Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở Việt Nam (Trang 44 - 56)

4.1.1. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế

Trong luật thuế GTGT:

• Để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng, có tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, luật thuế GTGT cần mạnh dạn thu hẹp diện miễn trừ thuế GTGT theo đó các đối tượng trước đây đang thuộc diện không chịu thuế GTGT sẽ đưa vào diện chịu thuế.

• Cần giảm số lượng mức thuế suất theo hướng chỉ còn mức 0% và 10%. Hiện tại nước ta đang áp dụng thuế GTGT với 3 mức thuế suất là 0%,5% và 10%, thứ nhất sẽ gây khó khăn cho việc quản lý thuế trong việc áp dụng mức thuế 5% hay 10% vì chỉ cần một thay đổi nhỏ là có thể chuyển từ mức 10% xuống mức 5%, do vậy cơ chế với một mức thuế suất (trừ mức 0%) sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, thu thuế, góp phần làm giảm chi phí hành thu. Ngoài ra nếu đã đánh thuế thì nên áp dụng thuế như nhau đối với các hàng hóa đảm bảo tính trung lập của thuế GTGT và do đó không bóp méo hành vi và quyết định của người tiêu dùng.

Tuy nhiên khi thực hiện biện pháp này nếu áp dụng ngay thuế suất 10% có thể gây nên khó khăn ban đầu vì vậy có thể áp dụng mức thuế suất 5% trong vài năm đầu.

• Đối tượng chịu thuế GTGT được quy định trong luật là “hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT” thì sẽ không xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT vì vậy cần phải nghiên cứu và chỉnh sửa cho hợp lý, ví dụ ” đối tượng chịu thuế GTGT là các hoạt động chuyển giao hàng hóa,dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam”.

• Trong luật thuế GTGT mới thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng hàng hóa hay hoàn thành dịch vụ là không bao quát vì

căn cứ nào để xác định là đã chuyển giao hay bên nhận hàng hóa đã nhận do vậy theo em nên giữ nguyên quy định như trong luật cũ là thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,sử dụng hay xuất hóa đơn.

Trong luật thuế TNDN:

• Về thuế suất: Việc quy định thuế suất như trong luật hiện nay là không đảm bảo tính cụ thể, tính ổn định của hệ thống pháp luật. Ví dụ trong quy định về thuế suất đối với các doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là từ 25% đến 50%.Như đã biết thu từ đầu khí là khoản thu lớn trong tổng thu thuế TNDN nói riêng cũng như trong NSNN nói chung (các khoản thu từ dầu khí chiếm 20% - 25% tổng thu NSNN) Vì vậy việc kiểm soát, điều tiết khoản thu từ dầu khí là cần thiết việc quy định các mức thuế suất khác nhau là phù hợp tuy nhiên trong luật lại không quy định cụ thể vì vậy để tạo sự minh bạch, rõ ràng, tránh sự áp dụng một cách tùy tiện, tạo cơ sở cho việc tính thuế thì luật cần phải xác định rõ tiêu chí cụ thể làm căn cứ tính thuế.

• Về thuế suất ưu đãi: Trong luật quy định “đối với đự án cần đặc biệt thu hút đầu tư như các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao thời gian áp dụng thuế suất có thể dài hơn 10, 15 năm. Có thểthấy là luật chưa quy định thế nào là ”cần đặc biệt thu hút đầu tư”, thế nào là “quy mô vốn lớn”…thời hạn cụ thể là bao lâu, thời hạn tối đa là bao nhiêu năm. Tất cả những quy định không rõ ràng đó có thểđểcho các doanh nghiệp lợi dụng đểmà trốn, lậu thuế.

• Về việc trích lập quỹ đầu tư khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.Theo luật nếu doanh nghiệp sử dụng trên 70% quỹ thì không phải nộp vào NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích quỹ và phần lãi. Đây cũng là một cơ sở để cho doanh nghiệp lợi dụng do vậy để hạn chế tình trạng trốn, lậu thuế bằng cách này thì nhà nước nên quy định chỉ khi nào có dự án thì mới được trích và phải xử phạt thật nặng đối với các trường hợp trích lập quỹ sử dụng không đúng mục đích.

4.1.2. Tổ chức tốt công tác cán bộ

Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức cả về công tác nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng vận động quần chúng.

Bên cạnh đó cần phải cần phải nâng cao ý thức trách nhiêm, niềm tựhào về ngành nghề…qua đó có thể phát huy cao nhất hiệu quả công tác thu thuế.

Mở rộng giao lưu với các quốc gia có chính sách thuế tiên tiến, cách thức tổ chức, quản lý hiện đại để học tập kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm trong công tác chống thất thu thuế,đặc biệt là hai sắc thuế GTGT và TNDN.

Tuyển chọn những cán bộ có trình độ, đáp ứng được yêu cầu công việc thông qua tổ chức thi tuyển rộng rãi trên cả nước, thông báo công khai các đợt thi tuyển trên các phương tiên thông tin đại chúng…

Bố trí cán bộ một cách hợp lý,đúng người, đúng việc.

Cần có sự khen thưởng kịp thời những cán bộ gương mẫu, có thành tích tốt trong công tác, kiên quyết xử lý và kỷ luật nghiêm minh những cán bộ thoái hóa, biến chất có hành vi cấu kết với người nộp thuế để trốn, lậu thuế.

Phát động các phong trào thi đua, các hội thi để tạo ra không khí làm việc tích cực, nâng cao hiệu quả làm việc. Cũng phải thấy rằng khi thực hiện biện pháp này nếu công tác thi đua khen thưởng hàng năm cứ xét theo các tiêu chí thông thường thì vô hình chung mọi danh hiệu thi đua đều thuộc về các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo. Điều này không chỉ làm giảm ý chí phấn đấu của tập thể mà còn có thể dẫn đến sự mất đoàn kết trong nội bộ chi cục, do vậy nên có một cơ chế khen thưởng trong đó bắt buộc phải có ít nhất 30% đối tượng khen thưởng là các cán bộ không giữ chức vụ nếu không sẽ không xét thi đua của đội, phòng.

4.1.3. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan

Phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp đảm bảo các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh phải đăng ký mã số thuế theo đúng thời hạn quy định, ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh nhưng sau một thời gian mới đăng ký mã số thuế.

Tăng cường phối hợp với công an kinh tế để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế như buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, hoàn khống thuế…Ngoài ra cơ quan công an cũng cần phải khẩn trương điều tra làm rã những vụ mà cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ sang đặc biệt là đối với các

doanh nghiệp bỏ trốn. Với các doanh nghiệp lập hồ sơ khống để hoàn thuế với số tiền lớn cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt thật nặng.

Phối hợp với các ngân hàng trong việc thu thuế qua ngân hàng.

4.1.4. Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục thuế phát triển

Tuyên truyền cho mọi công dân, mọi tổ chức thấy được đóng thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Nâng cao năng lực của cơ quan thuế, giáo dục tư tưởng cho các cán bộ thuế. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện những gian lận.

Ngoài ra tránh tình trạng doanh nghiệp làm dịch vụ thu lãi đến khi có vấn đề như cầm tiền thuế của các doanh nghiệp đi nộp nhưng nếu họ không nộp và cầm tiền đó bỏ trốn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả cơ quan thuế cũng như doanh nghiệp, vì vậy khi các doanh nghiệp làm dịch vụ thuế thì cần phải quy định có một số tiền ký quỹ tại ngân hàng đểđảm bảo.

Xử phạt thật nặng đối với các doanh nghiệp làm đại lý khi họ cố tình vi phạm. Ngoài việc truy thu và phạt tiền nếu số tiền trốn thuế lớn có thể sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.1.5. Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý

Hàng năm nhà nước phải tiến hành tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế, việc xây dựng kế hoạch thu thuế có ảnh hưởng lớn đến công tác chống thất thu thuế vì: Nếu kế hoạch thu giao cho các đơn vị quá thấp thì các đơn vị chỉ cần làm qua loa, không cần đi sâu vào tìm hiểu thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cũng có thể đạt được chỉ tiêu thậm chí vượt chỉ tiêu đề ra. Khi đã vượt chỉ tiêu rồi thì sẽ dẫn tới làm việc không cẩn thận không kiểm tra kỹ tờ khai khi đó nếu có doanh nghiệp cố tình hoặc vô tình vi phạm sẽ gây thất thu cho NSNN thì các cán bộ thuế cũng không thể phát hiện được do vậy tình trạng thất thu sẽ xảy ra. Nếu kế hoạch thu giao quá cao, không đạt được chỉ tiêu đã đề ra thì sẽ gây nên tâm lý chán nản vì đằng nào cũng không đạt được thì ít hay nhiều đều như nhau nên có thể họ

quản lý không chặt chẽ các doanh nghiệp.

4.2. Một số giải pháp cụ thể

4.2.1. Tăng cường quản lý người nộp thuế

Đây là khâu đầu tiên quan trọng nhằm đưa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế.

Trong điều kiện hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất hiện ngày càng nhiều với lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng. Các doanh nghiệp này là đối tượng trực tiếp nộp thuế do vậy quản lý chặt chẽ các đối tượng này sẽ góp phần không nhỏ trong việc chống thất thu thuế GTGT và TNDN. Để công tác quản lý người nộp thuế có hiệu quả thì cần phải:

Tiến hành phân loại các doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện chếđộ hóa đơn, chứng từ theo quy định để từ đó có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cần phải xử phạt nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Tiến hành chuyển dần các doanh nghiệp đang nộp thuế trực tiếp trên GTGT sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ để đảm bảo đúng bản chất của thuế GTGT và dễ dàng trong công tác quản lý.

Tăng cường sự phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, chính quyền địa phương nhằm kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp.Tăng cường quản lý lĩnh vực kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng,ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, địa điểm kinh doanh.Tăng cường quản lý các đơn vị mới ra kinh doanh, các đơn vị chuyển đi nơi khác, các đơn vị từ nơi khác chuyển đến, các đơn vị tạm nghỉ kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế mà đã hoạt động cần phải lập biên bản và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó cầnthường xuyên công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, trang web của bộ tài chính về danh sách những doanh nghiệp bỏ trốn, những doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, xin cấp mã số thuế nhưng nhiều tháng không kê khai, nộp thuếmà cơ quan thuế không tìm thấy. Sau khi công bố đề nghị các cơ quan có liên quan thu hồi giấy phép đăng ký

kinh doanh, thu hồi các hóa đơn đã bán cho các doanh nghiệp này nhưng chưa sử dụng hết, tránh hiện tượng các doanh nghiệp này sẽmua bán hóa đơn.

4.2.2. Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế * Tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ.

Hóa đơn, chứng từ là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Đối với thuế TNDN: Hóa đơn, chứng từ là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí được trừ.

Đối với thuế GTGT: Đặc thù của sắc thuế GTGT là việc khấu trừ và hoàn thuế mà hiệu quả thực hiện lại phụ thuộc lớn vào công tác quản lý hóa đơn, chứng từ làm cơ sở xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được hoàn. Nếu công tác quản lý hóa đơn, chứng từ không tốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà điển hình là vấn đề trốn, lậu thuế GTGT gây thất thu cho NSNN.

Do vậy để công tác quản lý hóa đơn, chứng từ có hiệu quả cần:

Thắt chặt công tác quản lý về in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn nhất là hóa đơn các doanh nghiệp tự phát hành. Đảm bảo chỉ có doanh nghiêp có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mới được mua hóa đơn. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi cơ quan thuế phải kiểm tra thật kỹ các doanh nghiệp đến xin mua hóa đơn.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thành lập về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kèm theo.

Đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế đầy đủ, kịp thời hoặc có tờ khai nhưng nhiều tháng không phát sinh doanh số thì phải tiến hành kiểm tra tại cơ sở.

Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ hoặc bỏ kinh doanh phải tiến hành tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. Trường hợp doanh nghiệpbỏ trốn, không kinh doanh nữa qua kiểm tra nếu thấy còn hóa đơn chưa sử dụng nhưng không khai báo và nộp cho cơ quan thuế thì phải tiến hành thu hồi và thông báo ngay cho các cục, các chi cục thuế khác đồng thời đăng thông tin trên các phương

tiện truyền thông để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác biết nhằm tránh tình trạng bị lợi dụng.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn việc mua, bán hóa đơn bất hợp pháp trên thị trường.

Cần khuyến khích các đối tượng tiêu dùng đặc biệt là người dân khi mua hàng phải lấy hóa đơn, chứng từ. Với tư tưởng của người dân Việt Nam khi mua hàng để tiêu dùng cá nhân bất kể là mua của đại lý hay doanh nghiệp đều không lấy hóa đơn là rất phổ biến. Do vậy để khuyến khích việc lấy hóa đơn, nên tổ chức lễ bốc thăm trúng thưởng theo số trên hóa đơn mà người mua hàng có, hoặc có thể tiến hành cho đổi một số lượng hóa đơn nhất định lấy một số tiền hay món quà nào đó.

Khi phát hiện doanh nghiệp có hóa đơn mà liên 1 khác liên 2 thì phải lập tức tiến hành kiểm tra vì các doanh nghiệp này thường là sẽ bỏ trốn nên họ không quan tâm đến việc hóa đơn đúng hay sai.

Cần có các biện pháp, chế tài nghiêm khắc xử lý các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như:

− Mọi trường hợp vi phạm về khai báo, sử dụng hóa đơn đều phải bị xử lý hành chính và tạm thời đình chỉ việc bán hóa đơn cho doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Chỉ sau khi doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh và nộp phạt thì mới tiếp tục cho sử dụng.

− Nếu hóa đơn mua hàng mà người bán không viết đầy đủ các chỉ tiêu mà người mua vẫn chấp nhận thì ngoài việc không cho khấu trừ thuế người mua còn bị phạt hành chính vì sử dụng hóa đơn không đúng quy định.

Cần nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào việc sử dụng, đối chiếu hóa đơn.

* Tăng cường kiểm tra doanh thu.

Doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp thường kê khai doanh thu không đúng với tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh

nghiệp thường tìm cách để làm giảm doanh thu nhằm trốn,lậu thuế. Do vậy một

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở Việt Nam (Trang 44 - 56)

w