KET QUA VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng của mật số và chu kỳ phóng thả ong ký sinh ấu trùng Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) đến hiệu quả kiểm soát sâu đầu đen Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae) hại dừa (Trang 32 - 51)

3.1 Xác định mật số phóng thả ong ký sinh B. hebetor phù hợp tại Bến Tre

Vườn 1 không thả ong ký sinh

Hiện trạng vườn được ghi nhận tại thời điểm trước và sau khi tiến hành thí nghiệm hình 3.1 và hình 3.2. Quan sát nhận thấy ban đầu xuất hiện các lá chét và một vài tàu lá bị cháy, màu xám khô, diện tích nhiễm lây lan nhanh chóng và mức độ gây hại ngày một gia tăng. Trong quá trình thí nghiệm ghi nhận các triệu chứng điển hình như: tàu lá khô và cháy, thân cây teo tóp, co thắt lại, sinh trưởng kém. Hiện trạng sau thí nghiệm, vườn bị gây hại nghiêm trọng, các tàu lá héo khô và rủ xuống, thân cây uốn cong lại hình thành vết eo và không còn thấy sự xuất hiện của trái. Một số tàu lá mới vươn lên tuy nhiên vẫn bị sâu tiếp tục tan công, đồng thời tàu lá có xu hướng nhỏ và ngắn dan lai.

Biểu hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng ở cây do khả năng quang hợp kém.

Vườn ít được chăm sóc do chủ vườn không thường xuyên có mặt ở địa phương. Vườn

đang được trồng mới, nhưng cây con cũng đang xuất hiện triệu chứng bị sâu đầu đen

Hình 3.2 Vườn | không thả ong sau 4 tháng

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

(%)

1

Chi sé ha Mật số sâu (con/30 lá chét)

Hình 3.3 Diễn biến mức độ gây hại sâu đầu đen hại dừa tại vườn 1

Diễn biến mức độ gây hai của sâu đầu đen được trình bay tại biéu đồ hình 3.3.

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ cây bị hại trên vườn là 100%, tỉ lệ tàu lá bị hại dao động từ 92,33 - 99,13%. Chi số hại ghi nhận tăng liên tục từ 64,82% lên đến 91,62%, ở giai đoạn 45 ngày cuối thí nghiệm chỉ số hại có xu hướng đi ngang. Mật số nhộng dao động

từ 7,4 - 21,2 con/30 lá chét. Mật số sâu dao động từ 10,6 - 39,4 con/30 lá chét. Tăng dần từ lần điều tra đầu tiên đến lần điều tra thứ 3 từ 24,4 lên 39,4 con/30 lá chét, sau đó giảm dan về 10,6 con/30 lá chét khi kết thúc thí nghiệm. Sự suy giảm mật số sâu được lý giải là đo chỉ số hại tăng cao, phản ánh phần lá xanh còn lại ít, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh

thức ăn của ấu trùng và sự di trú của thành trùng sâu đầu đen. Đồng thời một phần sự

suy giảm là do việc tiến hành đồn hạ cây bị gây hai nặng.

Vườn 2 thả mật sô 500 cặp ong ký sinh/1000 m2£

Vườn có xử lý qua bằng thuốc hóa học trước thời điểm thí nghiệm 1 tháng nhưng khi điều tra thấy phát hiện nhiều vết cắn mới với mật số cao. Hiện trạng ban đầu tại vườn vẫn còn các tàu lá khô do đợt sâu hại lần trước gây ra. Sau thí nghiệm, ghi nhận vườn bước đầu phục hồi về khả năng đậu trái, năng suất quả, lá mới không còn triệu chứng gây hại. Vườn được chăm sóc tốt, nên góp phần rút ngắn thời gian phục hồi của cây.

A: Vườn 2 trước phóng thả; B: Vườn 2 sau phóng thả (1 tháng)

Diễn biến mức độ gây hại của sâu đầu đen được trình bay tại biéu đồ hình 3.5.

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ cây bi hại trên vườn là 100%, tỉ lệ tàu lá bi hại dao động từ 91,55 - 93,07%. Trong đó, tăng từ 91,75 - 93,07% trong 3 lần điều tra đầu tiên, sau đó giảm không liên tục về 91,55%. Chi số hại ghi nhận tăng từ 56,94 - 66,70%, sau đó có xu hướng giảm nhẹ còn 63,80%. Mật số nhộng dao động từ 1,8 - 14 con/30 lá chet.

Mật số sâu dao động từ § - 36,4 con/30 lá chét. Số sâu có xu hướng tăng trong 1 tháng đầu tiên từ 26,6 lên 36,4 con/30 lá chét, sau đó bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên mật số sâu vẫn còn cao hơn so với hiện trạng ban đầu. Sau 2,5 tháng thì mật số sâu và chỉ số hại bat đầu cùng giảm, đồng thời ghi nhận mật số sâu đầu đen thấp hơn lúc ban đầu và giảm dần về 8 con/30 lá chét.

0 = ss

68% 36.40 40

66% - 34.20 - 35

64% 26.60 30 Š

<8

62% - - 25c

ơ an

= 60% - - 20 §g a

“9 58% | 154 YD 56% 10 &

=

54% - _5 52% - -0

1 2 3 4 5 6 a 8 9

mmm Chi số hai(%) —'—Mật số sâu (con /30 lá chét)

Hình 3.5 Diễn biến mức độ gây hại sâu đầu đen hại dừa tại vườn 2 Vườn 3 thả mật số 1500 cặp ong ký sinh/1000 m?

Hình 3.6, ghi nhận hiện trạng trước và sau khi phóng thả ong ký sinh tại vườn.

Theo đó, trước khi phóng thả, vườn dừa được ghi nhận bị gây hại nặng, cháy khô các

tàu lá già phía dưới, chỉ còn lại một vài tàu lá non xanh vươn lên ở ngọn, nhiều vết cắn mới, mật số sâu hại ở mức cao, có hiện tượng rụng quả sớm. Hiện trạng vườn sau phóng thả, các tàu lá có sự giảm mạnh vết ăn mới, cây dừa đang được phục hồi bắt đầu xuất hiện nhiều tàu lá mới, mật số sâu giảm đáng kể, không còn hiện tượng rụng quả sớm,

năng suât và sản lượng tăng dân.

Hình 3.6 Vườn 3 trước và sau phóng thả (1 tháng)

A: Vườn 3 trước phóng thả; B: Vườn 3 sau phóng thả (1 tháng)

71% 50

= 43.20 45

69% - s

68% | S

$ 67% ầ

EZ 66% - E1

Ð saw Š

63%

62% — —_ MEN 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Chỉ số hai(%) —'—Mật số sâu (con/30 lá chét)

Hình 3.7 Diễn biến mức độ gây hại sâu đầu đen hại dừa tại vườn 3

Kết quả điều tra ghi nhận tỉ lệ cây bị hại trên vườn là 100%, tỉ lệ tàu lá bị hại đao

- 94,27% sau đó giảm liên tục về mức 92,34%. Chỉ số hại tăng từ 65,34 lên 70,20%, sau đó giảm nhẹ còn 67,60%. Mật số nhộng dao động từ 3,2 - 18,6 con/30 lá chét. Mật số sâu ghi nhận mức tăng từ 32,2 - 43,2 con/30 lá chét trong 15 ngày đầu sau phóng thả.

Sau đó mật số giảm dần qua các lần điều tra và xuống còn 9,2 con/30 lá chét ở lần điều tra cuối cùng. Số liệu dién biến mức độ gây hại được trình bày tại biéu dé hình 3.7. Sự gia tăng mật số sâu và chỉ số hại nhanh chóng là do vị trí vườn nằm ở điểm bùng phát sâu đầu đen gây hại tại xã Mỹ Thành An. Đồng thời chủ vườn không thường xuyên có mặt nên việc chăm sóc, quản lý còn hạn chế làm cây dừa phục hồi chậm.

Hình 3.8 Vườn 4 trước và sau phóng thả (1 tháng) A: Trước phóng thả; B: Sau phóng tha (1 tháng)

Vườn xuất hiện sâu hại phần diện tích tiếp giáp với đường giao thông, sau đó lan dần vào phía trong vườn. Do đó phần tiếp giáp phía ngoài ghi nhận bị gây hại nặng hơn.

Vườn có các triệu chứng điển hình do sâu đầu đen gây hại như: tàu lá khô, cây chậm phát triển, thân co thắt, quả bị méo và rụng sớm. Hình 3.8 ghi nhận hình ảnh hiện trạng vườn trước và sau khi phóng thả. Sau thời gian kiểm soát, sâu đầu đen tại vườn đã được

khống chế tốt. Cây dừa đang trong giai đoạn hồi phục với chi số hại được ghi nhận thấp hơn mức trước khi tiến hành thí nghiệm. Phần diện tích tiếp giáp lộ đang ra những tàu

lá mới.

Kết quả điều tra ghi nhận tỉ lệ cây bị hại trên vườn là 100%, tỉ lệ tàu lá bị hại dao động từ 93,67 - 89,8%. Chỉ số hại từ 63,68 tăng lên 67,79%, sau đó liên tục giảm còn 61,08%. Mật số nhộng tăng từ 4,4 lên 9,2 con/30 lá chét, sau đó giảm liên tục đến không còn phát hiện nhộng. Mật số sâu ghi nhận mức tăng từ 18,6 lên 21,4 con/30 lá chét trong 15 ngày đầu sau phóng thả. Sau đó mật số giảm dần qua các lần điều tra và xuống còn 2,8 con/30 lá chét ở lần điều tra cuối cùng. Số liệu diễn bién mức độ gây hại được trình bay tại biéu đồ hình 3.9. Vườn có ghi nhận sự xuất hiện thường xuyên nhiều loài thiên địch như bọ đuôi kìm Chelisoches sp., kiến vàng Oecophylla smaragdina, ong ky sinh

nhộng Brachymeria sp., ong ky sinh nhộng Trichospilus pupivorus.

70% 25 21.40

68%

66%

aDs&

62% Mật số sâu (con/30 lá chét)

Chỉ số hại (%)

60%

58%

56%

Hình 3.9 Diễn biến mức độ gây hại sâu đầu đen hại dừa tại vườn 4

Bang 3.1 Mật số sâu đầu den gây hại tại các thời điểm theo dõi (con/30 lá chét)

Thời điểm theo đõi (ngày)

Nghiệm thức Trước

15 30 45 60 75 90 105 120 phóng thả

Không thả ong 24.4 30,8ab 39,4a 33,6a 29,8a 25,/2a 18,2a 15,8a 10,6a 500 cặp ong ký

26,6 34,2ab 36,4a 31,2a 27,24 22,2a 15,6a 12,6a 8,0a

sinh/1000 m?

1500 cap ong ky

32,2 43,2a 38,8a 34,6a 28,4a 23,6a 16,2a 13,8a 9,2a

sinh/1000 m?

2500 cap ong ky

18,6 21,4b 16,6b 13,6b 11,0b 8,4b 5,6b 4,8b 2,8b sinh/1000 m?

CV (%) 40,8 31,8 2751 21,4 21,0 22,4 25,9 Pa 47,2 Ftinh lộ 3,8* doe 13,37" 1512" 15°" 122%" 11,0" 4,4*

Trong cùng 1 cột, những số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê ở nức a = 0,05; "*: khác biệt không

có y nghĩa, *: khác biệt có y nghĩa ở mức a = 0,05; **: khác biệt có ÿ nghĩa ở mức a = 0,01.

Qua bảng 3.1 ta thấy, tại thời điểm điều tra trước phóng thả ghi nhận mật số sâu tại vườn 3 với mật số phóng thả 1500 cặp ong ký sinh/1000 m? có mật số sâu cao nhất là 32,2 con/30 lá chét, tiếp đến là vườn 2 thả 500 cặp ong ký sinh/1000 m? với mật số được ghi nhận là 26,6 con/30 lá chét, tiếp đến là vườn 1 không thả ong ký sinh với mật số sâu ghi nhận là 24,4 con/1000 m?. Thấp nhất tại vườn 4 thả mật số 2500 cặp ong ký sinh/1000 m2 với mật số sâu 18,6 con/30 lá chét sự khác biệt giữa các vườn không có ý nghĩa thống kê.

Sau 15 ngày phóng thả, mật số sâu ghi nhận cao nhất tại vườn 3 với mật số 43,2 con/30 lá chét. Và thấp nhất tại vườn 4 với mật 21,4 con/30 lá chét khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này được cho là do vi trí vườn 3 nằm trong khu vực gây hại nặng Mỹ Thành An và mật số thiên địch có sẵn tại vườn 4 gây ra. Vì theo kết quả nghiên cứu vòng đời ong B. hebetor cái trên ký chủ sâu đầu đen, cần trung bình 10 ngày ké từ ngày ký sinh một thế hệ mới được sinh ra. Nên tại thời điểm này ong B. hebetor chưa đủ khả năng nhân mật số cũng như tự thiết lập quần thê ngoài tự nhiên. Đồng thời cũng ghi nhận mật số sâu tại vườn 4 và vườn 1 không thả ong khác biệt không có ý nghĩa thống

kê.

Từ ngày 30 sau phóng thả, ta nhận thấy mật số sâu tại vườn 3 và vườn 4 đã bắt đầu có sự suy giảm. Trong khi vườn 1 và vườn 2 vẫn tiếp tục tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng kiểm soát bước đầu có hiệu quả. Vườn 2 vẫn còn sự gia tăng mật số sâu là do mật số ong phóng thả ở mức thấp nhất nên chưa đủ số lượng ong B. hebetor dé thiết lập quan thé kiểm soát sự phát triển của sâu hại. Kết quả ghi nhận tại vườn 2 giống với kết quả thí nghiệm của Chomphukhiao va ctv (2018). Ghi nhận thêm tại vườn 2 và vườn 3 có nhiều sâu ở độ tuổi 1 và tuổi 2.

Từ ngày 45 sau phóng thả đến khi kết thúc thí nghiệm ghi nhận sự suy giảm mật số sâu tại cả 4 vườn. Nguyên nhân ghi nhận tại vườn 1 là do sự cạnh tranh nguồn thức

ăn và di trú. Trong khi 3 vườn còn lại là do tác động của ong ký sinh gây ra. Trong đó

vườn 3 được ghi nhận là từ vườn có mật số sâu cao nhất, sau thời điểm 45 ngày đã có sự suy giảm đáng kể và ngang bằng với mật số sâu tại vườn 2, đù vườn nằm trong khu

vực bùng phát sâu hại, nguyên nhân chính được cho là tác động của việc B. hebertor ky

sinh. Vườn 4, mật số sâu giảm rõ rệt và luôn duy trì mức thấp nhất, chỉ còn 2,8 con/30

lá chét khi kết thúc thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó vườn 2 đã bắt đầu ghi nhận giảm liên tục mật số sâu. Qua đó có thê thấy hiệu quả kiểm soát ghi nhận tại tat cả vườn thả ong. Một điều nữa có thé nhận thấy, đối với vườn không tha ong ký sinh thì mặc dù có sự suy giảm mật số nhưng vẫn luôn có mật số cao nhất trong 4 vườn ké từ 45 ngày trở về sau.

Kết quả trên cho thấy việc phóng thả ong ký sinh mang lại hiệu quả kiểm soát sau 1 tháng kế từ thời điểm phóng thả vườn 3 và vườn 4, hiệu quả tại vườn 2 ghi nhận tại thời điểm 45 ngày sau phóng thả. Ghi nhận trên giống với nhận định trong nghiên cứu của Chomphukhiao và ctv (2018) và cũng như kinh nghiệm thực tế của nhiều hộ nông dân sản xuất dừa có thả ong ký sinh.

Dù có giảm về mật số sâu nhưng tại vườn 2 và 3 không ghi nhận sự khác biệt ý nghĩa so với vườn 1 không thả khi kết thúc thí nghiệm. Lý do được cho là B. hebetor có đặc tính lựa chọn loài ký chủ và lựa chọn tuổi ký chủ, chúng sẽ ưu tiên tìm và ký sinh trên những cá thé trường thành tuổi 5 và tuổi 6. Vì 2 độ tuổi sẽ là nguồn dinh dưỡng day đủ đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ sau.

Bảng 3.2 Khả năng kiểm soát mật số sâu đầu đen tại các thời điểm theo dõi (%) Khả năng kiểm soát (%)

Sau phóng thả

(gay) 500 cap ong ky 1500 cap ong ky 2500 cap ong ky

sinh/1000 m? sinh/1000 m? sinh/1000 m?

60 16,3 27,8 51,6

90 31,3 32,6 59,6

120 30,8 34,2 65,4

Hiệu quả kiểm soát được tinh bang công thức Henderson - Tilton, cho kết qua ghi nhận đạt hiệu quả 14,8%, 22,0% và 46,9% lần lượt tại các nghiệm thức 500, 1500 và 2500 cặp ong ký sinh/1000 m? dừa sau 2 tháng ké từ ngày phóng thả. Kết thúc thí nghiệm ghi nhận vườn thả mật số 500 cặp ong ký sinh/1000 m? dừa đạt hiệu quả kiểm soát 30,8%. Vườn thả mật số 1500 cặp ong ký sinh/1000 m? dừa đạt hiệu quả 34,2%.

Và ghi nhận hiệu quả kiểm soát 65,4% tại mức mật số 2500 cặp ong ký sinh/1000 m?

dừa sau 4 tháng ké từ ngày phóng thả, kết quả ghi nhận tại bảng 3.2.

Bang 3.3 ghi nhận mật số nhộng tại 4 vườn thời điểm trước phóng thả khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Vườn có mật số nhộng cao nhất 12 con/30 lá chét được ghi nhận là vườn 3 với mật số phóng thả 1500 cặp ong ký sinh/1000 m?. Mật số nhộng thấp nhất được ghi nhận tại vườn 4 mật số thả 2500 cặp ong ký sinh/1000 m2. Hai vườn còn lại có mật số tương đương nhau lần lượt là 8,6 và 8,4 con/30 lá chét tại vườn không thả và thả

500 cặp ong ký sinh/1000 mổ.

Mật số nhộng có sự gia tăng ở cả 4 nghiệm thức sau 15 ngày kề từ ngày phóng thả. Sau 30 ngày vườn 4 ghi nhận sự suy giảm, trong khi mật số nhộng tiếp tục tăng tiếp ở 3 vườn còn lại. Sự khác nhau này được cho là ảnh hưởng bởi quần thể thiên địch có tại vườn 4. Sự gia tăng mật số nhộng cũng cho ta thấy quá trình phát triển, lớn mạnh của quan thể sâu đầu đen. Ghi nhận tại thời điểm nay mật số sâu cũng đang ở mức cao.

Từ 30 - 60 ngày sau phóng thả, có sự suy giảm mật số nhộng ở đồng thời cả 4 vườn. Việc mật số sâu ghi nhận giảm do tác động bởi quá trình phóng thả ong ký sinh ghi nhận ở trên đã làm mật số nhộng cũng chịu ảnh hưởng cùng xu hướng.

Sau 120 ngày ghi nhận, vườn 4 luôn có mật số nhộng thấp nhất trong suốt quá trình thí nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa so với các vườn còn lại. Vườn 3, mật số nhộng ban đầu cao nhất và vườn 2 có mật số nhộng tương đương với vườn không thả. Nhưng khi kết thúc thí nghiệm, cả hai vườn có mật số nhộng thấp hơn vườn không thả khác biệt rất có ý nghĩa. Đồng thời ghi nhận khác biệt giữa hai vườn không có ý nghĩa thống kê.

Ghi nhận thêm tại vườn 2 và vườn 3 mật số nhộng đột ngột tăng tại thời điểm 60 - 75 ngày. Nguyên nhân được cho là do lứa sâu ở lần điều tra 30 - 45 ngày sau phóng thả đã bắt đầu chuyên qua giai đoạn mới. Sau đó mật số nhộng giảm dần đến khi kết

thúc thí nghiệm.

Bang 3.3 Mật số nhộng sâu đầu den gây hại tại các thời điểm theo đõi (con/30 lá chét)

Thời điểm theo doi (ngày)

Nghiệm thức

Trước phóng thả 15 30 45 60 75 90 105 120 Khong tha ong 8.6b 16,0a 21,2a 20,0a 16,8a 13,6a = 11,2a 92a 7,4a

500 cặp ong ký sinh/1000 m? 8.4b 9,2b 14,0b 12,8b 9,6b 10,2a 7,2a 3,6be 1,8bc 1500 cặp ong ký sinh/1000 m7 12a 17,4a 18,6ab 13,4b 11,2b 12,6a — 8,0a 6,8ab 3,6b 2500 cặp ong ký sinh/1000 m2 4.4c 9 2b 6,4c 2,8¢ 0,8c 0,0b 0,4b 0,0c 0,0c

CV (%) 29,9 33,0 27,8 31,3 32,3 30,0 46,4 55,1 68,6 Ftinh 7,8°* 5,21* 12,1** 17,2** 22,9** 26,1** 10,7** 10,9** 10,4**

Trong cùng 1 cội, những số có cùng ky tự di kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức a = 0,05; *: khác biệt có ý

nghĩa ở mức œ = 0,05; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức œ = 0,01.

Bảng 3.4 Khả năng kiểm soát mật số nhộng sâu đầu đen tại các thời điểm theo dõi (%) Khả năng kiểm soát (%)

Sau phóng thả

iNgay) 500 cap ong ky 1500 cap ong ky 2500 cap ong ky

sinh/1000 m? sinh/1000 m? sinh/1000 m?

60 41,50 52,22 90,69

90 34,18 48,81 93,02

120 75,10 65,14 100,00

Hiéu qua kiểm soát tai thời điểm 60 ngày ghi nhận dat hiệu qua lần lượt là 41,5;

52,2 và 90,7% tại vườn 2, 3 và 4. Do sự gia tăng mật số nhộng nêu ở trên nên tại thời điểm 90 ngày sau phóng thả ghi nhận kha năng kiểm soát tại vườn 2 và 3 có sự suy giảm lần lượt đạt 34,2 và 48,8%. Kết thúc thí nghiệm, vườn 4 có khả năng kiểm soát nhộng

cao nhất đạt 100%, vườn 3 kiểm soát đạt 65,1% và vườn 2 ghi nhận đạt 75,1%.

Việc điều tra đánh giá mật số nhộng, cũng như khả năng kiểm soát ở từng nghiệm thức cho thấy rằng việc phóng thả ong ký sinh B. hebetor ngoài việc ký sinh giảm mật số sâu còn góp phần gián tiếp tác động đến mật số nhộng còn lại trên vườn. Qua đó có thê thấy, kết quả đánh giá mật số sâu tại vườn 2, 3 và 4 ở trên chỉ là một phần của quá trình kiểm soát, đồng thời cho thay những ưu điểm đặc biệt của loài ong B. hebetor so

với các loài ký sinh khác.

Với các kết qua đã nêu ở trên có thé nhận thay, với mật số 1500 và 2500 cặp ong ký sinh/ 1000 m? dừa ghi nhận mật số sau giảm sau 1 tháng phóng thả, trong khi mật số 500 cặp ong ký sinh/1000 m? dừa phải cần thêm thời gian dé có thé nhân mật số và bat đầu kiểm soát hiệu quả từ sau 45 ngày. Ghi nhận với mức mật số cao nhất 2500 cặp ong ký sinh/1000 m? dừa khả năng kiểm soát nhanh hơn và đạt hiệu quả kiểm soát 64,5%

sâu. Ong ký sinh ấu trùng B. hebetor ngoài việc ký sinh trực triép những ấu trùng tuổi 5

và 6, làm giảm mật sô sâu trên vườn còn gián tiép kiêm soát mật sô nhộng trên vườn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng của mật số và chu kỳ phóng thả ong ký sinh ấu trùng Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) đến hiệu quả kiểm soát sâu đầu đen Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae) hại dừa (Trang 32 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)