5.1 Nơi thực hiện đề tài:
- Xưởng sửa chữa bô môn công nghệ ôtô khoa Cơ khi-Công nghệ,trường
Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
- Xưởng gia công Cơ khí-khoa Cơ khi-Céng nghệ.
- Xưởng lắp ráp và sửa chữa máy Nông nghiệp (trung tâm Năng lượng) -
khoa Cơ khi-Công nghệ.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 27/03 dén 30/05/2006.
5.2 Phương tiện thực hiện đề tài:
- Động cơ Diesel OM-661,tài sản của xưởng cơ khí sửa chữa ôtô.
- Tình trạng của động cơ:
+ Không có khung đỡ.
+ Không có động cơ khởi động.
+ Không có két nước và quạt gió.
+ Không có nhiên liệu và thung chứa nhiên liệu.
+ Khó khăn trong di chuyển.
- Một may hàn điện của xưởng gia công cơ khí .
- Một máy cắt và 01 máy khoan tay của xưởng sửa chữa ôtô.
- Máy khoan và máy mai của trung tâm năng lượng và máy nông nghiệp.
- Các dụng cụ chuyên dùng cần thiết dé tháo lắp,kiểm tra,đo đạc và sửa
chữa .
5.3 Phương pháp thực hiện đề tài.
5.3.1 Thiêt kế khung đỡ động cơ
- Dựa vào trọng lượng,hình dáng và kích thước động cơ để chọn vật liệu
và kích thước vật liệu làm khung.
- Dựa vào vị trí của các chỉ tiết của động cơ như: Bánh đà,vỏ bánh da,than may,carte,bom cao ap....dé chọn cach ga lắp và nâng đỡ động cơ lên
khung.
- Dựa vào kích thước của chỉ tiết tại vị trí ga lắp.
- Dựa vào số vị trí có thể gá lắp,hình dáng và kích thước để chọn cách gá lắp(hàn hoặc ghép bulon) và chỉ tiết dùng để gá lắp.
- Nâng và dịch chuyển động cơ cùng các dụng cụ thao tác chủ yếu bằng đòn bầy và sức người.
5.3.2 Vệ sinh làm sạch động cơ.
- Vệ sinh lau rửa và làm sạch ngoài động cơ bang dau diesel và các dụng
cụ làm sạch.
5.3.3 Tháo các chỉ tiết của động cơ (rã máy).
- Tháo các bộ phận bên ngoài theo trình tự bằng các dụng cụ chuyên dùng,tham khảo tài liệu chỉ dẫn và giáo viên hướng dẫn đề tài.
- Cách tháo lắp lọc dầu, lọ nhiên liệu, các đường hút xả không khí, nhiên
liệu...
- Các dụng cu dé tháo lắp:cơlê, cơlê lực, colé lục giác, mỏlếch...
- Chọn dụng cụ tháo lắp bằng cách quan sát vị trí, hình dáng chỉ tiết lắp
ghép sau đó chọn dụng cụ phù hợp.
- Tháo nắp đỉnh máy bằng colê lực.
- Tháo nắp culasse, nắp bên động cơ,hệ thống xích truyền động,các lò xo supap, biên va bạc biên, pistone-xylanh, thanh truyền...bằng các dụng cụ chuyên dùng theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách hướng dẫn đề tài.
- Vệ sinh làm sạch các chỉ tiết đã tháo lắp bằng dầu diesel và khí nén áp suất cao.
5.3.4 Do dac,kiém tra và b6 sung các chỉ tiết Đo đạc, kiểm tra các chỉ tiết của hệ thống nhiên liệu:
- Kiểm tra các bộ phận của hệ thống thấp áp như bình nhiên liệu,bình lọc,bơm thấp áp,các van thông dầu,các ống dẫn...bằng cách quan sát hoat động của bộ phận bằng mắt thường,sử dụng áp kế...
- Kiếm tra hệ thống bơm cao áp bằng măcximét.
- Kiểm tra vòi phun bằng măcximét.
Đo đạc, kiểm tra các chỉ tiết của hệ thống phân phối khí:
- Kiểm tra vênh nứt của culasse bằng mắt thường, phấn màu, dầu hoả, thước thẳng và căn lá.
- Kiểm tra supap bằng thước đo sâu,panme đo ngoài, giá đỡ chữ V,đồng hồ so.
Đo đạc, kiểm tra các chỉ tiết của hệ thống biên-tay quay:
- Kiểm tra xylanh bằng đồng hồ so cùng bộ gá lắp chuyên dùng hoặc
panme đo trong.
- Kiểm tra piston bằng đồng hồ so và panme đo ngoài.
- Kiêm tra khe hở piston-xylanh bằng căn lá.
- Kiểm tra độ mòn của rãnh secmăng bang căn lá.
- Kiểm tra hao mòn lỗ chốt piston bằng calíp nút,hoặc các dụng cụ do lỗ có
độ chính xác cao.
- Kiểm tra khe hở,độ kin của secmăng bằng căn lá.
- Kiểm tra độ cong xoắn của thanh truyền bằng thiết bị chuyên dùng(thướt đo ba điểm),kiểm tra mặt phân cách bằng bàn rà chuyên dùng.
- Kiểm tra hao mòn của bạc bằng panme và đồng hồ so hoặc dụng cụ đo lỗ chuyên dùng