KET QUÁ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu sinh trưởng một số loại rau ăn lá trồng phổ biến trong một số kiểu nhà lưới tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 127)

4.1 Kết quả điều tra hiện trạng nhà lưới sản xuất rau ở Thành phố Hồ

Chí Minh

Kết quả điều tra cho thấy nhà lưới trồng rau tại các quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm ba dạng chính là nhà luới kín, nha lưới hở,

mái che.

4.1.1 Cơ cau về diện tích nhà lưới

Bảng 4.1: Tỷ lệ các mô hình nhà lưới theo diện tích

Mô hình Tỷ lệ hộ sử dụng (%)

nhà lưới < 500 m° 500 — 1.000 m? > 1.000 m?

Nha lưới kin - 1,4 14 Nha lưới hở 4,1 5,4 73,0

Mai che 4,1 10,6 -

Ghi nhận số liệu ở bang 4.1 cho thấy :

- Nhà lưới có diện tích < 500 m? chiếm tỉ lệ rất thấp (8.2 % tong số mô hình điều tra).

- Nhà lưới có diện tích trên 1.000 m? chiếm da số trong các mô hình được xây dựng (74.4 %), tập trung ở dạng mái che (chiếm 73 %). Đây là mô hình do nông dân tự dau tư thiết kế, thi công vi giá thành rẻ hợp với khả năng

tài chính của họ đê mở rộng diện tích.

- Nhà lưới có diện tích từ 500 — 1.000 m2 chiếm tỉ lệ thấp (17.4 %),

tập trung dạng mái che (10.6 %)

4.1.2 Độ cao nhà lưới

Qua kết quả điều tra cho thấy nhà lưới có độ cao từ 2,0 — 2,5 m chiếm

tỉ lệ lớn (89,2 %), trong đó tập trung ở dang nhà lưới hở (78,4 %), dạng mái

che chiếm tỷ lệ thấp (10,8 %) . Day là các mô hình nông dân tự thiết kế và xây dựng bằng vật liệu đơn sơ (tre, gỗ và dây kẽm). Theo nông dân, với kiêu nhà lưới này chỉ phí đầu tư không cao, mau thu hồi vốn nhưng dễ bị gió giật sập nên không thể tăng độ cao nhà lưới.

Nhà lưới có độ cao từ 2,6 — 3,0 m chiếm tỉ lệ thấp (9.4 %), phân bố ở cả ba mô hình, trong đó nhà lưới hở chiếm tỷ lệ cao nhất (4,0 %), nhà lưới kín và mái che chiếm tỷ lệ bằng nhau (2,7 %). Phần lớn nhà lưới có độ cao từ 2,6 — 3m đều có kết cấu kiên có và là các mô hình được nhà nước đầu tư xây dựng dé nghiên cứu.

Trong số các mô hình nhà lưới, nhà lưới có độ cao trên 3 m chiếm tỷ lệ rất thấp (chiếm 1,4 %), thuộc dang nhà lưới hở.

Bảng 4.2: Tỷ lệ các mô hình nhà lưới theo chiều cao

Tỷ lệ hộ sử dụng (%) Mô hình nhà lưới

2,0 —2,5m 2,6 -3,0m > 3,0m Nha lưới kin - 2,1 -

Nha lưới hở 78,4 4,0 1,4 Mai che 10,8 2,7 -

4.1.3 Kiểu mái nhà lưới

Bảng 4.3: Tỷ lệ các mô hình nhà lưới theo kết cấu

Tỷ lệ hộ sử dụng (%)

Chỉ tiêu theo dõi Nhà lướikn Nhàlướihở Mái che

Hai mái cân đỗi 4,0 4,0 1,4

Máinhà Mái lệch “ . 1,4

Mai bang = 78,4 10,8 Sat 27 2,7 37

Trụ Bê tông = 5,4 4,0

Cay . 75,7 6,8

Sat 21 6,8 6,8

Khung

Cay - 77,0 6,8

Trang a7 79,7 12,2

Lưới mau

Den = 41 1,4

- 9 1,4 783 54

Lo lưới/

: 35 - 54 54

em

63 1,4 ễ 2,7

Vậtliệu Hệ thống phun 27 1,4 1,4 tưới Vòi sen ` 823 122

Kết quả điều tra ở bảng 4.3 cho thấy đa số nhà lưới có dạng mái bằng (chiếm 89,8 %), phân bố ở dạng nhà lưới hở và mái che, trong đó tập trung chủ yếu ở nhà lưới hở (chiếm 70,8 %).

Kiểu 2 mái cân đối chiếm tỉ lệ 5,4 %, trong đó dạng nhà lưới hở chiếm tỷ lệ 4,0 % và nhà lưới kín có tỉ lệ tương đương, dạng mái che chỉ chiếm tỉ lệ thấp (1,4%).

Kiểu mái lệch chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (1,4 %), thuộc về dang mái

che. Trước đây là nhà lưới kín nhưng qua quá trình sử dụng, nông dân không

thấy phù hợp nên đã tháo dỡ bỏ lưới vách, chỉ chừa phần mái dé tăng độ

thông thoáng và thuận tiện cho canh tác.

4.1.4 Trụ nhà lưới

Kết quả điều tra (bảng 4.3) cho thấy, nhà lưới làm bằng trụ cây chiếm tỉ lệ cao nhất (82,5 %), trong đó tập trung vào dạng nhà lưới ho (chiếm 75,7 %).

Nhà lưới làm từ trụ bê tông chiếm 9,4 %, trong đó nhà lưới hở chiếm 5,4 %, dạng mái che chiếm 6,8 %. Nhà lưới làm từ trụ sắt thấp nhất (chiếm 8,1 %, phân bồ đều cho ba dang nhà lưới kín, nhà lưới hở và dang mái che). Nhà lưới có trụ sắt kiên cố đều là do nhà nước đầu tư xây dựng để làm mô hình thí điểm và nghiên cứu, nhà lưới có trụ cây chủ yếu do dân đầu tư, vật liệu làm trụ là tầm vông và tràm nước do có giá thành thấp, sau 2 — 3 năm phải gia cô

lại.

4.1.5 Khung nhà lưới

Qua kết quả điều tra (bảng 4.3) cho thấy phần khung nhà lưới chủ yếu được sử dụng từ hai loại vật liệu là sắt và cây. Vật liệu sắt chiếm tỉ lệ thấp (16,3 %), phân bố ở cả ba mô hình, trong đó dạng nhà lưới kín chiếm tỉ lệ thấp (2,7 %), dạng nhà lưới hở và mái che chiếm tỷ lệ bằng nhau (6,8 %). Còn lại là vật liệu cây chiếm đa phan với tỉ lệ 83,8 %, trong đó nhà lưới hở chiếm tỉ lệ cao nhất (77,0 %) và dạng mái che chỉ chiếm 6,8 %.

Đặc biệt, trong tất cả các nhà lưới điều tra, vật liệu thường được nông dan sử dụng dé bồ sung cho làm khung nhà lưới là dây kẽm (100 %). Day là vật liệu giá thành rẻ, ít tốn kém lại gọn nhẹ thuận lợi đề làm dàn nâng đỡ lưới và chăng cho khung nhà vững chắc.

4.1.6 Lưới che

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy loại lưới thường sử dụng làm nhà lưới có 2 màu trắng và đen. Lưới màu trắng là lưới được sử dụng nhiều nhất (94,6

%), lưới màu đen được sử dụng ít nhất (5,5 %).

Lưới màu trắng được sử dụng ở cả ba dạng nhà lưới, trong đó thấp nhất là nhà lưới kín (2,7 %), dạng mái che (12,2 %), nhà lưới hở chiếm tỉ lệ cao nhất (79,7 %), nông dân cho rang lưới trắng giảm bớt nang nóng, có độ sáng phù hợp cho nhiều loại rau phát triển tốt, nhất là rau ăn lá. Ngoài ra, lưới trang có độ bền cao hơn so với lưới đen, thời gian sử dụng 2 — 3 năm. Nhà

lưới sử dụng lưới màu đen tập trung dạng nhà lưới hở (4,0 %), thường sử

dụng ở các hộ thường xuyên trồng rau xà lách. Tuy nhiên, lưới đen có độ bền thấp, thời gian sử dụng chi từ 6 tháng đến 1 năm là phải thay mới.

Về mật độ lỗ lưới, nông dân sử dụng ba loại mật độ lỗ lưới là lưới thưa (mật độ lỗ 9 lỗ/ cm” , lưới dày trung bình 35 lỗ/ cm? , lưới dày (63 lỗ/

cm’).

Qua điều tra cho thay, phan lớn nông dân sử dung loại lưới thưa 9 lỗ/

cm” (chiếm ty lệ 85,1 %), phân bố ở cả ba dạng nhà lưới. Trong đó nhà lưới hở sử dụng lưới thưa 9 lỗ/cm? chiếm tỉ lệ cao nhất (78,3 %), dạng mái che chiếm 5,4 %, thấp nhất là nhà lưới kín (1,4 %). Loại lưới này tuy không có khả năng ngăn can được côn trùng nhưng nông dân sử dụng lưới chủ yếu dé giảm lực rơi của hạt mưa, hạn chế vết thương trên lã và hạn chế xói mòn, rửa

trôi dinh dưỡng.

Loại lưới 35 lỗ/ em? chiếm tỉ lệ thấp (10,8 %), hiện diện ở nhà lưới hở và mái che với tỷ lệ bằng nhau (5,4 %). Loại lưới 63 16/cm? chiếm tỷ lệ rat thấp (4,1 %), phân bố chủ yếu ở dang mái che (2,7 %). Các loại lưới dày tuy có tác dụng ngăn côn trùng tốt nhưng khả năng cản ánh sáng khá cao và đọng

nước trên mái sau những cơn mưa lớn.

4.1.7 Trang thiết bị tưới trong nhà lưới

Phần lớn nông dân thường sử dụng ống nước mềm có gắn vòi sen để tưới cho rau (94,5 %). Hệ thống tưới phun sương tự động chiếm tỉ lệ rất thấp (5,5 %) và chi thay ở một vai mô hình do nhà nước đầu tư xây dựng, nông dân cho rằng sử dụng hệ thống tưới phun tự động khó khăn trong việc làm đất

va gieo trông.

4.1.8 Ching loại rau ăn lá được trồng phổ biến trong nhà lưới

Nhà lưới trồng rau ở Thành phố Hồ Chi Minh phan lớn trồng rau ăn lá, một phan rau ăn lá có thời gian sinh trưởng ngắn, dé bị hư hại do tác động của môi trường (dập lá do mưa, cháy lá do nắng, v.v...)

Bang 4.4: Chung loại rau ăn lá trồng phô biến trong nhà lưới.

Tên Việt Nam Tên khoa học Họ thực vật 1. Cải ngọt Brassica integrifolia (West) O.B.Schultz Cruclfereae 2. Cải xanh Brassica juncea (L .) Czern Crucifereae 3. Cai thia Brassica rapa L, . Pekinensis L . Crucifereae 4. Xa lach Lactuaca sativa var. capitata Asteraceae

5. Mong toi Basella rubra L . Basellaceae 6. Rau dén Amaranthus viridis Amaranthaceae 7. Cải be trang Brassica petsai Crucifereae 8. Rau muống Ipomoea aquatica Forsk Crucifereae

9. Rau day Corchorus oliforius Convolvulaceae

Các chủng loại rau ăn lá được trồng phô biến gồm: Cải ngọt, cải xanh, cải thìa, xà lách, mồng tơi, rau đền, cải đúm, cải bẹ trắng, rau muống, rau đay.

Trong nhà lưới, nông dân không trồng rau gia vị và rau ăn quả. Diện tích các chủng loại rau thay đổi tùy theo vụ. Thông thường trong cùng một nhà lưới

hiện diện nhiêu loại rau với nhiêu lứa cây khác nhau đê đáp ứng nhu câu tiêu

thụ liên tục của thị trường. Nông dân còn tiễn hành luân canh và cho đất nghỉ dé hạn chế sâu bệnh. Tuy nhiên, thời gian nghỉ đất ngắn từ 1 — 7 ngày, chỉ có 37,9 % số hộ nông dân điều tra cho nghỉ đất giữa hai đợt trồng, phần lớn thời gian nghỉ đất rất ngắn (1 — 3 ngày, chiếm 25,7 %).

Như vậy, kết quả điều tra cho thay các mô hình nhà lưới hiện nay đa phan là nhà lưới hở với độ cao nhà từ 2 — 2,5 m, khung va trụ nhà chủ yếu làm bằng tầm vông hoặc cây, có độ bền kém. Lưới che thường sử dụng lưới trăng, thưa (mật độ 9 lỗ/cm”). Cây trồng chủ yêu trong nhà lưới là các loại rau

ăn lá.

4.2 Khảo sát điều kiện khí hậu bên trong một số kiểu nhà lưới trồng rau.

Trong tự nhiên, nhà lưới cũng là một vật thể, nó phải chịu những tác động của môi trường bên ngoài như bức xạ ánh sáng làm nóng không khí bề mặt và bên trong nhà lưới, sự di chuyển không khí, cường độ ánh sáng đi vào nhà lưới. Đồng thời, vật liệu, cấu trúc xây dựng nhà lưới cũng góp phần tạo nên nhiệt độ, âm độ tương đối, khí quyền của chính nó (Kessler, 2002). Tất cả các yếu tố này tích lũy qua thời gian tạo nên vùng tiểu khí hậu (sinh thái) nhà lưới, rau trồng trong nhà lưới chịu sự tác động của vùng tiêu khí hậu (sinh

thai) nay.

Các yếu tổ môi trường bên trong nhà lưới có tác động đến sự sinh

trưởng và năng suât rau, bao gôm nhiệt độ, âm độ và ánh sáng.

4.2.1 Ánh hưởng kiểu nhà lưới đến nhiệt độ trong nhà lưới

Đối với cây rau, nhiệt độ là yếu tố môi trường có anh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến sự bốc thoát hơi nước, sự hấp thu dinh dưỡng, sự đồng hoá, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các tiến trình sinh lý khác nhau. Dé đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ môi

trường trong nhà lưới đến sinh trưởng phát triển của rau, chúng ta cần tìm hiểu diễn biến nhiệt độ trong từng nhà lưới.

Bảng 4.5: Diễn biến nhiệt độ bên trong các kiểu nhà lưới (DV: °C) Kiểu nhà lưới Thời điểm đo (Yếu tổ A) Trung bình

(Yếu tô B) 6gi0 llgiờ lốgiờ (yếu tố B) 0NL 26,47 33,75 33,17 31,13 c NLI 26,25 33,98 33,13 31,12 c NL2 27,02 35,38 33,95 32,12 a

NL3 26,63 33,83 32,65 31,04 c NL4 26,92 34,47 3313 31,51 b NL5 26,75 34,95 33,68 3179 a b Trung binh 26,67 34,39 33,29

(yếu tô A) b a a

tữ= 1.79 %

Yếu tô kiểu nhà lưới: có sự khác biệt có ý nghĩa, p=0,05 Yếu to thời điểm đo:có sự khác biệt có ý nghĩa, p=0,05

Có sự tương tác giữa các kiểu nhà lưới và thời điểm trong ngày: không

có sự khác biệt (ns), p>0,01

Các số liệu trong cùng cột hoặc hàng theo sau cùng một kỷ tự, sự sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Theo số liệu ghi nhận ở bảng 4.5, nhiệt độ bên trong và ngoài nhà lưới vào buổi sáng thấp, sau đó nhiệt độ tăng dần vào lúc 12 giờ trưa và giảm dan vào buổi chiều. Như thế nhiệt độ trong nhà lưới có sự biến thiên thuận với sự

biên thiên nhiệt độ bên ngoài nhà lưới.

Vào buôi sáng sớm, nhiệt độ giữa trong và ngoài chênh lệch không lớn (biến động từ 0,16 — 0,55 °C), nhiệt độ trong NL2 là cao nhất (27,02 °C), kế đến là NL4 (26,92 °C), thấp nhất là NLI (26,25 °C). Kết quả thống kê cũng cho thấy nhiệt độ ở NL3, NL4 và NLS tương đương với kiểu NL2, chỉ có kiểu

NLI có nhiệt độ tương đương với nghiệm thức DC.

Vào lúc 11 giờ trưa, nhiệt độ ca trong và ngoài nhà lưới đều tăng cao, chênh lệch nhiệt độ so với lúc 6 giờ sáng rất lớn (từ 7,2 — 8,4 °C), trong đó chênh lệch nhiệt độ so với buổi sáng ở NL2 va NLS là rất lớn (NL2: 8,36 °C;

NLS: 8,2 °C). Trong khi đó nghiệm thức DC chỉ dat 7,28 °C hoặc NL3 (7,2

°C). Vào thời điểm này nhiệt độ ở NL2 vẫn tiếp tục đạt cao nhất (35,38 °C), kế đến là NL5 (34,95 °C), thấp nhất là NL3 (33,83 °C). Nhiệt độ ở NL3, NLI không khác biệt so với ĐC. Thực tế cho thấy tùy theo mùa vụ, thời tiết, nhiệt độ trong các nhà lưới có thể cao hơn so với bên ngoài từ 1 — 3 °C vào budi trưa và chiều (11 — 3 giờ chiều). Vào tháng 3 — 4, nhiệt độ trong các nhà lưới vào buổi trưa có thé đạt đến nhiệt độ 40 — 41 °C (bên ngoài 38 — 39 °C).

Nhiệt độ bắt đầu giảm xuống từ sau 14 giờ, nhưng sự giải nhiệt diễn ra tương đối chậm (giảm 1,1 °C so với buổi trưa/tăng 7,72 °C buổi sáng), nhiệt độ trong NL2 và NL5 vẫn tiếp tục ở muc cao (NL2: 33,95 °C; NLS: 33,68

°C); nhiệt độ thấp nhất là ở NL3 (32,65 °C).

Với đặc điểm xã Tân Phú Trung về khí hậu là vùng có lượng bức xạ nhiệt dồi dao cùng với đặc tính thé nhưỡng đất cát pha, mặt đất dễ hap thu nhiệt lượng mặt trời làm tăng nhiệt độ không khí vào buổi trưa nhưng lại dễ mất nhiệt vào ban đêm nên đã tạo nên chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn. Ở các nước ôn đới, các nhà làm vườn trong nhà kính ứng dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm dé điều chỉnh chiều cao cây một số loại hoa mà không dùng chất điều hoà sinh trưởng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày

và đêm có ảnh hưởng đến chiều cao cây (Heins and Erwin, 1995) trong kỹ thuật trồng cây trong nhà kính.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, kiểu NL2 luôn có nhiệt độ cao nhất (32,12 °C) vào các thời điểm trong ngày, ngay cả vào lúc sáng sớm (27,02°C), chênh lệch nhiệt độ giữa sáng sớm và trưa trong kiểu NL2 rất lớn (8,36 °C).

Tương tự NLS và NL4 cũng có nhiệt độ cao so với NL1, NL3 và DC. Sở dĩ

kiểu nhà lưới NL1, NL3 có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các kiểu nhà lưới khác và DC) do cả hai nhà lưới này đều khá cao (NLI: 2,8 m; NL3:

3,3m). NLI1 tuy kin va lưới có mật độ lỗ lưới dày (35 lỗ/cm”) nhưng do nhà lưới cao đã giúp không khí trong nhà lưới lưu thông tốt hơn. Vì thế nhiệt độ trong nhà lưới tương đương với DC, ngay ca vào thời điểm 12 giờ trưa là thời điểm nóng nhất trong nhà lưới nhưng cũng không chênh lệch nhiều so với ngoài nhà lưới (0,23 °C). NL3 có mật độ lỗ lưới thưa (9 lỗ/cm?), chiều cao nhà lưới trên 3 m, nhà lưới hở phần tiếp giáp giữa mái nhà và vách nên tạo sự lưu thông không khí trong nhà tốt hơn. Vì thế nhiệt độ trong nhà lưới này không khác biệt so với bên ngoài. Các kiểu nhà dạng mái che, có chiều cao nhà thấp (2 m) du sử dụng lưới có mật độ lỗ lưới dày hoặc thưa đều có nhiệt

độ cao hon so với DC và nhà lưới cao. Đặc biệt với mái che sử dụng lưới đen,

mật độ lỗ lưới dày hơn NL4 (mái che trang, lỗ lưới thưa) có nhiệt độ trong ngày đều cao hơn nhất là vào buổi trưa.

Qua đó cho thấy các yếu tô cau tạo nên nhà lưới (gọi là yếu tố nhà lưới) như dạng nhà lưới (kín, hở), mật độ lỗ lưới (day: 35 16/cm?, thưa: 9 lỗ/cm?) và độ cao nhà lưới là những yếu tố có tác động đến nhiệt độ bên trong nhà lưới do chúng quyết định sự lưu thông không khí, sự giải nhiệt, v.v...trong các nhà lưới. Dé xác định yếu tố nhà lưới có ảnh hưởng lớn đến việc tạo nên nhiệt độ trong nhà lưới, chúng ta cần xét sự tồn tại của hệ số tương quan R giữa nhiệt

độ và các yêu tô nhà lưới.

Bảng 4.6: So sánh tương quan giữa nhiệt độ bên trong các kiêu nhà lưới và

các yêu tô nhà lưới

Mật độlỗ Chiềucao Nhiệt độ

Dạng nhà lưới nhà lưới trong nhà Kiêu nhà lưới lưới (lỗ/cm”) (m) lưới (°C)

Ký hiệu (X1) (X2) (X3) (Y)

NL1 2 35 2,8 31,12 NL2 2 35 2,0 32,12 NL3 1 9 3,0 31,04 NL4 1 9 2,0 31,51 NLS | 35 2,0 31,79

R=0,209 R=0,484 R=0,877 Tuong quan

riéng phan (P =0,736) (P=0,407) (P=0,05) Tương quan giữa

XI, X2 và Y R=0,508 (P = 0,741) Tương quan giữa

X2, X3 va Y R=0,917(P=0,158) Tương quan giữa

XI, X3 và Y R=0,919(P=0,156) Tương quan giữa

XI, X2, Xã và Y R=0,925 (P = 0,47)

Ghi chi: - Dang nhà lưới: nhà lưới dang hở (1); nha lưới dang kin (2).

Qua phân tích tương quan và hồi quy của hai đại lượng Y (nhiệt độ môi

trường trong nhà lưới) theo X (độ cao nhà lưới) theo mô hình Y = a + bX, đã

xác lập phương trình hồi quy sau:

Y = 33,402 —0,799X3 (1)

Với Hệ số tương quan R = 0,877 (P = 0,05).

hệ số a = 33,402 (P = 0,0000);

hệ số b = -0,877 (P = 0,05)

X3: Độ cao nhà lưới

Qua phương trình trên cho thấy giữa nhiệt độ trong nhà lưới và độ cao nhà lưới là mối tương quan nghịch, chặt và có ý nghĩa (P = 0,05), các hệ SỐ a, b của phương trình đường hồi quy tồn tại rất có ý nghĩa (P < 0,05).

SN Y=33,402-0,799X

5 k R=0,877 ey

% 62.5

œ Z£ ww ©

z 8 Predict

31.5 + + 31 +

30.5 † † †

0 1 2 3 4

Độ cao NL (m)

Biểu đồ 4.1: Tương quan giữa nhiệt độ môi trường và độ cao nhà lưới

Điều này cũng phù hợp với thực tế, các nhà lưới có độ cao thấp (< 2m) có nhiệt độ cao hơn so với các kiểu nhà lưới khác. Khi nâng độ cao nhà lưới sẽ tạo sự lưu thông không khí trong nhà lưới tốt hơn, giúp cho nhiệt độ trong nhà lưới không tăng cao. Ở các nhà lưới kín hoặc mái che có độ cao thấp, có

lớp lưới che hoặc bao quanh làm cho sự lưu thông không khí trong nhà lưới

kém đi. Hơi nước từ các hoạt động sinh lý của cây trồng (quang hợp, hô hấp), bốc hơi từ đất trong nhà lưới, v.v...bị hun nóng bởi ánh nang mặt trời trở thành dạng an nhiệt (có chứa nhiệt lượng do hấp thụ nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời). Lớp hơi nước an nhiệt bi nóng nhanh hơn dưới anh sáng mặt trời

cùng với lưu thông không khí kém làm cho sự giải nhiệt kém di, đặc biệt vào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu sinh trưởng một số loại rau ăn lá trồng phổ biến trong một số kiểu nhà lưới tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)