VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái và sinh học của sâu sáp (Galleria mellonella Linnaeus) (Lepidoptera: Pyralidae) trên thức ăn nhân tạo (Trang 30 - 37)

2.1 Nội dung nghiên cứu

Xác định nhiệt độ nuôi phù hợp (20°C, 25°C, 30°C va 35°C).

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2022 đến tháng 10/2022 tại Phòng Thí nghiệm

Côn trùng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành

Phó Hồ Chí Minh.

2.3 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị trong nghiên cứu

- Sâu sáp (G. mellonella)

- Dụng cụ, thiết bị đo đếm các chỉ tiêu: thước, kẹp gắp côn trùng, kéo cắt nhộng, cọ, giấy ghi chú, ghim côn trùng.

- Vật liệu nhân nuôi: hộp nhựa (16 x 11,5 x 7,5 cm), hộp nhựa 120 mL, lồng mica (30 x 25 x 28 cm), ống phalcon 50 mL, thức ăn hỗn hợp, cám bắp, mật ong, glycerin.

- Vật liệu quan sát mẫu: Kính lip soi nổi (Hãng: KTECK, Model: KTST —

978PRO, độ phóng dai: 17x - 110x, Dai Loan)

- Số ghi chép, bút viết.

20

Hình 2.1 Một số dụng cụ dùng trong đo đếm các chỉ tiêu

- Tủ định ôn (Hãng: NKsystem, Model: LH - 80CCFL - 6CT).

21

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Chuẩn bị nguồn cho thí nghiệm

Phương pháp thức hiện

Nguồn sâu sáp được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó nhân nuôi qua 4 thế hệ trước khi tiến hành thí

nghiệm. Sâu sáp được nhân nuôi theo công thức thức ăn nhân tạo của Bộ môn Bảo vệ

Thực vật bao gồm 212 g hỗn hợp bột ngũ cốc (bắp, tắm, khoai mì), phụ phâm ngũ cốc (cám gạo, cám mì), đạm động vật, đạm thực vật, khoáng hữu cơ, dẫn xuất của axit Formic, premix vi khoáng - vitamin, axit amin, chất phụ gia, khoáng đa lượng), 25 g cám bắp, 125 g mật ong,13 g sáp ong, 125 g glycerin, ở điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, độ am 70 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ trong các khay (56 x 38 x 26 cm) hoặc hộp 2500 mL. Thành trùng được nhân nuôi trong các lồng mica (30 x 25 x 28 cm), tiến hành

thu trứng cho các thí nghiệm.

A: Nhân nguồn sâu thu ngài B: Nhân nguồn sâu thu trứng 2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái, sinh học sâu sáp 2.4.2.1 Ảnh hướng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái sâu sáp

Phương pháp thực hiện

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Chọn ngẫu nhiên 1000 trứng sâu sáp mới đẻ (1 ngày tuổi) được đếm

22

bằng kính soi nổi được đặt trong hộp nhựa có lưới thông thoáng (thé tích 1000 mL) và 150 g thức ăn. Thức ăn được bồ sung sau 20 ngày dé đảm bảo thức ăn cho sâu phát triển tốt.

Nghiệm thức 1: nhiệt độ 20°C Nghiệm thức 2: nhiệt độ 25°C

Nghiệm thức 3: nhiệt độ 30°C Nghiệm thức 4: nhiệt độ 35°C

Hang ngày quan sát và tiễn hành kiểm tra ngẫu nhiên 10 trứng/âu trùng/nhộng dé

đánh giá các chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu theo dõi

Kích thước ấu trùng (mm): đo chiều đài và chiều rộng giai đoạn ấu trùng tạo kén Kích thước nhộng (mm): đo chiều dài và chiều rộng nhộng.

Kích thước thành trùng(mm): đo chiều dài sải cánh và chiều rộng sải cánh.

Thời gian phát triển các pha phát dục (ngày)

Hình 2.4 Thí nghiệm ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến đặc điểm hình thái, sinh học

sâu sáp 23

2.4.2.2 Anh hướng các mức nhiệt độ đến tỷ lệ chết, ty lệ giới tính sâu sáp

Phương pháp thực hiện

Thí nghiệm được thực hiện tương tự như mục 2.4.2.1, số cá thé theo dõi là 100 cá thé được đếm bằng kính soi nổi được đặt trong hộp nhựa 120 ml có lưới thông thoáng và 5 g thức ăn. Thí nghiệm đơn yếu tố được bồ trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại.

Nghiệm thức 1: nhiệt độ 20°C Nghiệm thức 2: nhiệt độ 25°C Nghiệm thức 3: nhiệt độ 30°C Nghiệm thức 4: nhiệt độ 35°C

Hằng ngày quan sát thí nghiệm và tiến hành theo dõi các chỉ tiêu khi trứng bắt

đâu nở.

Hình 2.5 Bồ trí thí nghiệm ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến tỷ lệ chết,

tỷ lệ giới tính sâu sáp

24

Các chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ trứng nở (%) = Số ấu trùng đếm được/100 * 100 Ty lệ au trùng chết (%) = 100 - Ty lệ hoá nhộng.

Ty lệ ấu trùng hoá nhộng (%) = Số nhộng đếm được/Số ấu trùng đếm được * 100 Tỷ lệ vũ hoá (%) = Số thành trùng đếm được/ Số nhộng đếm được * 100

Tỷ lệ đực/cái = Số thành trùng đực/ cái đếm được/Số thành trùng đếm được *

100.

2.4.2.3 Ảnh hướng các mức nhiệt độ đến khả năng sinh sản và tuổi thọ sâu sáp

Phương pháp thực hiện

Từ nguồn thành trùng thu được từ nội dung 2.4.2.1, mỗi mức nhiệt độ chọn ngẫu nhiên 03 cặp thành trùng vũ hóa 1 ngày tuổi, nuôi riêng rẽ từng cặp trong hộp nhựa 500 ml có nắp lưới thoáng khí, trong mỗi hộp có 10 que gỗ (4 x 2 cm) được cô định và xếp chồng lên nhau làm chỗ đẻ trứng cho thành trùng. Thí nghiệm đơn yếu tô được bố tri hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức, 3 lần lặp lại và được thực hiện đến khi thành trùng cái chết. Hằng ngày đếm số trứng ở các nghiệm thức.

Nghiệm thức 1: nhiệt độ 25°C Nghiệm thức 2: nhiệt độ 30°C Nghiệm thức 3: nhiệt độ 35°C

Các chỉ tiêu theo dõi

Số trứng đẻ hằng ngày (trứng)

Thời gian đẻ trứng (ngày)

Tổng sé trứng (trứng/thành trùng cái)

Thời gian sau đẻ trứng (ngày)

Tuổi thọ thành trùng (ngày)

25

Hình 2.6 Thí nghiệm ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến khả năng sinh sản và tuổi thọ sâu sáp

2.4.3 Phân tích dữ liệu

Số liệu được thu thập từ các thí nghiệm được xử lý trắc nghiệm SD và trung bình bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và phân tích thống kê giữa các nghiệm thức bằng phần mềm SAS 9.1.

26

Chương 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái và sinh học của sâu sáp (Galleria mellonella Linnaeus) (Lepidoptera: Pyralidae) trên thức ăn nhân tạo (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)