùng xây dựng. Bên cạnh đó, còn có sự tài trợ của CPA Australia và sự hỗ trợ của Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Singapore.
“1
Chỉ số này được chia thành 2 nhóm chính: quản trị công ty và minh bạch thông tin với số điểm đánh giá cao nhất cho mỗi nhóm lần lượt là 75 và 25. Các điểm cơ bản
đánh giá công ty dựa trên:
- Vấn đề về hội đồng quản trị và ban giám đốc (Điểm cao nhất = 35 điểm)
- Van đề về chính sách lương thưởng (Điểm cao nhất = 20 điểm) - Vấn đề về kế toán và kiểm toán (Điểm cao nhất = 20 điểm)
- Vấn đề về minh bạch và mối quan hệ với nhà đầu tư (Điểm cao nhất = 25 điểm) Dé đánh giá được tổng điểm GTI của các công ty niêm yết trên TTCK Singapore, các nguồn thông tin sơ cấp được sử dụng, như: các báo cáo thường niên của năm trước đó, các thông tin công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGXNet) hoặc
website của công ty.
Điểm nổi bật của phương pháp này là trên website của báo Business Times, Trung
tâm Quản trị doanh nghiệp va Báo cáo tài chính Singapore (CGFR) va CPA Australia
có cung cấp các hình thức mẫu dé các công ty có thể điền thông tin và tự đánh giá điểm GTI của mình. Sau đó, các công ty có thé gửi ban tự đánh giá này cho CGFR hoặc CPA
Australia chi nhánh tại Singapore va ho sẽ đưa ra những nhận xét giúp cho công ty có
thể cải thiện được chỉ số này. Đây thực sự là điểm mới so với các phương pháp đánh giá minh bạch thông tin khác, bởi nó cho phép các công ty có thé chủ động hon trong việc cải thiện niềm tin đối với các nhà đầu tư.
c) Chỉ số IDTRS (Information Disclosure and Transparency Ranking System) Nam 2003, Viện nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and
Futures Institute - SFI) dưới sự chi đạo của Sở Giao dich chứng khoán Đài Loan (TWSE)
và Sàn Giao dịch chứng khoán phi tập trung (GTSM) đã công bố Hệ thống xếp hạng mức độ công bồ và minh bạch hóa thông tin, viết tắt là IDTRS (Information Disclosure and Transparency Ranking System) dé đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tat ca các công ty niêm yét trên TTCK Đài Loan.
26
SFI đã thành lập một Uy ban Do lường mức độ minh bach hóa thông tin (Information Disclosure Evaluation Committee - IDE) dé xây dựng hệ thống chi số IDTRS. Tắt cả các công ty niêm yết trên 2 sàn giao dich chứng khoán TWSE va GTSM đều được chấm điểm, chỉ loại trừ một số công ty đang gặp khó khăn về tài ch ính. Các công ty được đánh giá dựa trên một hệ thống các tiêu chí về công bố thông tin. Năm 2003, khi bắt đầu tiến hành đánh giá, bộ tiêu chí này gồm 62 câu hỏi, năm 2004 là 88 câu hỏi và đến năm 2012 đã tăng lên 113 câu hỏi. Bộ tiêu chi gồm 5 nội dung chính, cụ thể:
Nội dung 1 - tuân thủ công bố thông tin bắt buộc: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến việc tuân thủ quy trình công bố thông tin cho các công ty niêm yết, về tổ chức họp báo, báo cáo thông tin quan lý, thông báo thay đối về giao dịch cô phiếu nội bộ, mua sam thanh lý tài sản, kiểm toán nội bộ, báo cáo tài chính...
Nội dung 2 - thời han báo cáo: Gồm các câu hỏi liên quan đến việc công bé thông tin đúng thời hạn các báo cáo tài chính năm, quý, các báo cáo thường niên; lãi - lỗ từ việc đầu tư vào Trung Quốc lục địa hay các chi nhánh nước ngoài khác; về ban giám đốc, ban kiểm soát trong doanh nghiệp; về cổ phiếu quỹ...
Nội dung 3 - công bố thông tin về dự báo tài chính: Gồm các câu hỏi, như: công ty có tự nguyện thông tin về dự báo tài chính hay không? Công bó các yếu tố có thé làm thay đôi kết quả sản xuất, kinh doanh thực tế so với kế hoạch không? Có cập nhật thông
tin dự báo theo đúng quy định không?...
Nội dung 4 - công bố thông tin trong các báo cáo thường niên nhằm đánh giá tính minh bạch về tình hình tài chính, khả năng hoạt động, chất lượng nhân viên, cơ cấu hội đồng quản trị và cơ câu sở hữu.
Nội dung 5 - công bố về website hoạt động: Gồm các câu hỏi đánh giá các thông tin trên website về tính dé dàng tiếp cận thông tin; về tính kịp thời của thông tin va các
câu hỏi khác.
d) Chỉ số CIFAR (the Center for International Financial Annalysis and
Research)
27
Chỉ số CIFAR (the Center for International Financial Analysis and Research). Chỉ số này được Trung tâm phân tích và nghiên cứu tài chính quốc tế xây dựng năm 1995 gồm 90 khoản mục thông tin tài chính và phi tài chính được công bố trên các báo cáo thường niên của các các công ty niêm yết. Một cách cụ thé, các khoản mục thông tin được sử dung dé tính chỉ số CIFAR bao gồm: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyên tiền tệ, phương pháp kế toán, dữ liệu giá cổ phiếu, quản trị công ty (giám đốc, HĐQT, lương thưởng, cổ đông lớn...) và các thông
tin khác.
3.2. Các lý thuyết nền về vấn đề nghiên cứu 3.2.1. Lý thuyết thông tin bat cân xứng
Lý thuyết thông tin bat cân xứng (Asymmetric Information Theory) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết này là G.A.Alerlot (1970), Michael Spence (1973) và tiếp tục được phát triển bởi Joseph
Stigliz (1975).
Một số liệu từ các nghiên cứu cho rằng các giảm đốc độc lập có thé thực hiện các hành động đề tăng minh bạch vì sự bất cân xứng thông tin thấp hơn có thê hỗ trợ các giám đốc độc lập trong việc giảm xung đột cơ quan phát sinh từ lợi thế thông tin của
nhà quản lí.
Bắt cân xứng thông tin hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, thị trường lao động, thị trường hàng hóa,... Trên TTCK, bất cân xứng thông tin xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985). Hệ qua của thông tin bat cân xứng là lựa chọn bắt lợi (Adverse Selection — AS)
và rủi ro dao đức hay tâm ý y lại (Moral harzard).
Lựa chọn bat lợi xảy ra ở bat kỳ thị trường nào tồn tại thông tin bất cân xứng.
Ở TTCK, do tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của nhà đầu tư phải thông qua người đại diện đề điều hành công
ty.
28
Theo Akerlof (1970), sự bất cân xứng thông tin xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn hoặc có thông tin tơt hơn một bên khác. Trong phạm vi nghiên cứu
này, trên TTCK hiện tượng này xảy ra khi công ty CBTT (BCTC) không đáng tin cậy
hay không chất lượng. Độ tin cậy của những công bố này các đối tượng muốn xác minh thì chủ yếu dựa vào báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán. Dé có những quyết định sáng suốt thì chất lượng BCTC là yếu tố hàng đầu đồng nghĩa rằng giảm được bất cân xứng thông tin, nâng cao chất lượng BCTC sẽ làm tăng niềm tin và giúp TTCK phát
triên.
Trải qua nhiều thập ki, lý thuyết về thi trường có thông tin bất cân xứng của nhóm tác giả George Akerlof và cộng sự đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại với hàng loạt ứng dụng đã được đưa vào thử nghiệm đối với thị trường không chỉ hàng hóa, dich vụ. Thông tin bat cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tưu sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại. Nói cách khác, thông itn bất cân xứng xuât shieenj khi người
mua và người bán có các thông tin khác nhau.
Lý thuyết thông tin bat cân xứng được sử dụng dé lý giải về việc phát tín hiệu ra thị trường hay công bồ thông tin tốt hoặc xấu của các công ty niêm yết. Đồng thời góp phan giải thích ảnh hưởng của nhân tố kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tai sản, tỷ suất đòn bảy tài chính hay mức độ tập trung quyền sỏ hữu đến tính minh bạch TTTC.
3.2.2 Lý thuyết ủy nhiệm của Jensen & Meckling (1976) (lý thuyết đại diện)
Trong bồi cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng lý thuyết người chủ - người đại diện hay còn gọi là Lý thuyết đại diện đã ra đời. Những nghiên cứu trước đây tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, phải đến năm 1976, dưới kết quả nghiên cứu của Michael C.Jensen va William H.Meckling trong tác pham “Theory of the firm: Managerial behavior,
agency costs and ownership structure” thi ly thuyét dai diện mới thật sự được quan tam
nhiêu.
29