3.1 Thông tin chung tại vùng điều tra
3.1.1 Số năm kinh nghiệm trồng mít tại vùng điều tra
Bảng 3.1 Số năm kinh nghiệm trồng mít Thái siêu sớm tại vùng điều tra Số năm kinh nghiệm Số hộ Tỉ lệ (%)
3ỉ 82 56,5
7=10 51 95,2
11-14 9 6,2
Trén 14 nam 3 2,1
Tổng 145 100%
Min = 3; Max = 22; TB = 6,6; SD = 3,2
Dựa vào kết qua bảng 3.1 cho thay, số năm kinh nghiệm san xuất thấp nhất là 3 năm và số năm kinh nghiệm sản xuất cao nhất là 22 năm. Số năm kinh nghiệm sản xuất trung bình tại khu vực điều tra là 6,6 năm là khoảng thời gian tương đối dài để các hộ tích lũy kinh nghiệm chăm sóc cây. Số hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 3 — 6 năm có 82 hộ, chiếm tỉ lệ cao nhất 56,5%, số hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 7 — 10 năm có 51 hộ, chiếm tỉ lệ 35,2%, tiếp đến là từ 11 — 14 năm có 9 hộ, chiếm tỉ lệ 6,2% và cuối cùng là kinh nghiệm trên 14 có 3 hộ (15, 20, 22), chiếm tỉ lệ 2,1%. Qua bảng số liệu này cho thấy được rằng, tất cả các vườn điều tra đã cho thu hoạch, hộ dân đã có kinh nghiệm
canh tác, chăm sóc mít.
23
Mít thái siêu sớm là giống cây có thời gian kiến thiết ngắn (khoảng 18 tháng), cây cho trái quanh năm nhưng cũng cần các biện pháp canh tác cũng như chăm sóc đúng đắn vì cây rất dễ bị bệnh.
3.1.2 Phân loại tuổi cây tại vùng điều tra Bảng 3.2 Phân loại tuôi cây tại vùng điều tra
Tuổi cây Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ trồng một tudi cây 21 14,5 Số hộ trồng nhiều tudi cây 124 85,5 Tổng 145 100%
Theo số liệu tại vùng điều tra bảng 3.2, đa số hộ dân trồng nhiều tuổi cây khác nhau với 124 hộ chiếm 85,5%, số hộ chỉ trồng một tuổi cây là 21 hộ chiếm 14,5%.
Tuổi cây thấp nhất là 1 và cao nhất là 12. Phần lớn tuổi cây đều ở giai đoạn sản xuất.
Qua bảng có thể thấy được đa phần các hộ dân tại khu vực điều tra liên tục mở rộng diện tích canh tác hoặc thay đôi những cây đã già, những cây đã chết bằng những cây
mít mới.
3.1.3. Giống và kiểu canh tác mít Thái siêu sớm tại vùng điều tra Bảng 3.3 Giống được trồng tại vùng điều tra
Giống mit Số hộ Tỉ lệ (%)
Thái siêu sớm 85 58,6 Thái siêu sớm, Viên Linh
1 43 29,6 Thái siêu sớm, Lá Bàng
Thái siêu sớm, Viên Linh Lá Bàng 17 11,8
Tong 145 100%
Viét Nam co da dang cac loai mit nhu mit nghé, mit tố nữ, mit thái đều có giá trỊ kinh tế cao. Những năm gần đây, giống mít thái siêu sớm có giá trị kinh tế cao nên diện tích sản xuất cũng tăng theo. Qua bảng 3.3, có 85 hộ trồng giống mít thái siêu sớm chiếm 58,6%, 43 hộ trồng hỗn hợp 2 giống và 17 hộ trồng hỗn hợp 3 giống với tỉ lệ lần
lượt là 29,6% và 11,8%. Những giống mít khác được trồng là giống mít Viên Linh, mít lá lớn (Lá Bàng). Điều này diễn ra do giá ca nhu cau thị trường những năm trước đây giá mít thái cao và thời gian trồng ngắn. Quá trình thực hiện chuyên đôi, các nông hộ tiến hành thay thế thành nhiều đợt đề vẫn có thể thu hoạch trên giống cũ mặc dù đang
trong thời gian kiên thiệt của các cây giông mới.
Bảng 3.4 Kiểu canh tác tại vùng điều tra.
Trồng xen Số hộ Tỉ lệ (%) Trồng xen 70 48,3 Không trồng xen 75 51 7 Tong 145 100%
Qua bảng 3.4, có 75 hộ chỉ trồng mít trên khu vườn của mình, chiếm 51,7% và 70 hộ là trồng xen những loại cây ăn trái khác chiếm 48,3%. Một số cây trồng khác như bưởi, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, dừa. Đa phần các hộ trồng xen đều có mục đích khác nhau, có vườn trồng nhằm thay thế cây mít đã già, cây không còn đạt hiệu quả kinh tế, khó ra hoa, bị sâu bệnh tấn công và chi phí sản xuất cao, có vườn thì trồng thêm một số loại cây ăn quả khác dé cải thiện thu nhập.
3.1.4 Khoảng cách trồng mit thái siêu sớm tại vùng điều tra
Khoảng cách cây khá quan trọng cho cây sinh trưởng và phát triển, mít là giống cây ưa sáng và trái ra ở thân nên rất cần ánh sáng. Ánh sáng từ 2000 - 2500 giờ/năm, phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Khoảng cách trồng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ phì nhiêu của đất, địa hình tại nơi trồng, giống, phương pháp nhân giống. Theo Vũ Công Hậu (2000) thì nên trồng với mật độ 200 — 250 cây/ha (7 m x 7 m hay 7 m x 6 m) đất tốt chỉ nên dé 100 cây (10 m x 10 m hoặc 7 mx 14 m)
25
Bảng 3.5 Khoảng cách trồng mít của một số nông hộ tại vùng điều tra
Khoảng cách (m) Số hộ Tỉ lệ (%)
2x2 l 0,7 95455 4 55 2/5x3 3 51 25x3,5 | 0,7 11x57 | 0,7 3x3 25 17,2 3x4 | 0,7 3,2 x 3,2 | 0,7 3,3 x 3,3 3 a 335:53,5 19 T31
4x4 19 T31 4x5 4 2.8 5x5 18 12,4 5x7 | 0,7
§5%5,5 | 0,7 6x6 16 11,0 6,5 x 6,5 3 2]
7x7 13 9,0 7,5 7,5 3 2.1 8x8 7 4,8
ngau nhién | 0,7 Tổng cộng 145 100%
Dựa vào bảng 3.5 cho thấy, khoảng cách được các hộ dân sử dụng nhiều đao
động từ 3 — 7 m, chiếm tông 85,5%. Những hộ trồng khoảng cách dưới 3 m đa phần họ không quan tâm đến khoảng cách, chỉ quan tâm đến năng suất trái cho được. Có 1 hộ trồng ngẫu nhiên trên khu vườn của họ, chỗ nao trống là họ sẽ trồng không theo quy luật nào. Khoảng cách được trồng phổ biến nhất là 3 m x 3 m với 25 hộ chiếm tỉ lệ
17,2%. Khoảng cách trồng dày nhất là 2 m x 2 m với 1 hộ chiếm tỉ lệ 0,7%, thưa nhất là 8 mx 8 m với 7 hộ chiếm 4,8%.
3.1.5 Cách nhận biết xơ đen của nông hộ tại vùng điều tra
Bảng 3.6 Một số cách nhận biết bệnh đen xơ mít của nông hộ tại vùng điều tra Cách nhận biết Số hộ Tỉ lệ (%)
Không biết 93 64.1 Gai 20 13,8
Hình dạng 33 228 Màu 4 28
Cuống 7 4,8
n=145 100%
n: SO hộ diéu tra
Dựa vào một số đặc điểm trên trái như gai không đều, hình dạng méo mo, màu nhỏ, không úp, cuống nhỏ, thâm đen. Đó là kinh nghiệm của người trồng mít khi đánh
giá sự hiện diện của bệnh xơ đen trên mít. Giúp người nông dân phát hiện sớm bệnh và
tiễn hành cắt tỉa. Tuyển chọn những trải tốt nhằm hạn chế tối thiểu bệnh xơ đen trên mít.
Biểu hiện về hình dạng trái có 33 hộ cho rằng khi trái mít có hình dạng méo mó, trái không đều thì tỉ lệ xơ đen xuất hiện cao chiếm tỉ lệ 22,8%, biểu hiện ở gai có 20 hộ chiếm 13,8%, ở màu và cuống lần lượt là 4 và 7 hộ chiếm tỉ lệ lần lượt là 2,8% và 4,8%.
Bên cạnh đó có tới 93 hộ chiếm 64,1% không biết về biểu hiện của bệnh, những trái bị bệnh rất khó đoán, trái đẹp vẫn có khả năng bị xơ đen, rất khó dé nhận biết chính xác.
Việc nhận biết xơ đen qua hình thái trái mít rất khó đối với nông dân, đa phần những người đánh giá được là những thương lái mua mít. Trích dẫn lời của một thương lái trong quá trình điều tra: “Những trái có hình dạng méo mó, màu nhỏ, gai không đều là những trái đa phần bị xơ đen nhưng phán đoán chỉ đúng khoảng 60 - 70%”. Vì vậy, rất khó phân biệt được những trái bị bệnh hay không chỉ khi bổ trái mít ra mới biết
được.
27
3.1.6 Thời gian trong năm thường gặp bệnh xơ đen tại vùng điều tra
Bảng 3.7 Thời gian thường gặp bệnh xơ đen vào 2 mùa trong năm tại vùng điều tra Thời gian Số hộ Tỉ lệ (%)
Mùa mưa 145 100
Mùa nắng 0 0 Tổng cộng 145 100
Dựa vào bảng 3.7 cho thấy, 100% các hộ dân đều cho rằng bệnh xơ đen thường
xuất hiện vào mùa mưa và gây thiệt hại nặng nhất. Mùa mưa là mùa các loại bệnh hại trên cây trồng xuất hiện. Với nhiều điệu kiện thuận lợi nhiệt độ, độ âm làm cơ sở cho các nam bệnh, vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh. Nếu như không có các biện pháp quản lý phòng ngừa kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế hộ dân.
Bảng 3.8 Tỉ lệ (%) bệnh xơ đen vào từng mùa trong năm tại vùng điều tra
Số hộ Thời gian Tỉ lệ (%)
Mùa mưa
l5 10 10,4 17 20 11,7 40 30 27,6 25 40 172 31 50 21,4 6 60 41 6 70 4,1 4 80 2,8
| 100 0,7 Mùa năng
41 0 28,3 35 10 65,5 3 20 6,2
n=145 100%
n: số hộ diéu tra
Dựa vào bảng 3.8 cho thấy, vào mùa mưa hầu như tất cả các hộ đều bị xơ đen ở mức từ 10 - 100%, có tới 128 hộ bị nhiễm xơ đen ở mức 10 - 50% chiếm tỉ lệ 88,3%, nhiều nhất là 30% với 40 hộ chiếm 27,6%, tiếp đến là 50% có 31 hộ chiếm 21,4%, 40% có 25 hộ chiếm 17,2%, 10% và 20% lần lượt có 15 và 17 hộ chiếm tỉ lệ lần lượt là 10,4% và 11,7%. Dao động ở mức 60 - 80% chiếm tỉ lệ ít hơn với 11%. Tuy nhiên có 1 hộ bị rất nặng tới 100% khả năng gây hại. Vào mùa nang thì bệnh xuất hiện ít hơn hay chỉ xuất hiện nhẹ, có 41 hộ cho rằng mùa nang họ không bị bệnh xơ den chiếm tỉ lệ 28,3%, ở mức 10 - 20% có 104 hộ bị chiếm 71,7%, trong đó mức 10% là nhiều nhất với 95 hộ chiếm 65,5%, ở mức 20% có 9 hộ chiếm 6,2%.
Dựa vào bảng 3.7 và bảng 3.8 cho thấy, bệnh gây hại nặng vào mùa mưa và tấn công vào hầu hết các hộ dân, vào mùa mưa bệnh tan công chủ yếu ở mức dao động từ 10 - 50%, nặng nhất là 1 hộ với 100% tỉ lệ đen xơ. Vào mùa nắng bệnh không gây hại quá nhiều hộ trồng mít nhưng vẫn gây hại ở mức từ 10 - 20%. Nhìn chung, bệnh gây hại ở cả mùa mưa và mùa nắng với nhiều mức gây hại khác nhau, mùa bị tấn công và gây hại nhiều nhất là mùa mưa. Cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh vào mùa mưa dé hạn chế bệnh, giảm thiêu thiệt hại do bệnh xơ den gây ra.
3.1.7 Biện pháp đã phòng ngừa bệnh den xơ mít của nông hộ tại vùng điều tra.
Bảng 3.9 Biện pháp đã phòng ngừa bệnh xơ đen mít của nông hộ tại vùng điều tra Biện pháp Số hộ Tỉ lệ (%) Hóa học (phun thuốc) 17 1127 Vật ly (Tia cành, tia trái) 44 30,3 Không phòng ngừa 92 63,5
n=l45 100 n: số hộ diéu tra
Kết quả điều tra bảng 3.9 cho thấy được, có 92 hộ không sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh xơ đen chiếm đại đa số hộ điều tra với tỉ lệ 63,5%, 44 hộ dân với biện pháp phòng ngừa bằng cách tỉa cành, tỉa trái chiếm tỉ lệ 30,3%, biện pháp phòng ngừa bằng thuốc hóa học có 17 chiếm 11,7% loại thuốc phòng ngừa là thuốc Siêu diệt khuẩn có 15 hộ sử dụng. Thuốc hóa học được sử dụng nhiều là Tilt Super + Mancozeb nhưng
29
chưa đem lại hiệu quả cao.
Các hộ trồng mít cho biết những biện pháp phòng ngừa trên không đem lại hiệu
quả cao trong việc phòng ngừa bệnh đen xơ mít. Hiện nay, chưa có biện pháp hay
thuốc đặc trị nào dé ngăn ngừa bệnh den xo mít nên đa phần người nông dân vẫn chưa
phòng ngừa thành công bệnh xơ đen.
3.1.8 Phong trừ sâu bệnh hại trên cây mít của nông hộ tại vùng điều tra
Mit là loại cây có rất nhiều đối tượng gây hại cho nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ là điều cần thiết trong quá trình chăm sóc mít nhất là trong giai đoạn ra hoa tạo qua. Đây chính là giai đoạn cây gặp nhiều sâu bệnh hại nhất nếu không có biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời và đúng cách thì sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
Bảng 3.10 Thuốc BVTV được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây mít Thái siêu sớm
của nông hộ tại vùng điều tra.
Tên thuốc Loại thuốc Tên hoạt chất Số hộ _ Ti lệ (%)
Thuôc trừ côn trùng
Cyrux 25EC HH Cypermethrm 137 94,5 Karate 2,5EC HH Lambda-cyhalothrin 32 22,1 BPDYGAN 5.4EC SH Abamectin 61 42,1
Danobull 50WG (5.0) SH Emamectin benzoate 52 359 Wofatac 350EC HH Profenofos 19 13,1
Phoxim
Amarep 500EC HH Thiamethoxam 16 11,0 Imidacloprid
Thuốc trừ bệnh
Streptomycin và
Siêu diệt khuẩn HH 33 158
Oxytetracyline
Manozeb 80WP HH Mancozeb 88 60,7 Anvil 5SC HH Hexaconazole 76 52,4
; Propiconazole va
Tilt SUPER 300EC HH 20 13,8 Difenoconazole
Metalaxyl và
Ridolmil Gold 68WG HH 80 55,2 Mancozeb
Antracol 70WG HH Propineb 84 57,9
Mataxyl 500WG HH Metalaxyl | 14,5
Unizeb M-45 80WP HH Mancozeb 12 8,3>~
Thống kê bảng 3.10 cho thấy, các loại thuốc được sử dụng xếp vào 2 nhóm chính là thuốc trừ côn trùng và thuốc trừ nam bệnh cây trồng. Có 16 loại hoạt chất khác nhau trong đó 8 loại hoạt chất trừ côn trùng và 8 hoạt chất trừ nam bệnh. Các thuốc được nông dân sử dụng đều có tác dụng phổ rộng , đa tác động, phòng trừ được nhiều loại côn trùng, nam bệnh hại cây trồng. Hầu hết các hộ dân đều sử dụng thuốc BVTV dạng hóa học để phòng ngừa nắm, bệnh gây hại, đối với phòng trừ côn trùng các hộ dân có sử dụng thêm thuốc dạng sinh học. Thuốc trừ côn trùng có hoạt chất Cypermethrin được sử dụng nhiều nhất với 137 hộ chiếm tỉ lệ 94,5%. Còn đối với thuốc trừ nắm bệnh, hoạt chất được sử dụng nhiều nhất là mancozeb. Các hộ nông dân sử dụng rất nhiều các loại thuốc khác nhau, xử lý chung với các cây trồng khác trong cùng một vườn. Những năm mít có giá cao, một tháng nhà vườn phun thuốc phòng trừ côn trùng va nam bệnh với tần suất liên tục, 1 tuần xịt ngừa côn trùng, ngừa nắm bệnh 1 lần, mỗi lần xịt là một loại thuốc khác nhau đề tránh trường hợp lờn thuốc.
3.1.9 Một số bệnh hại khác xuất hiện trên vườn tại vùng điều tra Bảng 3.11 Các bệnh hại khác xuất hiện trên vườn tại vùng điều tra
Bệnh Số hộ Tỉ lệ (%)
Nut than xì mủ 142 979
Thối trái 116 80,0 Nam hồng 38 26,2
n=145 n: SO hộ diéu tra
Qua kết qua điều tra bang 3.11 cho thấy, hiện nay song song với bệnh đen xơ mit, người dân cũng đang rất khổ sở với bệnh nút thân xì mủ, có tới 142/145 hộ chiếm tỉ lệ lên đến 97,9% bị loại bệnh này, nếu bị xơ đen các hộ dân có thể tỉ bỏ trái để chờ ăn đợt
31
sau thì nứt thân xì mủ sẽ gây chết cây một cách từ từ, trái vẫn ra nhưng không to. Tiếp đến là bệnh thối trái có 116 hộ bị, chiếm 80,0%, không chỉ nứt thân xì mủ mà bệnh thối trái cũng đang gây hại nặng trên nhiều trên các hộ dân tại khu vực điều tra. Cuối cùng là bệnh nam hồng xuất hiện ít hơn với 38 hộ chiếm tỉ lệ 26,2%.
Qua quá trình điều tra, bệnh nứt than xì mủ dang là mối nguy hại lớn cho khu vườn của đại đa số hộ dân, bệnh làm chết cây một cách từ từ, làm mat trang trén cay mit do, bệnh hiện tai không có thuốc đặc trị, có một biện pháp mà phần ít hộ sử dụng đó là dùng dao khoét bỏ vết bệnh và dùng khò đốt cháy vết bệnh nhưng sau một thời gian thì vết bệnh vẫn xuất hiện lại. Bệnh thối trái cũng gây hai khá nhiều trên nhiều hộ dân.
3.1.10 Phân bón sử dụng cho cây mít của nông hộ tại vùng điều tra
Phân bón là yếu tô quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tùy theo nhu cầu và trạng thái cây mà người dân có chế độ bón phân hợp lý, phân bón đa dạng từ phân đơn đến phân phức hợp, từ phân vô cơ đến hữu cơ hoặc phân bón lá, dam bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.
Bảng 3.12 Phân vô cơ được nông hộ sử dụng cho mít tại vùng điều tra
Tên phân Loại phân Số hộ Tỉ lệ (%)
Đạm Phú Mỹ Urea (46,3%) 10 6,9 16-16-8 N-P-K 37 255 16 - 16 - 16 N-P-K 44 30,3 LP s17 = IF N-P-K 4 2,8 20 ô20 ô 15 N-P-K 36 24,8
13-13-13 N-P-K 26 17,9 18-18-18 N-P-K | 0,7
DAP N-P 8 5,5
Kaly trang Kaly (61%) 3 21
Phân vô co vô cùng đa dang từ phân đơn đến phân hỗn hop, hộ dân có rat nhiều sự lựa chọn về phân bón để bón cho cây tùy vào nhu cầu cây và điều kiện kinh tế để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Những năm trước, mít có giá, phân bón còn rẻ nên các hộ dân rất quan tâm bón phân cho cây, tần suất 1 tháng bón phân 1 lần. Ảnh hưởng của đại địch COVID-19 lên toàn cầu làm giá phân bón tăng gấp 2,3 lần so với thời gian
trước, mít không còn có giá nên các hộ dân cũng không tha thiết chăm sóc cho cây, tần suất bón phân giảm xuống còn 3 tháng 1 lần.
Qua kết quả điều tra Bảng 3.12, đa phần người dân thường sử dụng NPK vì nó tiện lợi và cung cấp đủ nhu cầu đinh dưỡng cho cây, 4 loại phân được sử dụng nhiều nhất là 16 - 16 - 16, 16 - 16 - 8, 20 - 20 - 15, 15 - 15 - 15 với lần lượt với tỉ lệ là 30,3%, 25,5%, 24,8% và 17,9%. Việc sử dụng phân don rất ít, chỉ 13 hộ sử dụng với 2 loại chính là Urea và Kaly chiếm tỉ lệ lần lượt là 6,9% và 2,1%.
Tại khu vực điều tra, khối lượng phân bón cung cấp cho cây mít sẽ tùy thuộc vào từng nông hộ, khối lượng thay đổi tùy theo tuôi, kích thước của cây và độ phì nhiêu của đất. Các đợt tiến hành bón phân thường là khi cây trong các giai đoạn sau thu
hoạch, trước khi ra hoa và sau khi đậu quả. Trong đó, cây sau khi đậu quả nên bón kali
bằng hoặc nhiều hơn đạm để cho quả ngọt, màu sắc dep và thịt quả chắc; phân lân bón
một phan sau thu hoạch và một phần trước khi ra hoa dé giúp hoa ra tập trung và nhiều.
Vì vậy, đê đáp ứng nhu câu dinh dưỡng của mít, các nông hộ đã sử dụng các loại phân bón khá hợp lý.
Bảng 3.13 Phân hữu cơ được nông hộ sử dụng cho mít tại vùng điều tra
Tên phân Loại phân Số hộ Tỉ lệ (%) Phân bò Chuông 12 8,3 Phan dé Chuông 124 85,5
Không sử dụng 9 6,2
Tổng 145 100%
Phân hữu cơ được các nông hộ sử dụng chủ yếu là nguồn phân từ việc chăn nuôi tai gia đình. Năm 2018, Đồng Nai đứng thứ 2 cả nước về số lượng cá thé dé chăn nuôi.
Tại khu vực điều tra, 124 hộ sử dụng phân dé dé bón cho mít chiếm tỉ lệ 85,5%. Tiếp đến là phân bò với 12 hộ sử dụng chiếm 8,3%. Tuy nhiên, theo quan niệm của một SỐ
nhà vườn, sử dụng phân hữu cơ đem lại hiệu quả chậm nên thường ít dùng hoặc không
dùng đến mà chỉ sử dụng hoàn toàn phân vô cơ. Có 9 hộ không sử dụng phân hữu cơ chiếm tỉ lệ 6,2%. Lượng phân bón tại các hộ dân cũng khác nhau đa phần là 4 lần/năm,
một sô hộ bón ít hơn với 3 lân/năm.
33