KET QUA VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái và sinh học của sâu sáp (Galleria mellonella Linnaeus) (Lepidoptera: Pyralidae) trên thức ăn nhân tạo (Trang 37 - 53)

3.1 Anh hưởng các mức nhiệt độ đến đặc điểm hình thái sâu sáp

Ở nhiệt độ 20°C, thời gian phát triển của ấu trùng trên 120 ngày, do đó không ghi nhận được các số liệu. Qua quá trình quan sát, theo dõi đặc điểm các pha phát triển của sâu sáp (G. mellonella) đã ghi nhận được kích thước của các pha cơ thé sâu sáp bao gồm CD, CR ấu trùng; CD, CR nhộng; CD, CR sai cánh của thành trùng ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C được trình bày ở Bảng 3.1. Thời gian đo kích thước ấu trùng vào giai đoạn chuẩn bị tạo kén, đo kích thước nhộng sau khi tạo kén và nhộng được lay bang cách cắt màng kén, do kích thước thành tring sau khi vũ hoá.

Bảng 3.1 Kích thước của sâu sáp qua các giai đoạn phát triển

Kích thước qua các giai đoạn (mm) Mức

nhiệt _ CD _ CR CD CR CD CR độ âu trùng au trùng Nhộng Nhộng sải cánh sải cánh

TB+SD TB+SD [B+SD TB+SD TB+SD TB+SD 20°C - “ = 2 = :

25C. 2411+02 43401 149+04 461+02 2561+03b 86+0,9 30C 2461404 48+04 145+05 431201 27,5+0,7a 9,8+0,1 35°C 260103 48+40,0 151+06 441+02 284+40,4a 9,81+0,3

CV(%) 5,65 3,82 8,46 2,85 1,89 4,41 Eunh 1,74 3,308 1,448 3,04" 22,91** 4,678 TB: Trung bình; SD: độ lệch chuẩn; CV: độ biến động; CR: chiều rộng; CD: chiêu dài. Trong cùng một cội, các giá trị trung bình có cùng ký tự di kèm khác biệt không có ý nghĩa thong kê; -:không có số liệu theo dõi. "*: khác biệt không có ý nghĩa; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức a = 0,01; Số liệu được chuyển đổi theo công thức log(x) hoặc log(x+ 1) trước khi xử lý thông kê.

27

Qua Bang 3.1 cho thấy, kích thước của sâu sáp qua từng pha phát triển không có

khác biệt giữa 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C. Tuy nhiên ở mức nhiệt độ 20°C, sâu

sáp được theo dõi trong 3 tháng từ khi trứng nở, mắc dù ấu trùng có sự sống nhưng không thay đổi về kích thước so với lúc mới nở và tuổi của sâu sáp không được xác định cũng như không được ghi nhận về kích thước ở mức nhiệt độ này.

Hình 3.1 Âu trùng sâu sáp giai đoạn chuẩn bị tạo kén ở mức nhiệt độ 30°C

Qua Hình 3.1 cho thấy, ấu trùng trước khi hóa nhộng có màu vàng nhạt và cơ thé chắc chắn. Trung bình chiều dài ấu trùng tuổi 6 ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 24,1 + 0,2; 24,6 + 0,4 và 26,0 + 0,3 mm.Trung bình chiều rộng ấu trùng tuổi 6 ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 4,4 + 0,1; 4,7 + 0,4 và 4,8 + 0,0 mm.

Trung bình chiều rộng ở 3 mức nhiệt độ không có khác biệt với các số liệu kích thước là gần như nhau, chiều dài ấu trùng không có sự khác biệt ở 3 mức nhiệt độ với kích thước chiều dài ghi nhận biến động từ 24,1 + 0,2 mm đến 26,0 + 0,3 mm

Hình 3.2 Quá trình đo ấu trùng sâu sáp

28

Chiều dài nhộng sâu sáp ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 14,9 + 0,4; 14,5 + 0,5; 15,1 + 0,6 mm, trong đó chiều dài nhộng dài nhất ở nhiệt độ 35°C (15,1 + 0,6 mm) và ngắn nhất ở nhiệt độ 30°C (14,5 + 0,5 mm), không có sự khác biệt giữa các nhiệt độ. Chiều rộng nhộng sâu sáp ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 4,6 + 0,2; 4,3 + 0,1 và 4,4 + 0,2 em. Kết quả cho thấy không có khác biệt giữa các mức nhiệt độ. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Desal và ctv, 2019;

Hosamani và ctv, 2017; (Các kích thước của nhộng G. mellonella bao gồm chiều dai 11 - 20 mm; chiều rộng 3,2 - 7 mm).

Hình 3.3 Quá trình đo kích thước nhộng sâu sap (G. mellonella)

Nhộng được ghi nhận trong quá trình theo dõi có màu trang đục, sau đó chuyền sang màu vàng khi gần vũ hoá. Ở giai đoạn và có thể xác định được nhộng đực và nhộng cái qua hình dạng bên ngoài ở phần đuôi nhộng.

A: Nhộng đực B: Nhộng cái

29

Kích thước thành trùng sâu sáp được xác định bằng chiều rộng và chiều dài sải cánh. Ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C có sự chênh lệch nhỏ về chiều dai sai cánh của thành trùng lần lượt với 3 mức nhiệt độ là 25,6 + 0,3; 27,5 + 0,7 và 28,4 + 0,4 mm và chiều rộng sải cánh của thành trùng lần lượt là 8,6 + 0,8; 9,8 + 0,1; 9,8 + 0,3 mm.

Trong đó, kích thước lớn nhất ở nhiệt độ 35°C với chiều dai 28,4 + 0,4 cm và chiều rộng là 9,8 + 0,3 mm; kích thước nhỏ nhất ở nhiệt độ 25°C với chiều dài 25,6 + 0,3 mm và chiều rộng là 8,6 + 0,8 mm. Qua kết quả cho thấy, kích thước thành trùng phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, mặc dù dao động không cao nhưng có sự lớn dần về chiều dài và

chiêu rộng sai cánh khi nhiệt độ tang cao.

Trong quá trình theo dõi thành trùng sâu sáp, thành trùng có màu từ xám đến đen, cánh sau có màu đồng tương tự với nghiên cứu của Ferguson (1987) (các cánh có màu xám và các đường vân, mặc dù một phần ba sau của cánh, thường bị ân, có màu đồng).

Thành trùng đực nhỏ hơn một chút so với thành trùng cái, màu nhạt hơn phù hợp với nghiên cứu của Paddock (1918). Ngoài ra con cái có mũi nhọn nhô ra trước vòm miệng trong khi con đực không có, ghi nhận này hoàn toàn phù hợp với nhận định của William (1997).

30

Qua kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy, kích thước của ấu trùng, nhộng không có sự khác biệt ở các nhiệt độ tuy nhiên chiều đài sải cánh ngắn nhất ở 25°C. Qua đó có thé nhận định rằng, mức nhiệt độ 30°C và 35°C là tối ưu dé sâu sáp G.mellonella L. phát

triên về kích thước.

3.2 Ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng

đời sâu sáp

Số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy ở 4 mức nhiệt độ có thời gian phát triển các pha phát dục và vòng đời khác nhau, bao gồm 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng và

thành trùng.

Kết quả cho thấy, điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời gian phát triển các giai đoạn và vòng đời của sâu sáp. Ở điều kiện nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C, sâu sáp hoàn thành vòng đời với thời gian khác nhau lần lượt là 68,0 + 5,2; 43,0 + 1,7; 33,7 + 5,0 ngày. Khác biệt lớn nhất là ở điều kiện nhiệt độ 20°C với thời gian hoàn thành vòng đời dài nhất (hơn 120 ngày), sự khác biệt này thé hiện rõ ở giai đoạn sâu non với thời gian là hơn 120 ngày và thời gian hoàn thành vòng đời ngắn nhất là ở điều kiện nhiệt độ 35°C (33 ngày). Điều này chứng tỏ rằng nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến đặc điểm sinh học của loài sâu sáp, sự khác biệt này rất có ý nghĩa trong thống kê.

31

Thời gian phát triển của các giai đoạn phát triển bao gồm trứng, au trùng, nhộng

và thành trùng cũng có sự khác biệt rõ rệt ở 4 mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C và 35°C.

Thời gian phát triển của giai đoạn trứng ở 4 mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 20,0 + 1,0; 8,7 + 0,6; 5,7 + 0,6 và 4,0 + 1,0 ngày. Giai đoạn trứng dai nhất ở nhiệt độ 20°C là 20,0 + 1,0 ngày và giai đoạn trứng ngắn nhất ở nhiệt độ 35°C là 4,0 + 1,0 ngày, sự khác biệt này rất có ý nghĩa trong thống kê.

Thời gian phát triển của của 3 giai đoạn ấu trùng, nhộng và thành trùng ở 4 mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C và 35°C cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, ở điều kiện mức nhiệt độ 20°C gây ra sự chậm trễ và kéo dài thời gian hoàn thành quá trình ấu trùng sâu sáp hơn 3 thang, ấu trùng sông ở nhiệt độ này cũng không có sự thay đổi về kích thước so với au trùng mới nở. Sau 3 tháng, ấu trùng chết dan và không diễn ra giai đoạn nhộng và thành trùng. Điều này chứng tỏ, ở điều kiện mức nhiệt độ 20°C không phù hợp dé

nhân nuôi sâu sắp.

Thời gian phát triển trung bình của giai đoạn ấu trùng ở trùng ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 48,3 + 2,1; 30,0 + 1,0 và 23,0 + 4,4 ngày. Thời gian phát triển giai đoạn au trùng dài nhất ở nhiệt độ 20°C và ngắn nhất ở nhiệt độ 35°C với 23,0

+ 4,4 ngày. Sự khác biệt này tương tự với nghiên cứu của Vongsamanode (1992) với

khoảng 29 ngày ở nhiệt độ 30-35°C.

32

Thời gian phát triển trung bình của giai đoạn nhộng ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 11,0 + 3,6; 7,3 + 1,5 và 6,7 + 1,2 ngày. Trong đó, thời gian phát triển giai đoạn nhộng dai nhất ở nhiệt độ 25°C là 11,0 + 3,6 ngày và ngắn nhất ở nhiệt độ 35°C là 6,7 + 1,2 ngày, khác biệt này có ý nghĩa trong thống kê.

Vòng đời trung bình ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C được ghi nhận từ 33,7

+ 5,0 đến 68,0 + 5,2 ngày. Ghi nhận này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Kumar va Khan (2018) (từ 32 ngày (28°C, 65% RH) đến 93 ngày (2,5 - 24°C, 44 - 100 % RH, thiếu lương thực). Riêng ở nhiệt độ 20°C với kết quả ghi nhận là vòng đời kéo dai hơn

120 ngày, kết quả này dài hơn kết quả của Kumar và Khan (2018).

Bảng 3.2 Thời gian phát triển các pha phát dục và vòng đời sâu sáp

Thời gian phát triển các pha và vòng đời (ngày)

Mức nhiệt độ Trứng Au trùng Nhộng Vòng đời

TB+SD TB+SD TB+SD TB+SD

20°C 20,0 + 1,0a - z `

23°C 8,7 + 0,6b 48,3 +2,la 11,0 + 3,6 68,0 + 5,2a

30°C 5,7 + 0,6c 30,0 + 1,0b 7,3+ 1,5 43,0 + 1,7b 35°C 4,0 + 1,0c 23,0 + 4,4b 6,7 + 1,2 33,7 + 5,0b

CV (%) 5,34 3,16 9,79 2,38

Eunh 85,24** 36,24** 3,33 37,82**

TB: Trung bình; SD: độ lệch chuẩn; CV: độ biên động; Trong cùng một cội, các giá trị trung bình có

cùng kỷ tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thong kê; - :không có số liệu theo dõi. "Š: khác biệt không có ý nghĩa; **: khác biệt rất có ý nghĩa thong kê ở mức a = 0,01; Số liệu thời gian trứng, thời gian nhộng và thời gian thành trùng được chuyển đổi sang log(x+ 1), thời gian ấu trùng, vòng đời được chuyền đổi sang log(x) trước khi xử lý thống kê.

Qua Bảng 3.3 cho thấy thời gian hoàn thành các pha phát dục và vòng đời của sâu sáp phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện nhiệt độ. Điều này được thể hiện rõ qua các

giai đoạn phát triên của sâu sáp, nhat là ở giai đoạn âu trùng với thời gian phát triên dai 33

nhất ở nhiệt độ 20°C và ngắn nhất ở nhiệt độ 35°C. Qua đó, chứng tỏ nhiệt độ càng thấp thời gian phát triển càng kéo đài. Kết quả ngày phù hợp với nhận định của Vongsamanode (1992) (ấu trùng ở nhiệt độ thấp phát triển chậm hơn). Tuy nhiên, ở nhiệt độ 20°C, âu trùng sâu sáp không phát triển sau 3 tháng từ khi trứng bat đầu nở và không có sự thay đôi quá lớn về kích thước ấu trùng. Ở nhiệt độ 35°C, giai đoạn ấu trùng (tuổi 5 - 6) bắt đầu xuất hiện hiện tượng sâu chết hàng loạt dẫn đến số lượng sâu hoá nhộng giảm đáng kể. Theo Paddock, 1918, ở nhiệt độ 30 - 35°C là nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả ghi nhận được ở mức

nhiệt độ 30°C với thời gian hoàn thành vòng đời là 49,3 + 1,5 và không có hiện tượng

bất thường trong quá trình nhân nuôi.

Ở các mức nhiệt độ khác nhau, thời gian hoàn thành vòng đời của sâu sáp khác nhau. Nhiệt độ tối ưu nhất để hoàn thành vòng đời là 30°C với chu kỳ 48 - 51 ngày.

Vòng đời sâu sáp trải qua 4 giai đoạn bao gồm trứng, au trùng, nhộng và thành trùng.

Trứng ở nhiệt độ 30°C sẽ nở sau 5,7 + 0,6 ngày và bước sang giai đoạn ấu trùng.

Ở giai đoạn này, chúng bắt đầu ăn thức ăn với số lượng ít trong những ngày mới nở, chúng sẽ ăn rất nhiều thức ăn trong thời gian ấu trùng sắp tạo kén dé dự trữ năng lượng và chất dinh dưỡng. Sâu sáp bắt đầu tạo kén sau 30,0 + 1,0 ngày trong giai đoạn ấu trùng, trong giai đoạn này, chúng sẽ tìm một nơi phù hợp dé tạo kén và chúng sẽ nằm

34

bất động cho đến khi hoá nhộng. Ở giai đoạn này, sâu sáp ngừng ăn thức ăn và được bao bọc trong lớp màng mỏng mà chúng tạo ra, ban đầu chúng có màu trắng và chuyên sang màu vàng sau khoảng 5 - 6 ngày (dài hơn ở nhiệt độ 25°C và ngắn hơn ở nhiệt độ 35°C).

Sau khoảng thời gian 7,3 + 1,5 ngày thì nhộng bắt đầu chui ra khỏi kén bước sang giai đoạn thành trùng. Ở giai đoạn này, thành trùng cũng không ăn thức ăn mà chúng sẽ giao phối và đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi vũ hoá.

7,3 + 1,5 ngày ⁄

48 —- 51 ngày Nhộng (Trung bình

49,3 + 1,5 ngày)

30,0 + 1,0 ơ 4 5,7 + 0,6 ngay

Hình 3.9 Vòng đời sâu sáp ở nhiệt độ 30°C

35

3.3 Ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ ấu trùng chết, tý lệ giới

tính sâu sáp

Qua quá trình quan sát và theo dõi, đã ghi nhận một số kết quả về ty lệ chết và tỷ

lệ giới tính sâu sáp (G. mellonella) ở 4 mức nhiệt độ được trình bay trong Bang 3.3.

Tỷ lệ chết và tỷ lệ giới tính sâu sáp được theo dõi qua 100 trứng ở 4 mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C và 35°C, kết qua là có sự khác biệt rõ rệt ở 4 mức nhiệt độ. Tuy nhiên ở mức nhiệt độ 20°C, quá trình phát triển ở giai đoạn ấu trùng quá dài (trên 120 ngày), do vậy không có kết quả được ghi nhận về tý lệ ấu trùng chết, tỷ lệ hoá nhộng và

tỷ lệ đực/cái.

Bảng 3.3 Các tỷ lệ chết, tỷ lệ giới tính sâu sáp (G. mellonella)

Các tỷ lệ chết, tỷ lệ giới tính sâu sáp (%)

Mức

nhiệt Trứng nở ree Hodnhéng Vũhoá Con đực Con cái

độ

TB+SD TB+SD TB+SD TB+SD TB+SD TB+SD 20°C 53,3 + 11,0b - - = “ “

25°C 49,7+5,5ab 33,9464 66,1464 72,74+5,8b 50,6+5,1 49,4+5,1 30C 64/01+1,/7a 19,9+7,6 80,147,6 92,4+5,8a 474+1,1 52,6+1,1 35°C) 8§0345/0a 30,643,5 69,443,5 85,7+5,la 47,5+2,6 52,5+2,6

CV(%) 7.72 12,9 7,04 7,65 4.39 4,23 Ftinh 13,43** 4,33 4,33" 7,66** 0,88 0,88

Ghi chú: TB: Trung bình; SD: độ lệch chuẩn; CV: độ biến động; Trong cùng mot cội, các gid tri trung bình có cùng ký tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thống kê; -:không có số liệu theo dõi; "°: khác biệt không có ý nghia;**: khác biệt rất có Jy nghĩa thong kê ở mức a = 0,01; Số liệu được chuyển đổi theo

công thức arcsin(x!”trước khi xử lý thong kê.

Qua Bang 3.3 cho thay, tỷ lệ trứng nở của sâu sáp ở 4 mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C và 35°C có sự chênh lệch rõ rệt lần lượt là 53,3 + 11,0; 49,7 + 5,5; 64,0 + 1,7 và 80,3 +5,0%. Trong đó, tỷ lệ trứng nở cao nhất ở mức nhiệt độ 35°C là 80,3 +5,0% và thấp nhất ở mức nhiệt độ 25°C là 49,7 + 5,5%. Kết quả cho thấy, từ mức nhiệt độ 25°C trở lên, tỷ lệ trứng nở cũng tăng theo nhiệt độ, tuy nhiên ở nhiệt độ 20°C lại có tỷ lệ cao

36

hon tỷ lệ ở mức nhiệt độ 25°C. Có thé nói rằng, yếu tố nhiệt độ ảnh hướng lớn nhưng chưa phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng nở trứng của sâu sáp, nguyên nhân

có thê do các yêu tô khác như độ âm.

Tỷ lệ hoá nhộng ở Ở Bảng 3.3 thay được rang, sự khác biệt của tỷ lệ hoá nhộng ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 66,1 + 6,4; 80,1 + 7,6 và 69,4 + 3,5%.

Dat tỷ lệ cao nhất ở mức 30°C là 80,1 + 7,6% và thấp nhất ở mức nhiệt độ 25°C là 66,1 + 6,4%. Từ đó, tỷ lệ chết âu trùng lần lượt là 33,94 + 6,4; 19,9 + 7,6 và 30,6 + 3,5%, ngược lại với tỷ lệ hoá nhộng, tỷ lệ cao nhất ở mức 25°C với 33,94 + 6,4% và thấp nhất ở 30°C với 19,9 + 7,6%. Kết quả ở 2 tỷ lệ này cho thấy ở mức nhiệt độ 30°C cho kết quả tốt nhất và có sự khác biệt so với kết quả tốt nhất ở tỷ lệ trứng nở là 35°C.

Tỷ lệ vũ hoá ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C, tỷ lệ vũ hoá cũng có sự khác biệt đáng kể với kết quả lần lượt là 72,7 + 5,8; 92,4 + 5,8 và 85,7 + 5,1%. Tỷ lệ vũ hoá cao nhất ở mức nhiệt độ 30°C là 92,4 + 5,8% và thấp nhất ở mức nhiệt độ 25°C là 72,7 + 5,8%. Nhìn chung, kết quả của cả 3 mức nhiệt độ trên đều cao nhưng ở mức nhiệt độ 30°C cho ra kết qua tốt nhất, có thể nói rang 30°C là mức nhiệt độ tối ưu dé nhộng vũ

hoá.

Ty lệ đực/cái được tính bằng Số con đực/cái/Tổng số vũ hoa x 100. Qua Bang 3.3 cho thấy ở 3 mức nhiệt độ, tỷ lệ con đực và con cái không có sự chênh lệch quá lớn với kết quả lần lượt ở con đực/con cái là 50,6 + 5,1/49,4 + 5,1; 47,4 + 1,1/52,6 + 1,1 và 47,5 + 2,6/52,5 + 2,6%. Kết quả cho thấy ở cả 3 mức nhiệt độ, tỷ lệ con đực và con cái có số lượng gần như ngang bằng nhau. Qua đó, có thê suy ra điều kiện nhiệt độ không ảnh hướng lớn đến tỷ lệ giới tính của thành trùng sâu sáp.

Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, nhiệt độ là yêu tố ảnh hưởng rất lớn đối với tỷ lệ trứng no, chết ấu trùng hoá nhộng và vũ hoá của sâu sáp. Tuy tỷ lệ trứng nở ở mức nhiệt độ 35°C là cao nhất nhưng tỷ lệ ấu trùng chết, tỷ lệ hoá nhộng và tỷ lệ vũ hoá ở mức nhiệt độ 30°C là tối ưu và cao nhất. Đồng thời tỷ lệ đực/cái của sâu sáp không có sự khác biệt quá lớn giữa các mức nhiệt độ, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Norman Marston và ctv (1973) (sự khác biệt về tỷ lệ giới tính của thành trùng là không đáng kê).

37

3.4 Anh hưởng các mức nhiệt độ đến khả năng sinh sản và tuổi thọ sâu sáp

Kết quả thí nghiệm ghi nhận khả năng sinh sản của sâu sáp ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C được thé hiện trong Bảng 3.4. Ở nhiệt độ 20°C không diễn ra giai đoạn nhộng và thành trùng, do đó kết quả của thí nghiệm ở nhiệt độ này không được ghi

nhận.

Nhịp điệu đẻ trứng của sâu sáp có sự khác nhau rõ rệt ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C. Thành trùng cái sinh sản ít nhất ở nhiệt độ 25°C và nhiều nhất ở nhiệt độ 30°C và số lượng trứng được đẻ ra mỗi ngày có xu hướng giảm dan ở cả 3 mức nhiệt

độ.

38

== Mite 25°C Mite 30°C =®=Mức 35°C 700

600

500

400

300

200

Trung bình số trứng dé/ngay 100

Hình 3.11 Nhịp điệu đẻ của thành trùng sâu sáp

Trong ngày 1, cả 3 mức nhiệt độ đều có số lượng trứng nhiều nhất, trung bình số trứng được đẻ trong ngày 1 ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C lần lượt là 216,3 + 142,6; 652,7 + 288,2 và 449,0 + 184,6 trứng. Trong đó ở mức nhiệt độ 25°C có sé luong trứng đẻ ít nhất (216,3 + 142,6 trứng) và nhiều nhất là ở nhiệt độ 30°C (652,7 + 288,2 trứng). Từ ngày 2 trở lên, số lượng trứng thành trùng cái đẻ được giảm đáng ké ở 2 mức nhiệt độ 25°C va 30°C, ở nhiệt độ 35°C số lượng trứng thành trùng cái đẻ được tương đồng với ngày 1 là 414,0 + 242,6 trứng, đến ngày 3 số lượng trứng ở nhiệt độ này mới giảm đáng kẻ.

Nhịp điệu đẻ trứng và thời gian đẻ trứng ở nhiệt độ 30°C và 35°C không khác

biệt. Thành trùng cái đẻ đến ngày 6 và bắt đầu ngưng đẻ ở ngày 7 ở cả 2 mức nhiệt độ 30°C và 35°C, còn ở mức nhiệt độ 25°C thành trùng cái đẻ đến ngày 7 và ngưng đẻ ở ngày 8. Tuy nhiên, ở mức nhiệt độ 35°C và 25°C, thời gian bị gián đoạn trong thời gian

đẻ trứng (có ngày thành trùng cái không đẻ), điều này hoàn toàn khác biệt với thời gian đẻ trứng ở nhiệt độ 30°C được phân bố đều và không bị gián đoạn. Qua đó cho thay, khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu sáp ở mức nhiệt độ 30°C là thuận lợi và tối ưu nhất.

39

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái và sinh học của sâu sáp (Galleria mellonella Linnaeus) (Lepidoptera: Pyralidae) trên thức ăn nhân tạo (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)