3.1 Anh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến thời gian sinh trướng và phát triển của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác, thời điểm trồng để đạt được hiệu quả tối ưu. Vì đặc thù của ngành trồng hoa nên cần canh chỉnh thời điểm thu hoạch cho phù hợp với phong tục tập quán cụ thể những ngày lễ cúng (ngày 1 âm lịch, ngày rằm 15 âm lịch mỗi tháng) và đặc biệt là vào những dip lễ Tết dé có giá thành tốt nhất.
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến thời gian sinh trưởng phát triển của
hoa cúc đơn cắt cành trông tại Đà Lạt
Khoảng cách(cm) Ngày ranụ(NST) Ngày ra hoa (NST) TGSTPT (NST) 10 x 08 67,5 a 78,3 a 88,3 a 10x 10 67,5a 78,3a 883a 10x 12 (ĐC) 67,3 ab 78,0 ab 88,0 ab
10x 14 66,8 b 77,3b 87,3 b CV (%) 0,5 0,6 0,5
F tinh 4.5" 3,9 3,9
Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm thé hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê ở mức a = 0,05; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,05; NST: ngày sau trồng; TGSTPT: thời gian sinh trưởng phái trién.
Kết quả Bang 3.1 cho thấy ngày ra nụ của 2 khoảng cách trồng 10 x 08 và 10 x 10 cm là trễ nhất (67,5 NST), khác biệt có ý nghĩa trong thống kê so với khoảng cách trồng 10 x 14 cm có thời gian ra nụ sớm nhất (66,8 NST).
Ngày ra hoa quyết định thời điểm cắt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khoảng cách trồng, nhiệt độ, lượng nước, phân bón. Khoảng cách trồng 10 x 08 va 10 x 10 em có thời gian ra hoa trễ nhất (78,3 NST), khác biệt có ý nghĩa trong thống kê so
Thời gian sinh trưởng phát triển của hoa cúc đơn thí nghiệm dao động từ 87,3 đến 88,3 ngày, khác biệt có ý nghĩa trong thống kê giữa các nghiệm thức. Thời gian sinh trưởng của cây hoa cúc ở khoảng cách trồng 10 x 08 cm (83,3 ngày) khác biệt không có ý nghĩa với khoảng cách trồng 10 x 10 em (83,3 ngày) và khác biệt có ý nghĩa trong thống kê với các khoảng cách trồng còn lại.
Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng và phát triển của cây còn chịu ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng bố sung. Trong thí nghiệm của Nguyễn Thị Như Ngọc (2009), chiếu sáng thêm 4 giờ mỗi ngày, thắp điện trong 15 ngày ngắn hơn so với thời gian thắp điện trong thí nghiệm (8 giờ/ngày, thắp liên tục trong 30 ngày) nên thời gian sinh trưởng và phát triển cũng ngắn hơn.
3.2 Ảnh hướng của 4 khoảng cách trồng đến khả năng sinh trưởng của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
3.2.1 Anh hướng của 4 khoảng cách trồng đến chiều cao cây của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Chiều cao cây là yếu tố thể hiện rõ nét khả năng sinh trưởng của cây, chiều cao cành cắt của hoa cúc đơn đạt từ 65 — 80 em, tùy theo nhu cầu của thị trường.
Kết quả Bảng 3.2 cho thấy các khoảng cách trồng khác nhau ảnh hưởng đến
chiêu cao cây khác nhau.
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến chiều cao cây (cm) của hoa cúc đơn
cat cảnh trông tại Đà Lat
Khoảng cách Thời điểm theo đõi (NST)
(cm) 20 30 40 50 60 70 80 90 10 x 08 178 32,2 47,9a 595a 71,2ab 84,0a 91,7ab 96,8 a 10 x 10 167 27,8 47,7a 605a 72,8a 86,la 93,8a 98,7a I0x12(ĐC) 155 304 43,3b 53,9b 64,6b 78,0b 85,6b 91,0b 10x 14 163 31,5 47,la 61,2a 743a 87,9a 954a 1003a CV (%) 6,1 10,7 3,8 35 4,3 4,0 3,5 3:5
Ftính SN J8 6,0” 917 80” 6,5” 73° a7 Trong cùng một cét, các số có cùng ký tự di kèm thé hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê ở mức a= 0,05; '": khác biệt không có ý nghĩa: `: khác biệt có ỷ nghĩa ở mức a = 0,05; ”: khác biệt có nghĩa ở mức a = 0,01.
29
Ở thời điểm 40 NST, cây bước vào giai đoạn phân cành, các bộ phân trên mặt đất như thân lá bắt đầu tăng trưởng mạnh. Chiều cao cây bắt đầu tăng trưởng nhanh, chiều cao cây hoa cúc khi trồng với khoảng cach 10 x 08 cm đạt cao nhat (47,9 cm), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng được trồng ở khoảng cách 10 x 12 em (43,3 cm) thấp nhất.
Giai đoạn từ 50 — 60 NST, đây là giai đoạn quan trọng về sinh trưởng của cây hoa cúc, thời điểm này tất cả các nghiệm thức đều tăng chiều cao rất nhanh. Giai đoạn này cho thay sự khác biệt rõ rệt về chiều cao giữa các nghiệm thức. Yếu tô khoảng cách trồng ảnh hưởng đến chiều cao cây trong giai đoạn này. Ở khoảng cách 10 x 14
cm, cây có chiêu cao (74,3 cm) cao hơn han so với các khoảng cách còn lại.
Ở thời điểm 70 NST, cây bắt đầu chậm tăng trưởng chiều cao dé tập trung vao phát triển nụ. Trong các khoảng cách trồng, khoảng cách 10 x 14 cm có chiều cao (87,9 cm) cao nhất, khác biệt có ý nghĩa so với khoảng cách 10 x 12 em có chiều cao (78,0 cm) thấp nhất và các khoảng cách còn lại.
Ở thời điểm 80 NST, cây tập trung vào phát triển hoa và hoa được bao bởi lưới bao hoa nên chiều cao cây được đo lên vị trí cao nhất của cây bao gồm cả hoa. Chiều cao cây khi trồng với khoảng cách 10 x 14 cm ở thời điểm này vẫn cao nhất (95,4 cm) và có sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
Ở thời điểm 90 NST, chiều cao cây cuối cùng được đo trước khi thu hoạch nhằm đánh giá sự sinh trưởng và một phần chất lượng cây hoa cúc do ảnh hưởng bởi khoảng cách trồng khác nhau. Qua số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây cuối
cùng của các nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 96,8 — 100,3 em và có sự khác biệt
có ý nghĩa trong thống kê.
3.2.2 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến đường kính thân của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Đường kính thân biểu hiện kha năng chống gãy đồ của cây hoa cúc, đường kính thân càng lớn thì khả năng chống chịu với các tác động bên ngoài (thời tiết, va đập) càng cao. Mặc dù trong quá trình trồng đã thực hiện các biện pháp chống đồ ngã cho cây như giăng lưới, cam cọc nhưng cũng chỉ hạn chế được một phan, chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào đường kính thân của cây. Cây có đường kính thân nhỏ sé dễ đồ ngã, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển và chất lượng cây hoa cúc.
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến đường kính thân (mm) của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Ngày theo dõi (NST) Khoảng cách (cm)
20 30 40 50 60 70 10x08 3,7a 42a 4,7 5,3 5,4 5,8 10x 10 3,5 ab 3,7b 4,4 5,0 5,3 5,6 10x 12 BC) 3,5b 3,7b 4,4 5,1 5,3 5,6 10x 14 3,4b 3,9 ab 4,6 5,1 5,4 5,6
CV (%) 2.7 3,2 2,9 3,2 4,0 4,6
Ftính 4U 14,0” 3. 2,0 0,60% 0,8 Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê ở mức a = 0,05; "°: khác biệt không có ý nghĩa; `: khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,05; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,01.
Kết quả Bảng 3.3 cho thấy thời điểm 20 NST đường kính thân hoa cúc khi trồng với khoảng cách 10 x 08 cm (3,7 mm) lớn nhất, khác biệt có ý nghĩa so với khoảng cách 10 x 14 cm (3,4 mm) nhỏ nhất và nghiệm thức đối chứng được trồng ở khoảng cách 10 x 12 cm,
nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với khoảng cách còn lại.
Thời điểm 30 NST, cây đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, phát triển thân lá và ra nhánh, thân cây cảng to, khỏe càng chống chịu với môi trường và lưới đỡ cho cây tốt hơn. Đường kính thân của cây hoa cúc đơn giữa các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa trong thông kê. Khoảng cách 10 x 08 em có đường kính thân lớn nhất (4.2
mm), khác biệt có ý nghĩa so với 2 khoảng cách 10 x 10 và 10 x 12 cm có đường kính
thân (3,7 mm) nhỏ nhất, nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với khoảng cách còn lại.
Giai đoạn 40 — 70 NST, cây bị tác động bởi thời gian chiếu sáng bổ sung trước đó nên đường kính thân tăng trưởng đều, sự khác biệt về đường kính thân giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa trong thống kê. Thời điểm 70 NST, đường kính thân dao động từ 5,6 đến 5,8 mm.
31
3.2.3 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến số lá của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Số lá thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của cây, sự tăng trưởng phát triển thân lá sẽ thúc day sự quang hợp của cây. Lá cũng là yếu tố thứ yếu dé phân loại hoa về mức độ cân đối.
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến số lá (lá/cây) của hoa cúc đơn cắt
cảnh trông tại Đà Lạt
Ngày theo dõi (NST) Khoảng cách (cm)
20 30 40 50 60 10 x 08 13,8 19,3 23,6 26,1 29,0 10x 10 13,4 18,6 22.2 26,0 28,5 10x 12 (BC) 13,4 18,4 225 26,6 27,3 10x 14 13,7 19,0 22,6 27,1 28,8 CV (%) 3,5 2,6 3,0 3,1 3,6
F tinh 0,8 2,4 CIÁC Bờ 1,5 2,2°5
"': sw khác biệt không có ý nghĩa về mặt thong kê.
Kết quả Bảng 3.4 cho thấy tất cả các thời điểm theo dõi, sự khác biệt về số lá của hoa cúc đơn trong thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thời điểm 60 NST, số lá dao động từ 27,3 — 29,0 lá/cây.
3.2.4 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến sinh trưởng lá của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Sự sinh trưởng của cây về chiều dai, chiều rộng lá và đường kính tán thé hiện sự ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sự phát triển của cây, các yếu tố trên 1a nền tảng cho phẩm chất của hoa.
Chiều đài lá và chiều rộng lá càng lớn thì thúc đây quang hợp tốt hơn, đồng thời ảnh hưởng đến tiêu chí phân loại hoa.
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến kích thước lá (cm) của hoa cúc đơn
cắt cành trông tại Đà Lạt
Khoảng cách (cm) Chiều đài lá (cm) 70NST_ Chiều rộng lá (cm) 70NST
10 x 08 11,7 5,9 10x 10 11,4 5,8
10 x 12 (BC) 11,5 S8
10x 14 11,8 5,9 CV (%) 4,7 4,6 F tinh 0,6" 0,4 '*: sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
Kết qua Bảng 3.5 cho thấy tat cả các thời điểm theo đối, sự khác biệt về chiều dài và chiều rộng lá của hoa cúc đơn trong thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thời điểm 70 NST, chiều dai lá dao động từ 11,4 — 11,8 cm và chiều rộng lá dao
động từ 5,8 — 5,9 cm.
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến đường kính tán (cm) của hoa cúc
đơn cat cành trông tai Đà Lat
Khoảng cách (em) Ngày theo dõi (NST)
20 30 40 50 60 70
10x08 19,2 24,5 26,5 26,9 27,4 27.4 10x 10 18,5 23,8 25,7 26,1 26,2 26,6 10 x 12 (BC) 19,1 24,4 26,4 26,7 2152 27,5 10x14 20,0 253 27,3 21,9 28,3 28,6 CV (%) 3,9 3,0 3,0 3,3 3,5 3,7
F tinh 27" 2,7" 2,0n 2019 3,0" 2,4
"> s khác biệt không có ý nghĩa về mặt thong kê.
Kết quả Bảng 3.6 cho thấy tất cả các thời điểm theo dõi, sự khác biệt về đường kính tán của hoa cúc đơn trong thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thời điểm 70 NST, đường kính tán dao động từ 26,6 — 28,6 cm.
33
3.3 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến tình hình sâu, bệnh hại trên hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Cây trồng bị sâu bệnh hại tấn công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển cũng như phẩm chất hoa. Việc xác định sâu bệnh và thời gian xuất hiện gây hại là rất cần thiết đối với người trồng hoa dé có những biện pháp phòng trừ kịp thời mang lại hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng đến hình dạng cây, bộ lá và phẩm chất hoa.
Trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm, chỉ ghi nhận xuất hiện 3 đối tượng là doi đục lá (Liriomyza sp.) gây hại mạnh nhất trên lá từ 30 đến 60 NST, sâu xanh (Helicoverpa armigera) gây hại mạnh nhất trên cây là từ 20 đến 70 NST và bệnh gi sắt
(Puccinia chrysanthemi) pha hại mạnh trong giai đoạn 20 — 70 NST.
Bảng 3.7 Ty lệ cây bi sâu bệnh hại (%) gây hại trên cây hoa cúc đơn Tỷ lệ cây bị sâu bệnh gây hại (%)
Khoảng cách (cm) :
Doi đục lá Sâu xanh trênlá Sâu xanh trênnụ Gi sắt trên lá 10x08 33,8 14,5 1,3 35,1 10x 10 33,6 14,5 0,7 33,7 10x 12 (BC) 33,4 14,2 0,7 32,7 10x 14 33,0 13,9 0,7 31,1
CV (%) 9,1 3,2 70,6 13,1 F tinh 0,109 1,49 1,0 0,6"
"°- su khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, các số liệu tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại được chuyển
đổi theo công thức Jx+0,5
Kết quả Bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ sâu bệnh hại ở các khoảng cách trồng khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê. Tỷ lệ cây bị dòi đục lá gây hại dao động từ 33,0 —
33,8%, tỷ lệ cây bị sâu xanh gây hại trên lá dao động từ 13,9 — 14,5%, tỷ lệ cây bị sâu
xanh gây hại trên nụ dao động từ 0,7 — 1,3% va tỷ lệ cây bị bệnh gi sắt gây hại trên lá
dao động từ 31,1 — 35,1%. Biện pháp phòng trừ được mô tả ở mục 2.7.2.7.
Hình 3.2 Sâu xanh trên lá (Helicoverpa Hình 3.3 Sâu xanh trên nụ (Helicoverpa armigera) armigera)
Hình 3.4 Mặt trên lá bị gi sắt (Puccinia Hình 3.5 Mặt dưới lá bị gi sắt (Puccinia
chrysanthemi) chrysanthemi)
35
3.4 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến khả năng phát triển của hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt
Phẩm chất của cây hoa cúc đơn là tổng hợp kết quả quá trình chăm sóc của người trồng, cây hoa đạt loại 1 (đã mô tả chi tiết ở mục 2.5). Đường kính hoa, độ bền
hoa là những yếu tố câu thành phẩm chat hoa. Khi hoa có phẩm chất tốt, bán được giá
cao, đem lại lợi nhuận cho người trồng. Muốn đạt lợi nhuận cao cần có kỹ thuật canh
tác, chế độ chăm sóc hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của
cây.
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến phẩm chất hoa cúc đơn cắt cành
trông tại Đà Lạt
Khoảng cách trồng (cm) Đường kính hoa (mm) Độ bên hoa (ngày)
10x08 135,0 13,3 10x10 134,6 13,0 10x 12 (DC) 136,9 12,8 10x 14 135,4 12,8 CV (%) 5,4 2.7
F tinh 0,1" 1,018
"': sw khác biệt không có ý nghĩa về mặt thong kê.
Kết quả Bang 3.8 cho thấy sự khác biệt về đường kính hoa của hoa cúc đơn trong thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thời điểm 90 NST, đường kính
hoa dao động từ 134,6 — 136,9 mm.
3.5 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến hiệu quả kinh tế hoa cúc đơn cắt cành trồng tại Đà Lạt trên 1.000 m?
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất trong sản xuất, vì vậy trong sản
xuât cân tính đên tỷ suât lợi nhuận.
Kết quả Bảng 3.9 cho thấy cả 4 nghiệm thức đều đem lại hiệu quả về kinh tế.
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của 4 khoảng cách trồng đến hiệu quả kinh tế hoa cúc đơn cắt
cảnh trông tại Đà Lạt
Khoảngcáh TLHTP Tổngchỉ Tổngthu Lợinhuận Tỷ suấtlợi
(cm) (%) (triệu đồng) nhuận (lần)
10 x 08 53,26 73,6 135.3 61,7 0,8 10 x 10 53,5 ab 62,8 110,5 47,7 0,8 10x12(DC) 53,9 ab 56,5 98,4 41,9 0,7 10x 14 54.4a 522 91,3 39,1 0,7 CV (%) 0,9 2 : : :
F tính 4.7 : : : :
Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự di kèm thé hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê ở mức œ = 0,05; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,05; Giá bán hoa loại 1 la 1.400 đồng/cành, hoa
loại 2 là 800 dong/canh tại thời điêm xuat vườn. Tỷ lệ hoa thương phâm được tính ở Bảng PL 2;
TLHTP: Tỷ lệ hoa thương pham.
Tổng chi phụ thuộc vào mật độ cây giống, nghiệm thức với các khoảng cách
càng nhỏ thì chi phí cho việc canh tác hoa cúc càng cao, vì khoảng cách nhỏ làm lượng
giống tăng lên, nên chi phí cũng cao hơn. Tổng chi ở khoảng cách trồng 10 x 08 em cao nhất (73,6 triệu đồng), tông chi ở khoảng cách trồng 10 x 14 em thấp nhất (52,2 triệu đồng).
Ti lệ hoa thương pham ở khoảng cách trồng 10 x 14 em có tỷ lệ hoa thương phẩm (54,4%) cao nhất vì ít bị sâu bệnh hại tan công so với các khoảng cách trồng còn lại, khác biệt có ý nghĩa so với khoảng cách trồng 10 x 08 cm có tỷ lệ hoa thương phẩm (53,2%), khác biệt không có ý nghĩa so với các khoảng cách còn lại.
Tổng thu phụ thuộc vào tỷ lệ hoa thương phẩm, khoảng cách trồng 10 x 08 cm đạt mức thu cao nhất (135,3 triệu đồng), khoảng cách trồng 10 x 14 em đạt mức thu thấp nhất (91,3 triệu đồng).
Khoảng cách trồng 10 x 08 em có hiệu quả kinh tế vượt trội với tổng thu (135,3 triệu đồng), lợi nhuận (61,7 triệu đồng) và tỷ suất lợi nhuận (0,8 lần) cao nhất. Khoảng cách trồng 10 x 14 cm có tổng thu (91,3 triệu đồng), lợi nhuận (39,1 triệu đồng) và tỷ
suất lợi nhuận (0,7 lần) thấp nhất.
37