NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Eoty Group (Trang 29 - 36)

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình

và các kết qua hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cau thành. Trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

a) Phan tích doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ san phẩm, cung cấp dich vu, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát với tình hình biến động về doanh thu, giúp doanh nghiệp phát hiện trọng tâm kinh doanh từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng giúp tạo nên nguồn tải liệu đề phân tích hoạt động doanh nghiệp.

b) Phân tích giá vốn

Là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn cung cấp đầu vào có giá phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhưng vẫn phải bảo được chất lượng luôn là mục tiêu hang đầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì nguồn giá ổn định bang cách thiết lập duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng và nắm rõ thị trường cung ứng đầu vào.

c) Phân tích chỉ phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà đoanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh

doanh. Chi phí là một phan quan trọng ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần quản lý và tối ưu hóa chi phí một cách có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến với khách

hàng.

d) Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận, trong kinh tế học là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chỉ phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận là kết quả đánh giá cuối cùng

của hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh từ

đó xác định được sự biến động doanh thu và chi phí giúp nhà quản lý đánh giá mức độ ảnh hưởng đến yêu tố đến hoạt động kinh doanh, đề ra phương pháp tối đa hóa lợi nhuận

của doanh nghiệp.

3.1.2. Các tỷ số tài chính

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một van đề quan tâm của cả nhà đầu tư bên trong, bên ngoài doanh nghiệp cũng như các bên liên quan. Chính vì thế, thông qua việc đánh giá hiệu quả tài chính, nhà đầu tư sẽ định hướng đúng dé đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cũng như có bước điều chỉnh nguồn vốn phù hợp.

a) Tỷ số hoạt động

Công ty dựa trên chỉ số hiệu quả hoạt động đo lượng tài nguyên mà công ty đầu tư vào khâu quản lí hàng tồn kho và việc thu hồi. Vì một doanh nghiệp thường hoạt động dựa trên nguyên vật liệu, hàng tồn kho và nợ. Cho nên nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động giúp xác định hiệu quả quản lí của công ty trong các khâu này. Hơn thế nữa, còn giúp đo lường hiệu quả cơ cấu tô chức và khả năng sinh lời của một công ty, so sánh quy trình hoạt động của một công ty với các đối thủ cạnh tranh và những công ty cùng ngành khác. Và giúp hình thành cơ sở dé so sánh các báo cáo giữa nhiều kì khác nhau dé nhận biết những thay đổi.

— Khả năng thanh toán hiện hành: Là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ nần một cách tổng quát của doanh nghiệp.

Tổng giá trị tài sản ngắn hạn Kha năng thanh toán hiện hành = —— PTung ee Tổng nợ ngắn hạn phải thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.

Tai sản ngắn han—Hang tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = =

No ngan han

- Vòng quay tông tài san: La chi số cho biết mỗi đồng dau tư vào tổng tai sản tao ra được bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần Tổng tài sản trung bình

Vòng quay tổng tài sản =

- Vòng quay hàng tồn kho: Là chỉ số thê hiện trong 1 kỳ hàng tồn kho quay được may vòng, phan ánh hiệu qua của hoạt động quản trị hàng tồn kho.

Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho =

- Kỳ thu tiền bình quân: Là chỉ số thê hiện khoảng thời gian thu về các khoản nợ

phải thu của khách hàng nợ doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý các khoản nợ phải thu.

Giá trị khoản phải thu bình quan*360 Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân = b) Tỷ số sinh lời

Nhóm tỷ số sinh lời là yếu tố vô cùng quan trọng của mỗi công ty giúp xác định

được khả năng sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ty suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Là chi số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tai sản sẽ tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phan ánh hiệu quả

sử dụng tải sản.

Lợi nhuận sau thuế

Tý số lợi nhuận trên tổng tài sản = — :

y l l 8 Tong tai san binh quan

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng đảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.

Lợi nhuận sau thuế

Ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = —

y ° : Vốn chủ sở hữu bình quan

c) Mô hình Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng dé phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thé phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong

các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công cụ nảy lại khá đơn

giản, các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản hoản toàn có thé áp dung dé phân tích các chỉ số của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

ROE = ROA * Don bẩy tai chính

Lợi nhuận ròng _ Lợi nhuận ròng „ Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng _ Lợi nhuân ròng „ Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Vốn chủ sở hữu 3.1.3. Phân tích ma trận SWOT

a) Yếu tố trong ma trận SWOT

Dé phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

- Thế mạnh (S): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.

- Điểm yếu (W): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.

- Cơ hội (O): Nhân tô môi trường có thể khai thác dé giành được lợi thế.

- Thách thức (T): Nhân tố môi trường có thé tác động tiêu cực đến doanh nghiệp

hoặc dự án.

b) Phương pháp phân tích ma trận SWOT - Bước 1: Tạo lập ma trận SWOT

Liệt kê đầy đủ các yếu tố, việc tiếp theo cần làm là tạo lập chiến lược dua vao các yêu tố đã xác định trước đó.

+ Uu tiên phát triển những thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp.

+ Những điểm yếu cần được khắc phục kip thời để tránh rủi ro.

+ Nhận diện và tận dụng tốt các cơ hội.

- Bước 2: Tìm ra thế mạnh

Đề xác định điểm mạnh của doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược Marketing,

bạn nên đặt ra một vài câu hỏi như:

+ Điều gì làm khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp ?

+ Doanh nghiệp của bạn làm tốt các đối thủ cạnh tranh ở mang nao ? + Thương hiệu mà bạn đang xây dựng có tính độc đáo như thé nao ? + Doanh nghiệp bạn có tài nguyên gì mà đối thủ không có ?

- Bước 3: Nhận diện điểm yếu

Bat kỳ cá nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có điểm yếu riêng. Muốn trở nên thực sự mạnh mẽ và tiến nhanh trên con đường đi đến mục tiêu, bạn phải thang thắn nhận diện và loại bỏ những điểm yếu đó. Muốn xác định được điểm yếu của mình trước hết doanh nghiệp bạn phải có một cái nhìn tổng quan về vấn đề đó, tôn trọng và đánh giá chính xác đối thủ cạnh tranh.

- Bước 4: Nhận diện cơ hội

Cơ hội này do chính doanh nghiệp bạn tạo ra và nếu nhận được sự hưởng ứng của thị trường, doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng. Dé nam bắt được những cơ hội kịp thời, mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện công việc cơ bản trong nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp.

- Bước 5: Nhận biết rủi ro

Thách thức đôi khi cũng có thé biến thành cơ hội dé đây nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp. Đề biến rủi ro thành cơ hội, bạn cần tập trung tối đa điểm mạnh đang sở hữu, giúp chúng có môi trường phát triển mạnh mẽ.

3.2. Phuong pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đối với nguồn thông tin sơ cấp: Thông qua phương pháp quan sát những vấn đề cơ bản về bộ máy hoạt động, đội ngũ nhân viên, cách tổ chức quản lý của công ty,...

trong khoảng thời gian thực tập, qua đó phân tích kết quả và có được đữ liệu.

Đối với nguồn thông tin thứ cấp:

— Dữ liệu từ các bải báo, tạp chí nghiên cứu khoa học về hoạt động sản xuất kinh

doanh.

— Bảng cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Công Ty Cổ Phần EotyGroup do phòng Kinh doanh cung cấp.

— Số liệu từ phòng nhân sự Công Ty Cổ Phần EotyGroup dữ liệu trong bai khóa luận được thu thập, ghi chép tổng hợp, phân tích, kiểm tra, sảng lọc sau đó tiễn hành thống kê và tiễn hành xử lý số liệu từ các nguồn số liệu sau đây:

+ Bảng cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Công Ty Cổ Phần EotyGroup do phòng Kinh doanh cung cấp.

+ Dữ liệu từ phòng nhân sự Công Ty Cổ Phần EotyGroup.

+ Dữ liệu từ các bài báo, tạp chí nghiên cứu khoa học về hoạt động sản xuất kinh

doanh.

3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Số liệu từ được thu thập, ghi chép sẽ được tổng hợp, phân tích, kiểm tra, sàng lọc sau đó tiễn hành thống kê và tiến hành xử lý số liệu bằng cách sử dụng tổng hợp, so sánh và đánh giá kết quả hoạt động của công ty.

Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các yêu tố ảnh hưởng được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Giúp so sánh sự tăng trưởng hay giảm của các yếu tố về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2019 đến năm 2021. Nhờ đó, công ty có cái nhìn khái quát được những yếu té nao ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2019 đến năm 2021.

So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) góc.

So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ năm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến

động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối động thái: Dùng dé phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ biến động của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: yi /y0 (= 1,n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y (+ 1)/yi G@= 1, n)].

- Số tương đối điều chỉnh: Số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong từng chỉ tiêu phân tích về cùng một thời kỳ nhằm đưa phạm vi so sánh hẹp hơn, giảm được sự khập khiéng của phương pháp so sánh. Vi dụ: khi đánh giá sự biến động của doanh thu ban hàng điều chỉnh theo số lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng biến động của giá trị san lượng tính theo giá cố định của 1 năm nào đó...

Phương pháp đánh giá dựa trên việc tổng hợp, so sánh phân tích số liệu dé nêu lên các ưu điểm, nhược điềm trong công tác hoạch định doanh thu, chi phí, lợi nhuận va xác định kết quả kinh doanh từ năm 2019 đến năm 2021, từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Eoty Group (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)