2.1 Nội dung nghiên cứu
Khao sát về độ tuổi của nhộng sâu đầu đen O. arenosella phù hợp cho ong ky
sinh 7: pupivorus.
Xác định đặc điểm hình thái, sinh học của 7: pupivorus ký sinh trên nhộng sâu đầu đen O. arenosella.
Xác định khả năng ký sinh và tuổi thọ thành trùng của ong ky sinh nhộng 7.
pupivorus.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được thực từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 tại phòng thí nghiệm nghiệm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bến Tre.
2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu
Sâu dau đen O. arenosella
Ong ky sinh nhộng 7: pupivorus La dừa.
Các dụng cụ nghiên cứu (Hình 2.1)
Kính lap soi nổi Olympus SZX10 (phóng đại 18 - 130), cồn 70%; kẹp gap nhộng; kim tiêm 1 mL; lồng nhân nuôi côn trùng (kích thước 30 x 30 x 25 cm); hộp hình nhựa (kích thước 28,5 x 17 x 9,2 cm); hộp nhựa hình trụ 160 mL, 500 mL; ống nghiệm 5 mL; đĩa petri; vải có mắt lưới 0,01 mm; thước kẻ; cọ quét mẫu; bông gòn;
dụng cụ cắt chuyên dụng.
20
Hình 2.1 Thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu
(A): Các dụng cụ nghiên cứu; (B): Kính lúp soi nổi Olympus SZX10
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Nhân nguồn nhộng sâu đầu đen O. arenosella và ong ký sinh nhộng T. pupivorus
Thu thập nguồn sâu đầu đen O. arenosella tại vườn dita (GPS: 10.167600N, 106.352738E) tại xã Tân Thanh Bình, huyện Mỏ Cay Bắc, tỉnh Bến Tre. Sâu đầu đen sẽ được cho vào hộp nhân nuôi (kích thước 28,5 x 17 x 9,2 cm) có dé sẵn lá dừa già trong phòng thí nghiệm tại Chi cục Trồng trọt va BVTV tỉnh Bến Tre (trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, âm độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ). Nuôi cho đến khi sâu hóa nhộng cho vào lồng nhân nuôi côn trùng (kích thước 30 x 30 x 25 cm) dé
21
thành trùng vũ hóa, đẻ trứng tiếp tục nuôi trứng (thế hệ F1) cho đến khi số sâu F1 hóa nhộng đủ số lượng, thu nhộng 3 ngày tuổi dé làm thí nghiệm. Thay lá dừa từ 2 - 3 ngày
một lân nhắm đảm bảo có đủ nguôn thức ăn cho sâu.
Hình 2.3 Thu nguồn nhộng sâu đầu đen
Thu thập nhộng sâu dau đen O. arenosella đã bị T. pupivorus ky sinh tại vườn dừa (GPS: 10.167933N,106.350922E) tại xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, chờ cho ong vũ hóa ra khỏi nhộng, sau đó cho 10 cặp T. pupivorus vào hộp 500 mL có lưới thông khí và bông tâm mật ong 30 %, tiếp theo cho 30 nhộng sâu đầu đen F1 được 3 ngày tuổi vào dé ong ký sinh trong 24 giờ. Sau đó, tách riêng các nhộng đã bị ký sinh cho vào hộp 500 mL khác. Hằng ngày theo dõi, đến khi ong vũ hóa, tiếp tục lặp lại các bước trên dé nhân nuôi và thu lấy nguồn ong F3 dé làm thí
nghiệm.
2.4.2 Thí nghiệm khảo sát về độ tuổi của nhộng sâu đầu đen O. arenosella phù
hợp cho ong ký sinh T7. pupivorus Phương pháp thực hiện
Thả 4 giai đoạn tuổi nhộng (nhộng 1 ngày tuôi, nhộng 3 ngày tuổi, nhộng 5 ngày tudi và nhộng 7 ngày tuổi) của sâu đầu đen vào hộp 500 mL có lưới thông khí (mỗi giai đoạn 2 cá thé nhộng). Sau đó cho tiếp 5 cá thé ong ký sinh 7: pupivorus cái đã giao phối vào. Quan sát hành vi lựa chọn ký chủ nhộng của ong ky sinh, ghi nhận
và đánh gia.
Thí nghiệm được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố 3 lần lặp lại với mỗi lần lặp lại là 8 nhộng sâu đầu đen và 5 cá thé ong 7: pupivorus cái.
Chỉ tiêu theo dõi
Số lượng ong vũ hóa ở các tuổi nhộng (con/nhộng).
Tổng số ong vũ hóa (con).
Tổng số nhộng bị ký sinh (nhộng).
23
2.4.3. Thí nghiệm xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh
nhộng 7. pupivorus
Phương pháp thực hiện
Cho 60 nhộng sâu đầu đen vào hộp nhựa 160 mL, sau đó cho tiếp xúc với 20 cặp ong 7' pupivorus vũ hóa 1 ngày tuổi (trong điều kiện nhiệt độ trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, âm độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng 12 giờ). Sau 24 giờ, tách các nhộng sâu đầu đen ra và chuyền sang hộp 160 mL khác.
Hang ngày, tiến hành giải phẫu 2 nhộng sâu đầu đen đã được ký sinh quan sát trên kính lúp soi nổi Olympus SZX10 (phóng đại 18 - 130) để xác định, mô tả các pha phát triển, đo kích thước cơ thé ong ký sinh qua các giai đoạn phat dục. Song song đó, xác định thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời của ong ký sinh. Mỗi ngày theo dõi 30 cá thể ong ký sinh.
Đối với chỉ tiêu xác định tỷ lệ đực cái, chọn ngẫu nhiên 10 nhộng dé riêng chờ cho đến khi ong vũ hóa và chui ra khỏi nhộng sâu đầu đen.
Chỉ tiêu theo dõi
Đặc điểm hình thái:
Trứng: Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đặc điểm bên ngoài và đo kích thước.
Áu trùng: Quan sát, mô tả hình dạng, mảu sắc, đặc điểm bên ngoài và đo kích
thước các tuôi.
24
Nhộng: Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đặc điểm bên ngoài và đo kích thước.
Thành trùng: Quan sát, mô tả màu sắc, hình dạng các bộ phận trên cơ thể (đầu, râu đầu, ngực, chân, cánh trước, cánh sau, bụng, bộ phận sinh dục), nhận biết ong
đực/ong cái, đo kích thước.
Đặc điểm sinh học:
Thời gian phát triển các pha cơ thể: trứng, ấu trùng, nhộng, tiền đẻ trứng (ngày).
Vong đời của ong ký sinh (ngày).
Tỷ lệ đực/cái (%).
2.4.4 Thí nghiệm xác định kha năng ký sinh và tudi thọ thành ong 7: pupivorus
trên nhộng sâu đầu đen Phương pháp thực hiện
thành trùng của ong ký sinh nhộng 7. pupivorus NGÀY THUC HIỆN: 02/08/2022
SÓ LÀN LẬP LẠI: 10
Hình 2.7 Thí nghiệm khả năng ký sinh và tuổi thọ
thành trùng 7: pupivorus
Cho 3 nhộng sâu đầu đen O. arenosella 3 ngày tuổi vào ống nghiệm 5 mL có nắp lưới thông khí và dé sẵn bông tâm mật ong 30%, cho tiếp vào ống nghiệm 5 mL 1 cặp ong 7: pupivorus đã bắt cặp giao phối (vũ hóa 1 ngày) (trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, âm độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng 12 giờ). Sau 24 giờ thay các nhộng mới.
29
Các nhộng đã bị ký sinh được giải phẫu và đếm số lượng ấu trùng (sau 3 ngày ký sinh). Các chỉ tiêu được theo dõi hằng ngày cho đến khi thành trùng chết.
Thí nghiệm được lặp lại 10 lần, với mỗi lần lặp lại là 1 cặp ong ký sinh.
Chỉ tiêu theo dõi
Au trùng (1 - 2 ngày tuổi) đếm được hằng ngày (ấu tring/ngay)
Tổng ấu trùng | - 2 ngày tuổi đếm được hằng ngày của thành trùng cái (ấu
trùng/thành trùng cái)
Thời gian ký sinh (ngày)
Tuổi thọ của thành trùng (ngày) 2.5 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được thu thập và được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016.
26
Chương 3