Nguyên nhân cụ thể:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở Việt Nam (Trang 35 - 44)

3.2.1. Nguyên nhân thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử

Phía nhà quản lý:

• Hiện chúng ta đã có một số cơ sở pháp lý, văn bản điều chỉnh hoạt động TMĐT như Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử… tuy nhiên, trên nhiều lĩnh vực, chính sách quản lý thuế chưa có quy định cụ thể, chưa theo kịp với đà phát triển của loại hình kinh doanh này, chưa chỉ tên được một số dịch vụ ảo nhưng có doanh thu tiền thật thì sẽ xử lý như thế nào (bán hàng thông qua trang blog cá nhân; bán hàng qua trò chơi game; giao hàng, thanh toán tận nơi….)?

• Vấn đề nữa là do trình độ tin học của cán bộ thanh tra còn hạn chế, không thể tìm được dữ liệu của máy chủ nên rất khó phát hiện sai phạm.

• Khâu quản lý dịch vụ điện tử của nước ta còn lơi lỏng, cơ quan quản lý chưa có biện pháp mạnh để quản lý các máy chủ, các trang mạng cá nhân và các hoạt động phát sinh trên Website. Đây là một sân chơi đang bỏ ngỏ, là nơi các loại tội phạm (không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội,…) đang tung hoành, Nhà nước chưa có đủ lực để kiểm soát hết được.

• Một nguyên nhân nữa là do xã hội của ta vẫn tiêu dùng bằng tiền mặt là chủ yếu, nhiều giao dịch thông qua TMĐT chỉ là khâu đầu tiên của chuỗi bán

hàng hóa và cung ứng dịch vụ, khâu thanh toán cuối cùng vẫn dùng tiền mặt. Nhà nước chưa có biện pháp gì để thúc đẩy thanh toán bằng tài khoản, thanh toán qua ngân hàng, chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý thu nhập của người dân.

• Chưa tuyên truyền để người dân nắm rõ quyền hạn và trách nhiệm khi tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, thấy rõ việc đóng thuế là ích nước lợi nhà, là góp phần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng…

Phía người tiêu dùng:

• Tham gia vào hình thức trao đổi này, người tiêu dùng chỉ nhận thấy lợi ích của việc mua bán diễn ra đơn giản, dễ ràng, nhanh chóng, không nhận thức được hết các tác hại của nó như: chất lượng hàng hóa nhiều khi chưa được bảo đảm, khâu hậu mãi yếu, khiếu nại khó thực hiện…

• Người tiêu dùng cũng không hiểu biết rõ pháp luật, không yêu xuất cầu hóa đơn bán hàng, chỉ cần đặt dịch vụ, nhận hàng, trao tiền là xong, từ đó, cơ quan thuế cũng không có cách nào để có thể biết và kiểm duyệt được hết các hoạt động này.

Phía doanh nghiệp và người kinh doanh:

• Doanh nghiệp và người kinh doanh chỉ thấy mối lợi trước mắt: giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu đáng kể.

• Không nhận thức được hoặc cố tình không thấy việc vi phạm pháp luật sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước, tác động không tốt đến công đồng kinh doanh, kéo nhiều người kinh doanh chạy theo phương thức làm ăn có lợi nhuận phi pháp, làm hỏng môi trường kinh doanh bình đẳng, giảm ý thức đóng góp của người dân cho xã hội.

Cũng phải khẳng định, phương thức kinh doanh TMĐT mang lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Nhưng do không quản lý được nên Nhà nước là người đang phải chịu thua thiệt.

3.2.2. Nguyên nhân thất thu Thuế thu nhập cá nhân & Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chính sự lỏng lẽo, mối liên hệ thiếu chặt chẽ giữa cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế đã dẫn đến tình trạng các DN trốn thuế như kể trên. Phần đông các doanh nghiệp làm ăn chân chính đều ủng hộ hướng tới sự minh bạch trong kinh doanh mà các nước tiên tiến đã áp dụng, tuy nhiên có không ít DN đã lợi dụng trốn thuế, tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nuớc.

Một số các chiêu trò mà các doanh nghiệp đang cố tình hoặc tìm kẻ hở của luật để trục lợi sau đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế TNDN và TNCN:

Thuê người làm giám đốc để bán hóa đơn

Công ty TNHH TM SX DV XNK Lâm Đạt có trụ sở đăng ký tại phường 11, quận Gò Vấp, thành lập ngày 9/8/2006, được Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do Nguyễn Danh Lam đứng tên làm Giám đốc và là người đại diện pháp luật. Công ty có vốn điều lệ đăng ký 2 tỷ đồng với các ngành nghề gồm: Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị điện...

Mặc dù ngành nghề kinh doanh đã đăng ký rõ ràng như vậy nhưng sau khi thành lập, Công ty Lâm Đạt không hề hoạt động kinh doanh nào liên quan các ngành nghề trên. Điều bất thường nữa là mặc dù không hoạt động kinh doanh, nhưng công ty này vẫn có người đến Cục Thuế TP Hồ Chí Minh mua 58 quyển hóa đơn GTGT (2.900 số), sau đó xuất bán ra 2.855 số cho 1.031 đơn vị, cá nhân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh. Khi cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ chân tướng người đứng đầu công ty thì Nguyễn Danh Lam khai nhận là không hề hay biết gì về công ty mà mình làm giám đốc và cũng không hề tham gia bất cứ hoạt động nào của công ty này.

Với vốn điều lệ đăng ký hàng trăm triệu đến hàng ngàn tỷ đồng, song điều lạ là một số doanh nghiệp (DN) lập ra nhưng lại không hoạt động kinh doanh gì vẫn thu lợi “khủng” chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, các DN này còn giúp cho không ít DN làm ăn gian dối thi nhau chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước...

Gần đây, nhiều cửa hàng bán hàng đăng ký hóa đơn tự in và xuất hóa đơn rất đầy đủ. Tưởng như các DN này chấp hành tốt việc xuất hóa đơn. Nào ngờ, các DN này chơi “chiêu” mới. Đó là in trùng số sê ri ở những cửa hàng chi nhánh khác nhau. Tức là, một công ty có nhiều cửa hàng thì các cửa hàng này đều xuất trùng một dãy số sê ri như thế.

Như vậy, DN đó có càng nhiều cửa hàng thì số thuế kê khai chỉ bằng một cửa hàng và có thể giấu doanh số của những cửa hàng khác xuất trùng số sê ri hóa đơn. Cách làm này nay đã bị phát hiện. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo ngành thuế, việc in trùng hóa đơn này rất nguy hiểm, sẽ bị xử lý hình sự cả người bán hàng lẫn đơn vị in hóa đơn, trong khi hành vi không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không kịp thời, đầy đủ hầu như chỉ bị xử lý hành chính.

Một cách khác trong việc xuất hóa đơn nữa, là xuất liên 1 khác liên 2. Người mua và người bán cùng thông đồng để ghi giá trị trên liên 2 cao hơn giá thanh toán trên thực tế để đơn vị mua tăng số thuế GTGT đầu vào, được khấu trừ sai lệch với thực tế. Bên cạnh đó, hạ giá trị ghi ở liên 1 thấp xuống để khai báo lỗ, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trả lương trên giấy

Khoảng cách giữa lương thực lãnh và lương trên giấy là thực tế khá phổ biến trong một bộ phận doanh nghiệp, nhằm tránh phí bảo hiểm xã hội cũng như thuế thu nhập.

Bà B vừa được Văn phòng đại diện (A) của một công ty nước ngoài tại Tp.HCM thuê làm việc với mức lương 600 USD/tháng (lương thực lĩnh). Nhưng, trên hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên, lương của bà B chỉ thể hiện 300 USD/tháng (lương trên giấy).

Theo luật sư Lê Thành Kính, văn phòng luật sư Lê Nguyễn, cách trả như trên là “lách luật”, nhằm mục đích giảm và tránh chi phí bảo hiểm xã hội cũng như thuế thu nhập cá nhân. Vì nếu mức lương 600 USD/tháng được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo luật, Văn phòng đại diện A. phải chịu phí bảo hiểm xã hội gấp đôi và bà B cũng phải chịu thuế thu nhập cá nhân (có thu nhập trên 5 triệu/tháng. Cách trả

lương cho nhân viên như Văn phòng đại diện A hiện nay khá phổ biến, nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty liên doanh. Trước mắt thì họ tránh được một khoản thuế và phí bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi có tranh chấp lao động hoặc gặp các vấn đề về pháp lý thì “mọi chuyện sẽ rối tung”, doanh nghiệp gặp không ít phiền phức.

Thanh toán qua ngân hàng để hoàn thuế GTGT

Các bên thanh toán nếu Hợp đồng ký thời hạn thanh toán ngắn khi đến thời hạn không thanh toán được thì gia hạn, lập phụ lục hợp đồng để đối phó với cơ quan Thuế; Thực hiện việc chia nhỏ hoá đơn (để giá trị hoá đơn nhỏ hơn 20 triệu đồng); Thay vì một tháng nhập hàng một lần viết một hoá đơn thì nhập thành nhiều lần, viết nhiều hoá đơn trong tháng để có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng; Thành lập đường dây có nhiều công ty thanh toán lòng vòng để gây khó khăn cho việc đối chiếu xác minh của cơ quan chức năng.

Trong lĩnh vực bất động sản

• Tài sản duy nhất

Luật Thuế TNCN quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng BĐS tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng; công tác kiểm tra, đối chiếu cần rất nhiều thời gian thì ít nhất trong vài năm đầu, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở. Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế.

• Hạ giá chuyển nhượng

Hệ thống văn bản pháp luật thuế TNCN quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, TP quy định.

Thực tế trên thị trường BĐS, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh, TP quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán, nên họ thường thoả thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá UBND tỉnh, TP quy định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đôi bên mua bán đất cùng có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế.

• Chuyển nhượng bắc cầu

Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế TNCN quy định: “thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế TNCN. Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế.

Cụ thể, hai chị em dâu chuyển nhượng BĐS cho nhau là đối tượng phải nộp thuế. Nhưng để lách luật, người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho bố chồng, sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu. Cả hai lần chuyển nhượng này đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Thế là từ việc phải nộp thuế, hai chị em dâu chịu khó đi vòng, chuyển nhượng bắc cầu để tránh phải nộp thuế.

• Các chiêu trò khác

Hầu hết các DN hoạt động trên cả nước đều phải đóng thuế GTGT. Tuy nhiên, một số DN lại lợi dụng “kẽ hở” trong các quy định của Nhà nước để “lách bớt” các khoản thuế, làm giảm nguồn thu NSNN. Theo Giám đốc tài chính một Cty, tất cả các báo giá bên chị gửi cho đối tác đều là báo giá không bao gồm thuế VAT vì không phải khách hàng nào cũng cần viết hóa đơn VAT. Với việc làm này, Cty có thể hạn chế xuất hóa đơn GTGT, giảm được giá bán cho khách hàng, tăng thêm lợi nhuận.

Một số DN khác lại lợi dụng sơ hở trong quản lý địa điểm kinh doanh của ngành thuế để “lách” luật bằng cách chọn hình thức tồn tại song song giữa hộ kinh

doanh và Cty trên cùng một địa điểm, gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc “tách thuế” để thu cũng như việc xử lý vi phạm nếu có. Theo quy định của Luật Thuế, bất kỳ DN nào đăng ký kinh doanh có tổ chức thì mọi sản phẩm bán ra đều phải có thuế VAT nhưng trên bảng giá thực đơn của nhà hàng lại không hề bao gồm VAT. Bởi nhà hàng đã có thêm tờ “hộ mệnh” là đăng ký hộ kinh doanh cá thể với mức thuế khoán.

Cơ quan thuế khó mà “bắt bẻ” được lý do tại sao không ghi thuế GTGT trên bảng giá thực đơn của nhà hàng. Cho dù cơ quan thuế có tổ chức kiểm tra và đối chiếu chứng từ, hóa đơn đầu vào, đầu ra, kiểm kê hàng tồn kho,... thì cũng tốn khá nhiều thời gian, huy động nhiều lực lượng mà chưa chắc đã đạt hiệu quả. Những mô hình song song kiểu này đang tồn tại khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Liệu cơ quan thuế có biết hay là làm “ngơ” để dễ bề “tự ý” xử lý?

Cùng một thương hiệu nhưng có nhiều hình thức đăng ký kinh doanh khác nhau cũng là một kiểu “lách”. Một chủ DN bạc cho biết, anh mở hơn chục cửa hàng khác nhau với một thương hiệu chung, màu sắc trang trí cửa hàng, đồng phục nhân viên cũng giống nhau nhưng tiền thuế mỗi cửa hàng lại khác nhau. Đối với 1 – 2 cửa hàng chính, anh đăng ký hoạt động theo mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Một là để có hóa đơn GTGT xuất cho khách hàng theo yêu cầu, tham gia đấu thầu khi cần và nâng cao mô hình hoạt động. Hai là để Cty có thể đóng BHXH, BHYT cho một số nhân viên chủ chốt.

Những cửa hàng còn lại trong hệ thống thì được đăng ký hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh cá thể, đóng theo mức thuế khoán, mức thuế mà có thể “điều chỉnh” theo ý muốn nếu “quan hệ tốt” với cán bộ thuế “biến chất” tại cơ sở. Thật là một “mũi tên” bắn nhiều “đích”, vừa “tiết kiệm” tối đa thuế (GTGT, TNDN, thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu hàng nhập khẩu là hàng xa xỉ) phải đóng vào NSNN, vừa kiếm lợi từ thuế vì khi mua, khách hàng đã phải trả tiền cho các loại thuế trên, vừa khẳng định được hình ảnh thương hiệu qua hệ thống chuỗi cửa hàng của mình. Đây cũng là một kiểu “lách”, lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong các quy định của pháp luật, gây thiệt hại không nhỏ đến việc thu NSNN.

CHƯƠNG 4.CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục thất thu thuế ở Việt Nam (Trang 35 - 44)

w