2.2.1.1. Phạm vi đối tượng và thời gian
Mẫu nghiên cứu bao gồm 10 NHTM cổ phần được thí điểm áp dụng Basels 2 từ năm 2014 bao gồm:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam( VCB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam( BIDV) - Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam( Viettinbank) - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu(ACB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội( MBB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín( Sacombank) - Ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam( Techcombank) - Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng( VP bank) - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam( VIB)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam( Maritime bank)
Trong khoảng thời gian từ 2009-2019 nhằm đánh giá sự tác động của các biến phụ thuộc đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà đại diện trong mô hình là biến EPS.
Sở dĩ lựa chọn 10 ngân hàng này vì tính đến tháng 09/2016, tổng VCSH của 10 ngân hàng này chiếm gần 44% tổng VTC của toàn ngành NH. So với các ngân hàng còn lại, VTC của 10 ngân hàng này khá lớn, vào khoảng 13.616 tỉ đồng ( Maritimebank) đến 61.300 tỉ đồng( Viettinbank), riêng VIB là 8.525 tỉ đồng
Nguồn: BizLIVE Tương tự, VĐL của 10 NH này cũng chiếm 39% tổng VĐL toàn hệ thống ngân hàng với giá trị từ 4.845 tỷ đồng đến 1,6 tỷ đồng đến 37.234 tỷ đồng
Nguồn: BizLIVE Tính đến 30/06/2019, TTS của 10 ngân hàng được chọn chiếm 49% toàn hệ thống ngân hàng.
Nguồn: BizLIVE 2.2.1.2. Thu thập số liệu
Theo nguồn thu thập dữ liệu, ta có thể phân chia thành dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp( hay dữ liệu gốc) là dữ liệu là dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, chưa được xử lí. Do đó, dữ liệu này giúp cho chúng ta có thể đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, đảm bảo tính cập nhật và độ chính xác cao. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu sơ cấp rất tốn kém về thời gian và chi phí.
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, chi phí trong quá trình thu thập.
Xuất phát từ thực tế đề tài nghiên cứu nên mô hình sử dụng các số liệu có sẵn được tính toán dựa trên các BCTC của các NHTM được chọn, các số liệu tính toán sẵn từ các báo cáo của công ty chứng khoán HSC và các trang web có uy tín khác
2.2.1.3. Mô hình nghiên cứu Mô hình cơ sở
Mô hình hồi quy trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu của Abdul Ishaq, Abdul Karim, Adnan Zaheer, Sohail Ahmed (Army Public College of Management & Sciences, 2015) về ứng dụng mô hình CAMEL trong đánh giá hiệu
nước này, với 9 biến độc lập tương ứng với các biến số trong mô hình CAMEL bao gồm tỉ lệ tiền gửi trên vốn chủ sở hữu TDEt, tỉ lệ nợ xấu NPLGt, tỉ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu NPLEt, tỉ lệ chi phí quản lí trên thu nhập lãi AEIIt, tỉ lệ huy động trên cho vay GATDt, tỉ lệ thu nhập trên tổng tài sản ROAt, tỉ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROEt, tỉ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản và tỉ lệ khả năng thanh toán ngay CRt. Biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng được chọn là thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPSt. Mô hình nghiên cứu đã được bắt nguồn từ các nghiên cứu sau: Momeni và HakimehGharibi, (2012); Kouser và Saba (2012);
Reddy (2012); Ifeacho và Ngalawa (2014); Jha và Hui (2012); Thirunavukkarasu và Parthiban (2015); Matthew và Esther (2012); và Nagamani và Williams (2015).
EPSit = β0 + β1TDEit + β2NPLGit + β3ROAit + β4ROEit + β5NPLEit + β6AEIIit+ β7INTit+ β8GATDit+β9CRit +uit
Mô hình sử dụng trong nghiên cứu
Về cơ bản, mô hình sẽ sử dụng mô hình trên nhưng sẽ thay thế biến TDE tỉ lệ tiền gửi trên vốn chủ sở hữu bằng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, tỉ lệ chi phí quản lí trên thu nhập lãi AEII được thay thế bằng tỉ lệ chi phí trên thu nhập CIR, tỉ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản INT được thay thế bằng tỉ lệ thu nhập lãi thuần NIM, tỉ lệ huy động trên cho vay là tỉ lệ LDR do khả năng tiếp cận các biến trong mô hình gốc khá khó khăn nên mô hình sẽ thay thế bằng các biến có sẵn trên các BCTC mà các NHTM công bố.
Mô hình mà khóa luận sẽ sử dụng để kiểm chứng sau khi thay thế các biến cho phù hợp với điều kiện của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sẽ có dạng:
EPSit = β0 + β1CARit + β2NPLGit + β3ROAit + β4ROEit + β5NPLEit + β6CIRit+ β7NIMit+ β8LDRit+β9CRit +uit
Tại sao lựa chọn EPS làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Earning per share(EPS) hay thu nhập trên mỗi cổ phiếu được hiểu là phần lợi nhuận mà các ngân hàng phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang lưu hành trên thị trường, nó được tính bằng công thức:
EPS= Lãi thuần−cổ tức cổ phần ưu đãi Số cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Có thể coi EPS là thu nhỏ của lợi nhuận sau thuế. Có hai loại EPS đó là EPS cơ bản và EPS pha loãng. EPS pha loãng sẽ có độ chính xác cao hơn do nó phản ánh được các sự kiện xảy ra trong tương lai vì EPS pha loãng bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu…( theo VPBS). Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu nên trong bài sẽ sử dụng chỉ số EPS cơ bản.
Khi không chịu tác động của biến cố như hợp nhất, sáp nhập làm cho lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành của ngân hàng tăng đột biến làm tỉ lệ EPS giảm sâu thì khi mà một ngân hàng có tỉ lệ EPS cao phản ánh năng lực kinh doanh của NH càng mạnh, lợi nhuận cao, khả năng quản lí chi phí tốt.
Cách tính các biến trong mô hình,và giả thuyết Bảng 2.1. Cách tính các biến trong mô hình
Tên biến trong mô
hình CAMEL
Tên biến
chi tiết Cách tính Dấu kì
vọng
Biến phụ thuộc
Hiệu quả
hoạt động Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
EPS= Lãi thuần−cổ tức cổ phần ưu đãi Số cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Biến độc lập
Mức độ
đủ vốn 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶= Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro -
Chất lượng tài sản
Tỉ lệ nợ xấu NPLG = Nợ nhóm 3,4,5 Tổng dư nợ tín dụng
𝑇𝑇ỉ 𝑙𝑙ệ 𝑛𝑛ợ 𝑥𝑥ấ𝑢𝑢 𝑡𝑡𝑡𝑡ê𝑛𝑛 𝑣𝑣ố𝑛𝑛 𝑐𝑐ℎủ 𝑠𝑠ở ℎữ𝑢𝑢 𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁
= NPL Equity
+
+
Hiệu quả quản lí
Tỉ lệ chi phí trên thu nhập CIR = Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động
Tỉ lệ cho vay trên huy động LDR = 𝑇𝑇ℎ𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣𝑣 Huy động
+
+
Lợi nhuận
Tỉ lệ thu nhập trên tổng tài sản 𝐶𝐶𝑅𝑅𝐶𝐶 =Tổng tài sảnLNST
Tỉ lệ thu nhập trên VCSH = LNSTVCSH
Tỉ lệ thu nhập lãi thuần NIM
= 𝑇𝑇ℎ𝑢𝑢 𝑛𝑛ℎậ𝑝𝑝 𝑙𝑙ã𝑖𝑖 𝑡𝑡ℎ𝑢𝑢ầ𝑛𝑛 Tổng tài sảnsinh 𝑙𝑙ờ𝑖𝑖 𝑏𝑏ì𝑛𝑛ℎ 𝑞𝑞𝑢𝑢â𝑛𝑛
+
+
+ Thanh
khoản
Tỉ lệ dự trữ thanh khoản =
Tài sản có tính thanh khoản cao
Tổng nợ phải trả -
Cơ sở pháp lí cho các biến tiêu biểu trong mô hình
Văn bản hợp nhất 26/VBHN-NHNN năm 2016 hợp nhất thông tư quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định vể một vài biến như sau
a) Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của các NHTM
Tỷ lệ an toàn vốn được tính cho cả tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: Từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) =
Vốn tự có riêng lẻ
x 100%
TTS Có rủi ro riêng lẻ
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất: Tổ chức tín dụng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy định thì phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (%) =
Vốn tự có hợp nhất
x100%
TTS có rủi ro hợp nhất Trong đó:
- Vốn tự có hợp nhất được xác định bằng
+ Vốn cấp 1 hay vốn chủ sở hữu( gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia). Vốn cấp 1 dùng để đo lường sức khỏe tài chính của các NHTM và được sử dụng khi các NHTM phải chịu lỗ mà không ngừng hoạt động kinh doanh.
+ Vốn cấp 2 là nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn như giá trị tài sản đánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro chung, quỹ dự phòng tài chính và các khoản vay có thời hạn không dưới 5 năm.
+ Và không bao gồm vốn cấp 3( các khoản vay ngắn hạn) vì độ tin cậy trong việc ứng phó với rủi ro của vốn cấp 3 là thấp nhất xét theo tiêu chí khả năng chủ động sử dụng các nguồn vốn từ cấp 1 đến cấp 3 để ứng phó với rủi ro là giảm dần do đó khi tính tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ không bao gồm vốn cấp 3.
- Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định tại Thông tư này.
Mỗi tài sản nội bảng được gắn với một tỉ lệ rủi ro nhất định Bảng 2.2: Trọng số rủi ro của danh mục tài sản để tính CAR
Trọng số
rủi ro(%) Danh mục tài sản
0% Tiền mặt, vàng, các GTCG do Chính phủ và NHNN phát hành…
20% Kim loại quý( trừ vàng), đá quý, trái phiếu do công ty quản lí tài sản của các TCTD Việt Nam phát hảnh, GTCG do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành…
50% Các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay
100% Các khoản góp vốn, mua cổ phần, không bao gồm phần giá trị góp vốn, mua cổ phần đã bị trừ khỏi vốn cấp 1 để tính vốn tự có, Giá trị nguyên giá các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác,…
150% Các khoản phải đòi đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, Các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán., Các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng,
200% Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản
Theo Văn bản hợp nhất 26/VBHN-NHNN(2016) Với tài sản ngoại bảng, trước tiên tính khối lượng tín dụng tương đương và áp dụng tỷ lệ chuyển đổi rủi ro tương ứng
b) Tỷ lệdư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
Các NHTM thực hiện tỉ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo công thức sau:
LDR=𝐿𝐿
𝐷𝐷 x 100%
Trong đó:
- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
- L: là tổng dư nợ cho vay theo quy định - D: là tổng tiền gửi theo quy định
Theo quy định tại thông tư này thì tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tối đa mà các NHTM cần thực hiện là 80%.
c) Tỉ lệ dự trữ thanh khoản
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến.
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%) = Tài sản có tính thanh khoản cao
x100%
Tổng Nợ phải trả Trong đó tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm:
- Tiền mặt, vàng
- Tiền gửi thanh toán (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước
- Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước
- Tiền trên tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể
- Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài
- Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán
Theo quy định thì các NHTM phải duy trì tỉ lệ này tối thiểu là 10%.
Công cụ phân tích dữ liệu
Với mục đích phân tích này, các tỷ lệ tài chính và các công cụ thống kê đã được áp dụng để kiểm tra và so sánh tác động của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc.
Phân tích hồi quy được sử dụng trong việc kiểm tra các giả thuyết.