Các bản vẽ khác nhau khác Đáy đô

Một phần của tài liệu Kết cấu tàu thủy và sức cản (Trang 29 - 31)

Đáy đôi

Chiều cao và chiều dài của đáy đôi có thể tìm thấy trong bản vẽ cấu trúc và mặt cắt ngang tàu. Nơi két cao tiếp giáp với vỏ có thể thấy trong bản vẽ vỏ tàu khai triển. Phần phía trước nơi dễ bị lực tác động do mô men nâng tàu có kích thước lớn.

Boong tàu

Boong tàu rất quan trọng trong phân cấp tàu ở khía cạnh chúng là một phần trong tính toán độ bền dọc. Mặt cắt ngang tàu cũng như bản vẽ cấu trức cung cấp hầu hết thông tin. Về phương diện mặt trung hòa boong tàu ít quan trọng hơn..

Cấu trúc phía sau, buồng máy và sàn lắp máy

Cấu trúc buồng máy rất quan trọng kể cả các sàn lắp đặt các máy khác nhau trên khía cạnh lực đẩy và dao động.

Các bản vẽ riêng có các khung thân và cấu trúc thẳng đứng tạo nên phần này của tàu và thường được gọi là cấu trúc phía sau.

Bản vẽ an toàn

Bản vẽ an toàn là bản vẽ bố trí chung các thiết bị an toàn như xuồng cứu sinh, phao bè, họng dẫn nước cứu hỏa, hộp rồng cứu hỏa, các lối thoát khẩn cấp. Các thiết bị cứu hỏa được thể hiện tại bản vẽ này.

Bản vẽ kê đà

Bản vẽ kê đà là phiên bản hỗn hợp của bản vẽ bố trí chung và bản vẽ

khoang chứa.

Nó cho thấy tàu sẽđược đỡ bởi các khối đỡ như thế nào khi tàu lên đà cạn. Các nơi quan trọng là vị trí của vách theo chiều dọc và chiều ngang, phần nhô của sàn, khoảng hở của vỏ kể cả các lỗ xả nước, các đầu đo độ sâu, tốc độ kế…

Bản vẽ khoang chứa

Đây cũng là phiên bản đơn giản hóa của bản vẽ bố trí chung. Tất cả các két và hầm hàng được biểu thị bằng thể tích và trọng tâm tương ứng của chúng. Cùng với độ ổn định và các đặc tính ‘trọng lượng tàu không’, bản vẽ này tạo nên cơ sở

quan hệ giữa mớn, mạn khô, giãn nước, chiều chìm theo centimet và trọng tải ứng với nước ngọt và nước mặn.

Sơ đồ bố trí đèn hành hải

Đèn hành hải phải được lắp đặt theo quy tắc tránh va trên biển (về ánh sáng và hình dạng) mô tả vị trí và khoảng thấy được của các đèn khác nhau. Sơ đồ bố

trí phải được quốc gia tàu mang cờ phê duyệt. 4.7 Các khoang

Mỗi tàu phải được trang bị các khoang kín nước. Tối thiểu yêu cầu: khoang phía mũi (khoang tránh va chạm), khoang buồng máy.

Số lượng các khoang của tàu tối thiểu được yêu cầu được nêu trong bảng sau.

Sự thay đổi về bố trí phải được xem xét, tùy thuộc vào các giới hạn hoạt

động và sự bù trừ cấu trúc đầy đủ.

Chiều dài [m] Buồng máy giữa tàu Buồng máy sau đuôi

<65 4 3 65-85 4 4 85-90 5 5 90-105 5 5 105-115 6 5 115-125 6 6 125-145 7 6 145-165 8 7 165-190 9 8 >190 Bố trí tùy thuộc Bố trí tùy thuộc

Tàu tuyến nhánh 134 mét dài có ba vách khoang kín nước trong hm hàng và ba vách hướng container.

Một phần của tài liệu Kết cấu tàu thủy và sức cản (Trang 29 - 31)