TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC TỚI

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô Đề tài số 5 phân tích thị trường Điện tại việt nam (Trang 22 - 25)

4.1. Thị trường điện Việt Nam là thị trường loại gì?

Trước đây, thị trường điện Việt Nam là 1 thị trường độc quyền. Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (EVN) vẫn là nhà cung cấp điện chính trong cả nước. EVN vận hành và kinh doanh toàn bộ hệ thống điện, từ sản xuất đến truyền tải và phân phối điện năng.

Hiện nay, thị trường điện Việt Nam cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đều do EVN quản lý, kinh doanh. Riêng phần nguồn phát thì cho phép các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP) nhưng số lượng và công suất thì quá nhỏ so với tổng suất cả nước. Vì thế, thị trường điện Việt Nam vẫn còn là thị trường độc quyền, một thị trường có nhiều người mua nhưng chỉ có 1 người bán và trung gian duy nhất bán điện là EVN.

Thị trường độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó cho người mua mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác giữa người bán và người mua. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.

4.2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thị trường độc quyền 4.2.1. Ảnh hưởng tích cực

- Tạo ra sự ổn định về giá cả : giá cả là do nhà nước quy định, tránh dẫn đến lạm phát.

- Lợi nhuận thu về là lớn nhất : Doanh nghiệp độc quyền thường có lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh, bởi vì họ có khả năng kiểm soát giá cả và giữ chặt khách hàng.

- Tạo khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật: Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao, khả năng tập trung nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính => thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật

- Tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại

4.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

- Gây thiệt hại to lớn đến người tiêu dùng và xã hội : Thị trường độc quyền giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, làm cho người tiêu phải trả nhiều tiền hơn so với chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Phân biệt về giá cả: Khi doanh nghiệp độc quyền có thể đặt giá sản phẩm và dịch vụ theo ý muốn mà không gặp phải sự cạnh tranh, người tiêu dùng có thể phải trả giá cao hơn. Điều này có thể dẫn đến sự phản đối từ phía công chúng. Ngoài ra yếu tố này còn ảnh hưởng tiêu cực đến lạm phát.

- Hành vi cạnh tranh thị trường không lành mạnh - Ảnh hưởng đến chất lượng

4.3. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thị trường độc quyền tới cung cầu thị trường điện Việt Nam

4.3.1. Ảnh hưởng tích cực của thị trường độc quyền tới cung cầu thị trường điện Việt Nam

Nhìn vào lịch sử của ngành điện Việt Nam, không thể phủ nhận những thành công và đóng góp đáng kể của nó đối với nền kinh tế đất nước. Trước năm 1954, công suất nguồn điện của cả nước chỉ đạt 31.5MW, hệ thống điện truyền tải và phân phối điện nhỏ lẻ. Cơ cấu nguồn điện chủ yếu là nhiệt điện than và thuỷ điện được duy trì từ rất lâu. Thế nhưng đến cuối năm 2022, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 77.8 MW. Cơ cấu nguồn điện cũng đã có sự thay đổi với nhiều nguồn điện khác nhau như nhiệt điện than, điện khí, thuỷ điện, điện năng lượng tái tạo.

Để có được kết quả như trên, Bộ Công Thương đã xây dựng Quy hoạch điện quốc gia. Các quy hoạch điện đều được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu khoa học, có sự kế thừa, kinh nghiệm; có tính toán dự báo, điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội; nguồn lực thực tiễn trong nước và bối cảnh, xu hướng phát triển của thế giới một cách phù hợp. Trong quá trình triển khai các Quy hoạch, chiến lược về năng lượng, Bộ Công Thương cũng đề xuất nhiều giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục những tồn tại, phát huy những lợi thế, nguồn lực sẵn có.

Ví dụ như trong Quy hoạch điện VII, trước những tồn tại của thuỷ điện, thực hiện Nghị quyết 62/NQ-QH13 năm 2013 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương, đưa ra khỏi quy hoạch 472 dự án thủy điện, 8 dự án thủy điện bậc thang, đồng thời loại bỏ 213 điểm tiềm năng phát triển thủy điện khỏi quy hoạch. Cho đến nay, công tác quản lý phát triển và huy động các nguồn thuỷ điện đã đi vào nề nếp, quy củ, phát huy được tác dụng to lớn của nó trong việc cung cấp điện cho phát triển kinh tế; điều tiết nước trong mùa cạn, cắt giảm lũ trong mùa mưa; đảm bảo cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du…

4.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thị trường độc quyền tới cung cầu thị trường điện Việt Nam

Mặc dù, các doanh nghiệp đều có khả năng tham gia vào thị trường điện, tránh thế độc quyền của EVN. Thế nhưng, EVN vẫn nắm giữ những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất và đáp ứng nhu cầu điện trên thị trường. Các đơn vị truyền tải điện, đường dây trung thế, cao thế,… vẫn do EVN quản lý. Việc EVN độc quyền khiến người dân không có sự lựa chọn và phải chấp nhận mọi điều kiện, giá cả do EVN đưa

ra. Nếu có thêm nhiều đơn vị, doanh nghiệp tham gia thị trường cung ứng điện thì sẽ không có chuyện áp đặt giá cả, áp đặt điều kiện. Khi có nhiều lựa chọn, nếu dịch vụ, giá cả của EVN không tốt, khách hàng có thể mua điện của đơn vị khác.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô Đề tài số 5 phân tích thị trường Điện tại việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)