5.1. Một số trở ngại trong thị trường điện
Thị trường điện đối mặt với nhiều thách thức và trở ngại, và chúng có thể thay đổi tùy theo vùng địa lý và môi trường kinh tế. Một số trở ngại phổ biến mà hiện nay nhà nước ta vẫn còn gặp phải:
- Cơ chế giá bất hợp lý: hiện nay cũng là trở ngại lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển ngành điện. Trong 10 năm qua không có nhà đầu tư nước ngoài nào bỏ vốn đầu tư vào ngành điện.
- Biến động giá về năng lượng và nhu cầu: Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu 2022 đã làm cho thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt điện tới hiện nay. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân thấp so với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 51% so với Philippines.
Hình 5.1: Giá điện bình quân của Việt Nam đang xếp thứ 101/147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện)
Nguồn: GPC
- Nhiều dự án chưa có chủ đầu tư: chưa tạo được nguồn điện dự phòng, thiếu điện cung ứng cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trong một số thời điểm, nhất là vào những năm nắng nóng, hạn hán hoặc khi một trong các nhà máy điện có sự cố.
- Việc thiếu vốn đầu tư có thể dẫn tới chậm tiến độ trong phát triển nguồn điện và lưới điện trong những năm còn lại của quy hoạch điện.
- Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan: việc biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan có thể tạo ra thách thức trong việc duy trì và vận hành hệ thống điện, đặc biệt là đối với các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
+ Hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ không khí cao hơn sẽ làm giảm hiệu suất, điều này làm giảm sản lượng điện. Nhiệt độ nước tăng gây ảnh hưởng tới hệ thống làm mát của nhà máy nhiệt điện.
+ Nước biển dâng, mây che phủ, tần suất thay đổi thời tiết tác động trực tiếp tới cơ sở hạ tầng. Mực nước thấp hơn sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng cho việc bơm nước ngầm. Ngược lại, mực nước cao sẽ có thể dẫn tới việc lún đất.
- An ninh năng lượng: năng lượng bị thiếu tính đa dạng, khó tiếp cận một cách hiệu quả. Mất cân đối giữa cung và cầu, nguồn phát điện của vùng khó khăn, gây ra thiếu điện giữa các vùng khác nhau. Một số dự án, cơ sở hạ tầng, công nghệ mới bị chậm tiến độ, chậm khởi công so với quy hoạch hoặc bị ngưng hoạt động.
- Cạnh tranh: Thị trường điện thường đối mặt với cạnh tranh cao giữa các nhà cung cấp năng lượng. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.
Về cơ bản chính phủ đã vận hành theo các quy định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế:
- Cơ sở pháp lý trong quá trình điều độ, thanh toán, nhu cầu chưa thực sự theo đúng quy định pháp luật, còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành.
- Các đơn khiếu nại của các đơn vị tham gia thị trường về tính trách nhiệm cung cấp thông tin, chưa có tính công khai minh bạch rõ ràng.
- Một số nhà máy chưa đủ điều kiện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Chưa hài hòa giữa lợi ích của các bên tham gia (nhà máy điện, đơn vị mua điện và khách hàng sử dụng điện).
5.2. Các giải pháp trong thị trường điện
- Quản lý và điều tiết: Chính phủ can thiệp để đảm bảo sự ổn định và an toàn của thị trường điện. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập các cơ quan quản lý để theo dõi và đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống điện.
+ Phó thủ tướng cùng bộ công thương chủ trì chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện tốt các nhiệm vụ để thị trường phát điện cạnh tranh ổn định và hiệu quả.
+ Rà soát lại các cơ sở pháp lý trong quá trình điều độ và thanh toán.
+ Chỉ đạo các đơn vị phân công người có trách nhiệm được phép cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác.
+ Tiếp tục tổ chức tập huấn cho các đơn vị tham gia thị trường
- Quy định an toàn và môi trường: Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường điện tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Việc này có thể bao gồm việc xây dựng và thực hiện các quy định để giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực đối với môi trường.
- Hỗ trợ tài chính cho dự án quan trọng: Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng điện.
- Khuyến khích đầu tư tư nhân: Chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư từ các công ty tư nhân trong ngành điện, đặc biệt là trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện.
- Chính phủ nên tiếp tục hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý để điều tiết thị trường điện lực. Bên cạnh đó, hình thành và xây dựng có tính hệ thống, ban hành các văn bản pháp lý nền tảng và quan trọng, tạo một môi trường thể chế định hướng cho sự phát triển ổn định và bền vững của ngành Điện.
- Cần nâng cao khả năng thực thi của hệ thống quy định, chính sách hiện hành về sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó chú trọng vào tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, thực hiện luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và điện năng trong các hộ gia đình.