NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông hộ trồng mãng cầu na trên địa bàn thành phố Tây Ninh (Trang 38 - 51)

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Một số khái niệm

a. Hợp tác xã Khái niệm

“Hợp tác xã” là khái niệm dùng dé chỉ một tổ chức kinh tế tập thé do ít nhất 7 thành viên cùng tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. HTX tạo ra việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tập thé các thành viên. HTX là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bình đăng và dan chủ (căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp

tác xã năm 2012).

HTX là một mô hình tô chức kinh tế phô biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tổn tại song song cùng các loại hình doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại cơ quan có thâm quyên.

Đặc điểm

Thứ nhất: HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội. Bởi bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì HTX còn tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động sản xuất, đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của mình. Phát triển của HTX không chỉ tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện phát triển

cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập. Ngoài ra, qua khái

23

niệm HTX, có thê thấy đây là sự thể hiện của hình thái kinh tế tập thể mang tính cộng đồng.

Thứ hai: HTX được xác định là một tô chức kinh tế có tính tập thể. Đây tổ chức được lập nên dưới sự tham gia của tập thé nhiều xã viên cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. HTX là sự sở hữu chung của tập thể.

Thứ ba: HTX có số lượng thành viên tối thiêu là 7. Việc thành lập HTX phải có ít nhất 7 thành viên tự nguyện tham gia. Thành viên của HTX có thể là cá nhân, hộ gia đình và cũng có thé là pháp nhân. Trong đó, nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp

pháp theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: HTX có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi

vốn của mình. Bởi tô chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bô luật Dân sự năm 2015. Tài sản của HTX không chỉ là tiền mà còn là các phần vật chất khác như tài sản hiện hữu có định, quyền sử dụng đất. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động của hợp tác xã đều do hợp tác xã chịu trách

nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.

Thứ năm: các thành viên của HTX tham gia không chỉ trên tinh thần tự nguyện, cùng lao động sản xuất, cùng làm việc, cùng đầu tư mà còn trên cơ sở cùng phân phối và cam kết sử dụng hàng hóa, dịch vụ do chính HTX cung cấp. Trong trường hợp các thành viên không sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX trong thời gian từ 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong HTX từ 2 năm trở lên thì có thé bị mat tư cách thành viên.

Vai trò

HTX có vai trò tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động, nhất là những người lao động ở khu vực nông thôn. Từ đó góp phần đảm bảo an sinh, an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khói đại đoàn kết.

HTX đã huy động tốt sức người, sức của dé thực hiện kiên cố hóa ha tang nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phát huy tốt vai trò dẫn dắt thành viên ở địa phương phát triển hiệu quả, bền vững.

Ưu, nhược điểm Ưu điểm

24

Thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thé riêng lẻ, thé hiện tính xã hội cao.

HTX thực hiện cơ chế quản lý trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay ít, các xã viên vẫn được bình đăng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề trong hoạt động của HTX.

HTX cho phép các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp.

Việc chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp

tác xã.

Nhược điểm

Cơ chế bình dang lam cho các thành viên dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với van đề của HTX, nên các thành viên tham gia sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà minh đã góp.

Từ đó mô hình HTX thường không thu hút được thành viên đóng góp nhiều vốn hơn.

Do số lượng thành viên tham gia thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó

khăn, phức tap trong quá trình quản lý HTX.

Khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.

b. Nông hộ Khái niệm

Nông hộ (hay còn gọi là hộ nông dân) là một trang trại nông nghiệp quy mô nhỏ,

lẻ kiểu gia đình theo mô hình tự túc tự cấp. Những hộ nông dân này làm nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiéu thủ công nghiệp,...hoặc kết hợp làm nhiều nghé, sử dụng lao động, tiền vốn của gia dinhg là chủ yếu dé sản xuất kinh doanh.

Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, sản xuất nông hộ gắn liền với nông thôn và mang tính thời vụ. Nông hộ vừa là đơn vị tiêu đùng vừa là đơn vị sản xuất. Sản xuất nông hộ là một đơn vị tế bào cơ sở của kinh tế nông nghiệp — nông thôn và cũng là tế bào của nền kinh tế quốc dân.

Đặc điểm

Các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện, vì lợi ích kinh tê của bản thân, gia đình và xã hội.

Z5

Là đơn vị kinh tế co sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Nông hộ có thé đồng thời thực hiện chức năng mà các đơn vi kinh tế khác không thực hiện được. Nông hộ có khả năng điều chỉnh rat cao trong mối quan hệ sản xuất — trao đổi — phân phối — tiêu dùng.

Tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối đầu với kinh tế HTX và kinh tế

nhà nước.

Do nằm trong khuôn khổ gia đình, nông hộ thường gặp các vấn đề về thiếu vốn, kĩ thuật canh tác thô sơ, sản phâm làm ra tự tìm nơi tiêu thụ, thương lái ép giá, không có

công lao động.

Vai trò

Đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Góp phần tạo việc làm ôn định, tăng thu nhập cho người lao động, khuyến khích

làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghẻo.

Góp phan làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho xã hội như lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất khâu. Đối với nước ta, kinh tế nông hộ tuy quy mô còn nhỏ và phân tán, lượng vốn còn ít nhưng đã cung cấp cho xã hội 95%

sản phẩm thịt, 90% lượng trứng và 93% sản lượng rau. Sản xua nông nghiệp của nông hộ chiếm 48% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

Góp phần sử dụng đầy đủ và hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.

3.2. Các chỉ tiêu kinh tế 3.2.1. Chỉ tiêu kết quả

a. Doanh thu

Doanh thu (DT) là tổng số tiền khi bán sản phẩm ra thị trường.

Sản lượng (Q) là số lượng thu hoạch hay sản xuất ra được trong quá trình sản xuất.

Giá bán (P) là giá đầu ra khi bán sản phẩm trên thị trường.

DT =P*Q

b. Tống chi phí

Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất TC = Chỉ phí lao động (CPLĐ) + Chỉ phí vật chất (CPVC)

Trong đó: CPLĐ = CPLĐ nhà + CPLĐ thuê

26

CPVC = CPVC mua + CPVC có sẵn Bao gồm:

+ CPVC mua (chi phí thuốc, phân bón, chi phí cho các dụng cụ lao động như máy bơm nước, máy xịt thuốc)

+ CPVC có sẵn (chi phí khấu hao): các tài sản phục vụ sản xuất nông nghiệp khi đầu tư cho sản xuất phải được khấu hao đều ra các năm sử

dụng.

c. Lợi nhuận

Lợi nhuận (LN) là số tiền thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí.

LN = DT-TC d. Thu nhap

Thu nhập (TN) là phan thu được sau khi trừ di tat cả các chi phi sản xuất không kể đến chi phi do gia đình đóng góp.

TN = DT —- CPVC — CPLĐ thuê 3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả

a. Tỉ suât lợi nhuận trên chi phí

Tỉ suất này nói lên rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng

lợi nhuận.

Tỉ suất lợi nhuan trên chỉ phi = =

b. Ti suất thu nhập trên chi phí

Tỉ suất này nói lên rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng

thu nhập.

Tỉ suất thu nhap trên chỉ phi = a

c. Tỉ suất doanh thu trên chi phí

Tỉ suất này nói lên rằng cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng

doanh thu.

Tỉ suất doanh thu trên chỉ phí = TeDT

27

3.3. Mô hình lý thuyết nghiên cứu ra quyết định

3.3.1. Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior — TPB)

Thuyét hành vi có kê hoạch (TPB) (Ajzen, 1991), được phát trién từ ly thuyet

hành động hợp ly (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975). Thuyết TRA cho rang ý định hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi này bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ (Attitude) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm). Trong đó, thái độ biểu hiện cho các yếu tố cá nhân, còn chuẩn chủ quan thể hiện sự ảnh hưởng của quan hệ xã hội. Thuyết TPB được xây dựng nhằm khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là biến nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1975). Theo TPB, ý định hành vi phụ thuộc vào thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Lý thuyết này được xem là tối ưu hơn TRA trong việc dự đoán

và giải thích hành v1 của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.

Hình 3.1. Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

Thái độ

Xu hướng hành

Chuẩn chủ quan _———*'' Hanh vi thực sựVI

Nhận thức kiểm

soát hành vi

Nguồn: Ajzen, 1991

28

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả a. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập sô liệu thứ câp

Là dữ liệu được thu thập từ những nguồn có sẵn, thường là những dit liệu đã qua tổng hợp.

Nghiên cứu cũng tiến hành thu thập những thông tin, số liệu về tình hình sản xuất mang cầu Ba Den, tình trạng tham gia HTX của nông hộ trồng mang cầu Bà Den ở thành phố Tây Ninh từ các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, báo, internet,... có liên

quan.

Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp được lấy thông qua việc phỏng vấn trực tiếp từ 60 hộ trồng mãng cầu ở xã Thạnh Tân và phường Ninh Sơn trên địa bàn thành phố Tây Ninh, cụ thể như sau:

Tại xã Thạnh Tân: tiến hành phòng van 30 hộ, trong đó 15 hộ tham gia vào HTX

và 15 hộ không tham gia vào HTX.

Tại phường Ninh Sơn: tiến hành phòng van 30 hộ, trong đó 15 hộ tham gia vào

HTX và 15 hộ không tham gia vào HTX.

b. Phương pháp xử lí số liệu

Mã hóa số liệu: các số liệu định tinh cần được chuyên đôi (mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng thì không cần mã hóa.

Nhập số liệu: các số liệu được thu thập và lưu trữ vào file dit liệu, cần phải thiết kế khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập dữ liệu.

Hiệu chỉnh số liệu: là việc kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính.

Các số liệu sau khi thu thập được, sẽ dùng phần mềm excel, eviews... để phân tích số liệu.

3.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu quả tài chính giữa hộ tham gia và hộ không

tham gia hợp tác xã.

29

So sánh tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc đề thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc.

3.4.3. Phương pháp hồi quy

a. Mô hình hồi quy Binary Logistic

Hồi quy Binary Logistic là một mô hình phổ biến trong nghiên cứu dùng dé ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra. Đặc trưng của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc chỉ nhận hai giá trị: 0 và 1. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội,...

mà chúng ta cần dự đoán khả năng xảy ra của nó như chiến địch quảng cáo có được chấp nhận hay không, người tiêu dùng có muốn mua sản phẩm hay không, người vay có trả được nợ hay không, công ty có phá sản hay không,... Những biến nghiên cứu có hai biểu hiện như vậy được mã hóa thành hai giá trị 0 và 1, được gọi là biến nhị phân.

Đối với biến phụ thuộc ở dạng nhị phân, thay vì chúng ta ước lượng giá trị của biến phụ thuộc Y theo biến độc lập X như ở hồi quy đa biến, thì trong hồi quy Binary

Logistic, chúng ta sẽ ước lượng xác suất xảy ra sự việc Y khi biết giá trị X. Lúc này, biến Y có hai giá tri 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện và | là xảy ra sự kiện. Nhờ vào đặc điểm này, chúng ta có thê tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sự việc (Y = 1) (khi xác suất du đoán lớn hơn 0.5), hoặc khả năng không xảy ra sự việc (Y = 0) (khi xác suất đự đoán nhỏ hơn 0.5).

Ta có hàm xác suât như sau:

1 eBo†1Xi+BaXa+-''+BnXn)

P,= Pƒ = 1) =E(Y =3)

~ {ts eehotBhiX1tB2X2t-+BnXn)

Trong đó Pi = P(Y = 1) = E(Y = 1/ X) là xác suất xảy ra sự kiện. Thực hiện các phép chuyên đối toán học, chúng ta thu được phương trình hồi quy Binary Logistic như

sau:

log.[—p] = Bo + ByX1 + BoX2 ++ + BuẨn

Trong do:

30

e Pi: xác suất xảy ra sự kiện (Y = 1)

e© I-P¡ xác suất không xảy ra sự kiện (Y = 0) e Bo: hang số hồi quy

eô BiB... Bn: hệ số hồi quy

b. Xây dựng mô hình

Mô hình xác suât tuyên tính được dùng đê phân tích các nhân tô ảnh hưởng đên

quyết định tham gia hợp tác xã của nông hộ trồng mang cầu na trên địa bàn thành phó

Tây Ninh được xác định như sau:

Y = f(Xi, X¿,..., Xn) Trong do:

Y: là một biến phụ thuộc có giới hạn vì chỉ nhận được 2 giá trị là 1 và 0

Y = 1: nông hộ tham gia vào HTX

Y = 0: nông hộ không tham gia vào HTX

Xi: biến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia HTX của nông hộ trồng

mãng câu na.

Do biến phụ thuộc là biến định tinh và chỉ nhận 2 giá trị là 1 và 0, nên mô hình Logit nhị phân ( Binary Logistic) được sử dụng trong trường hợp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến xác suất tham gia HTX. Mô hình Logit nhị

phân như sau:

V(P = 1)

mu =0) = Bo + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B„X¿ + B;Xs + B¿Xc + B;Ä;

+ BgXg + BoXo + Bi0X10

Với

P: xác xuất nông hộ tham gia hợp tác xã

P=1: Nông hộ tham gia vào hợp tác xã

P=0: Nông hộ không tham gia vào hợp tác xã

Xi là các biến độc lập

X¡: Tuổi của chủ hộ (Tuổi)

X2: Giới tính (1=nam, 0= nữ)

31

X3: Trình độ học van của chủ hộ (Số năm hoc) X¡: Kinh nghiệm trồng mang cầu na (Năm)

Xs: Kỳ vọng giá bán cho HTX so với giá thị trường (1= thấp hơn nhiều; 2=

thấp hon 1 phan; 3= tương đương; 4= cao hơn 1 phần; 5= cao hơn nhiều)

Xo: Kỳ vọng năng suất khi tham gia HTX so với không tham gia (1= thấp hơn nhiều; 2= thấp hơn 1 phan; 3= tương đương; 4= cao hơn 1 phan; 5= cao hơn nhiều)

X7: Kỳ vọng kỹ thuật khi tham gia HTX so với không tham gia (1= hoản toàn

không đồng ý; 2= không đồng ý: 3= trung bình; 4= đồng ý; 5= hoàn toàn đồng ý) Xs: Thu nhập phi nông nghiệp (triệu đồng/năm)

Xo: Tham gia các hiệp hội nông dân, đoàn thé, câu lạc bộ nông dân (1= có;

0= không)

X10: Được vận động tham gia HTX (1= có; 0= không)

c. Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình

Biến Hệ Diễn giải Kỳ Nguôn số vọng

Xi B, Tuôi của chủ hộ (Tuổi) = Dinh Phi Hồ va cộng sự,

2021

Xa ỉ8; Giới tớnh của chủ hộ (1=nam, 0= + Dinh Phi Hỗ và cộng sự,

nữ) 2021

Xs ỉ„ Trỡnh độ học vấn của chủhộ(Số + BEKELE, Eshetu Tefera, năm học) 2021

Xu ỉ, Kinhnghiộm trồng móng cầu na của - BEKELE, Eshetu Tefera,

chủ hộ (năm) 2021

Xs B; Ky vọng của chủ hộ về giá bán + mãng cầu cho HTX so với giá

bán cho thương lái (1= thấp hon nhiều; 2= thấp hon 1 phan; 3=

32

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông hộ trồng mãng cầu na trên địa bàn thành phố Tây Ninh (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)