Một trong những chỉ tiêu có thể được sử dụng để phản ánh năng lực quản trị điều hành của NHTM đó là tỉ lệ chi phí trên thu nhập CIR. Theo kết quả ước lượng trong
ngân hàng. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thì các NHTM cần giảm thiểu chi phí hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Xây dựng các văn bản nội bộ chuẩn hóa các nghiệp vụ cơ bản của NHTM theo hướng tinh giản nhất, nâng cao năng suất lao động.
Hệ thống các NHTM Việt Nam hoạt động với mạng lưới rộng khắp, mỗi một NHTM bao gồm Hội sở, Chi nhánh ngân hàng( Chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2…phụ thuộc vào mức lợi nhuận mà chi nhánh này mang lại, Sở giao dịch, Phòng giao dịch…với nhiều cấp bậc và mức độ khác nhau nên quản lí hết sức phức tạp.
Đối với các NHTM nói chung thì cần đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hướng tăng quyền tự chủ cho các chi nhánh, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các chi nhánh nhưng phải trên cơ sở có các cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ.
Các NHTM cần đưa ra các cơ chế quản lí phù hợp để vừa phát huy tính chủ động, tự chủ, sáng tạo của từng cấp quản lí, đồng thời thực hiện được chế độ chịu trách nhiệm cao tùy thuộc vào từng cấp độ quản lí khác nhau, có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng cấp quản lí để hoạt động của NHTM được trơn tru và hiệu quả.
Không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ chế kinh doanh mới để nâng cao năng lực quản trị điều hành. Các cơ chế kinh doanh phổ biến mà các NHTM cần quan tâm đó là:
- Cơ chế kích thích: Các nhà quản lí cần xây dựng được các cơ chế thi đua, khen thưởng phù hợp như thưởng nóng kinh doanh bảo hiểm, thưởng nóng cho các nhân viên có thành tích huy động và tín dụng tốt trên cơ sở hiệu quả kinh tế và mục đích kinh doanh của từng chi nhánh nhằm tạo động lực để các cá nhân trong các NHTM có thêm động lực phấn đấu, giúp việc kinh doanh của các NHTM ngày càng phát triển, đồng thời với cơ chế phù hợp có thể giữ chân được nhân tài. Trên cơ sở các quy chế này, các NHTM có thể phát động các phong trào thi đua nhằm thực hiện mục tiêu của các chi nhánh nói riêng và NHTM nói chung trong từng thời kì.
Ví dụ như thời kì cần huy động vốn lớn thì tỉ lệ thưởng cho huy động vốn sẽ cao hơn, mục tiêu cho vay nhiều thì sẽ có cơ chế thưởng cao hơn cho tín dụng…nhờ đó các NHTM có thể thực hiện được mục tiêu và phương hướng của mình một cách nhanh hơn cũng như đạt được tỉ lệ lợi nhuận kì vọng.
- Cơ chế ràng buộc: tức là phân định rõ ranh giới giữa trách nhiệm và rủi ro, gắn trực tiếp trách nhiệm cho những người đưa ra quyết định, người thực hiện hành động đối với những rủi ro và tổn thất mà họ gây ra cho các NHTM. Nhất là khi các hoạt động của các NHTM thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng nếu không có sự phân tích và thẩm định kĩ sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho NHTM, chi phí trích lập dự phòng RRTD tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của các NHTM.
- Cơ chế cân bằng lợi ích: tức là người có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao, người có cống hiến ít, hiệu quả lao động thấp sẽ có thu nhập thấp, tránh tình trạng tăng lương theo thâm niên.
Và quan trọng nhất là trình độ của các nhà quản trị, điều hành cần không ngừng được nâng cao để phù hợp với từng mục tiêu cụ thể trong từng thời kì mà các NHTM hướng tới.
3.1.6. Xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với chuẩn quốc tế
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì yêu cầu về việc lập các BCTC theo chuẩn mực quốc tế của các NHTM tại Việt Nam là một yêu cầu thiết yếu.
Theo một khảo sát số liệu của Top 10 NHTM được đánh giá là uy tín nhất Việt Nam năm 2019 thì do đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng nên phần lớn tài sản của các NHTM là tài sản tài chính
Theo tạp chí tài chính
Việc nhận diện và phân loại, đo lường CCTC, trình bày và công bố thông tin trên BCTC các tài sản tài chính theo chế độ kế toán của TCTC hiện hành so với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32, IFRS , IFRS 9… có nhiều điểm khá tương đồng.
Tuy nhiên, hiện nay các NHTM Việt Nam vẫn đang phải thực hiện chuyển đổi BCTC lập theo VAS sang IFRS để đáp ứng theo yêu cầu của các nhà đầu tư và chủ nợ nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay các NHTM gặp không ít khó khăn trong việc này vì chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết cho việc lập BCTC theo chuẩn mực quốc tế IFRS, phần lớn các NHTM phải thuê các công ty kiểm toán trợ giúp trong việc chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực kế toán quốc tế.
Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế làm cho các số liệu công bố trên các BCTC của các NHTM của Việt nam thường gây khó khăn cho các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay. Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc lập BCTC có thể góp phần nâng cao chất lượng BCTC của các NHTM tại Việt Nam, dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư ngoại trong việc so sánh các BCTC của NHTM Việt Nam so với các NHTM trên thế giới, từ đó giúp các NHTM tại Việt Nam có thể dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế nói chung và thu hút các cổ đông chiến lược góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
3.1.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam nói chung vẫn chưa phát huy, áp dụng được tối đa các tiến bộ của công nghệ đem lại do đó, nhìn chung các NHTM đặc biệt là các NHTM có quy mô không lớn vẫn có thiên hướng trong việc sử dụng nhiều lao động.
VÌ vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng mình, các NHTM cần:
- Tiến hành đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên hiện tại từ cán bộ quản lí đến chuyên viên nghiệp vụ để đưa ra những giải pháp cụ thể trong từng trường hợp như tinh giảm biên chế, thiết lập các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên, …
- Coi đào tạo là một chiến lược quan trọng, xây dựng các khóa đào tạo từ cơ bản đến nâng cao cho các nhân viên ngay từ khi mới được tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để có thể phát triển được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tránh được rủi ro ở mức thấp nhất.
- Các ngân hàng nên xấy dựng một trung tâm đào tạo riêng và có kế hoạch hợp tác đào tạo, trao đổi, nghiên cứu với các ngân hàng, tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới để tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên có thể tiếp cận với các công nghệ với trình độ cao, đồng thời có thể học hỏi những kinh nghiệm quản trị, điều hành của các ngân hàng này và nếu có thể sẽ áp dụng cho đơn vị mình.
- Thường xuyên tổ chức thi sát hạch chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng bậc, nâng lương cho đội ngũ nhân viên, góp phần tạo động lực cho nhân viên không ngừng nâng cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Cần thiết lập những chính sách, cơ chế thích hợp cho việc thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao.
3.1.8. Phát triển truyền thông
Một cách hữu hiệu để PR cho các NHTM đó là tiến hành làm các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội cao với cộng đồng, là cơ sở để tạo dựng được hình ảnh đẹp, niềm tin của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư cũng như bản thân nội bộ NHTM.
Điều này có thể giúp cho các NHTM thu hút thêm một lượng khách hàng mới, tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng.