Đề xuất hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua hàng của thế hệ gen z tại thành phố hồ chí minh thông qua kênh phát trực tiếp trên Ứng dụng tiktok (khóa luận tốt nghiệp Đại học) (Trang 80 - 84)

5.2. Đề xuất hàm ý quản trị và kiến nghị

5.2.2 Đề xuất hàm ý quản trị

Dựa trên nghiên cứu, tác giả khẳng định các yếu tố như Ảnh hưởng xã hội, Mong đợi về giá cả, Độ tin cậy, Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động đáng kể đến ý định mua hàng của Thế hệ Z tại TP.HCM thông qua kênh

phát trực tiếp trên ứng dụng TikTok , cả trực tiếp và gián tiếp. TikTok đã nổi lên như một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến trong những năm gần đây và xu hướng mua sắm qua các buổi phát trực tiếp trên TikTok đã nhanh chóng được người dùng ưa chuộng.

Rút ra từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị:

Đối với yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”

Các thực thể có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng bao gồm những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan truyền thông và cộng đồng trực tuyến. Theo kết quả phát hiện ở Bảng 5.1, thang đo “Ảnh hưởng xã hội” có giá trị trung bình là 3,476, thể hiện sự đồng tình của người tham gia khảo sát với việc tác động của đánh giá sản phẩm từ những người mua có kinh nghiệm (điểm trung bình là 3,56) cao hơn mức độ ảnh hưởng của bạn bè, gia đình, và những người khác, cũng như những người có ảnh hưởng (với điểm trung bình lần lượt là 3,47 và 3,40). Vì vậy, các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ cần duy trì hình ảnh uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng, trung thực, đồng thời hỗ trợ khách hàng sau mua hàng để tác động tích cực đến người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có trải nghiệm tích cực về sản phẩm có xu hướng chia sẻ đề xuất của họ với những người xung quanh và những đánh giá khách quan của họ có thể ảnh hưởng đáng kể và thu hút quyết định mua hàng của người tiêu dùng khác.

Thương hiệu có thể khuyến khích những người mua trước để lại phản hồi trong phần bình luận phát trực tiếp để nhanh chóng tiếp cận người dùng tiềm năng.

Đối với yếu tố “Mong đợi về giá cả”

Giá cả là yếu tố có sức ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nói chung và thế hệ gen Z nói riêng, đây cũng là sự cạnh tranh trên thị trường. Thang đo “ Mong đợi về giá cả” thể hiện ở bảng 5.2 có giá trị trung bình là 3.405, trong đó mức độ đồng thuận về việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng

thường vào các dịp sale lớn như 1/1, 2/2, Black Friday,.. cao hơn (3.53) , các yếu tố còn lại như việc mua hàng khi có mã khuyến mãi, giả cả hợp lý hơn các sàn thương mại điện tử khác hay sự chênh lệch giữa các hình thức mua hàng trên cùng 1 nền tảng TikTok với giá trị trung bình lần lượt là 3.44; 3.35; 3.30. Vì vậy, nhà bán nên có sự định giá theo phân khúc khách hàng để đưa ra 1 mức giá hợp lý, thúc đẩy quá trình quyết định mua hàng. Việc có những đợt giảm giá định kỳ hay tung ra các mã khuyến mãi và miễn phí vận chuyển sẽ giúp người tiêu dùng bớt đi một phần lăn tăn về giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó có thể tổ chức một số chương trình minigame mở đầu Livesream để tri ân người xem, vừa thu hút được người xem, có thể kết hợp kêu gọi người xem theo dõi kênh và tương tác Livestream để thúc đẩy doanh thu. Điều này sẽ phần nào kích thích bầu không khí trong phiên Livestream, khiển người xem có sự kết nối hơn và dành thêm thời gian ở lại phiên Livestream của doanh nghiệp kích thích quá trình quyết định mua hàng.

Đối với yếu tố “Độ tin cậy”

Qua kết quả thu được tử bảng 5.3, giá trị trung bình về thang đo “Độ tin cậy”

là 3.433. Việc tạo dựng niềm tin về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp là 1 điều không hề đơn giản, bởi bên cạnh việc tạo ấn tượng tốt thì làm cách nào để giữ tốt mối quan hệ với khách hàng cũng quan trọng không kém. Chính vì thế, nên xây dựng lòng tin ở người tiêu dùng bằng cách tăng sự chân thực về những thông tin sản phẩm, cách sử dụng để người xem có trải nghiệm tốt nhất bởi với giá trị trung bình của 2 yếu tố này lần lượt là 3.49 và 3.38 đã thể hiện tất cả. Khi đứng dưới góc độ của người tiêu dùng để thấu hiểu nỗi lòng của họ và làm mất đi nỗi lo đó sẽ khiến họ an tâm sử dụng sản phẩm cũng như sử dụng nền tảng TikTok livestream để đưa ra quyết định mua hàng. Phương án này cần có sự kiên trì bởi khách hàng cần có thời gian để trải nghiệm sản phẩm, cũng như dịch vụ khách hàng mà đội ngũ nhà bán đem lại. Một khi đã xây dựng thành công có thể mang lại hiệu quả về lâu về dài cho sự phát triển về doanh thu của nhà bán.

Đối với yếu tố “Nhận thức sự hữu ích”

Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, bằng chứng là số liệu từ bảng 5.4 cho giá trị trung bình của thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng” đạt 3.59. Điều này chứng tỏ rõ ràng việc tiết kiệm thời gian có ý nghĩa như thế nào đối với họ, được hỗ trợ bởi việc tìm kiếm sản phẩm dễ dàng, các tùy chọn vận chuyển liền mạch, phương thức thanh toán đa dạng, trả lại sản phẩm nhanh chóng và đội ngũ bán hàng tận tâm và kịp thời. Những yếu tố này góp phần nâng cao quá trình ra quyết định của người dùng, thể hiện bằng điểm trung bình lần lượt là 3.58, 3.52, 3.60 và 3.66.

Để nâng cao hiệu quả tìm kiếm sản phẩm và thu thập thông tin, doanh nghiệp hoặc cá nhân bán hàng có thể đăng tải video giới thiệu sản phẩm chi tiết và thường xuyên cập nhật sản phẩm mới trên các kênh livetream TikTok. Việc cung cấp tên sản phẩm rõ ràng, mô tả đầy đủ bao gồm giá cả, chất liệu, kích thước, chức năng sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự tiện lợi của việc hỗ trợ nhanh chóng, từ đó giúp việc mua sắm nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đối với yếu tố “Nhận thức tính dễ sử dụng”

Yêu tố “ Nhận thức tính dễ sử dụng” có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng với giá trị trung bình thể hiện ở bảng 5.5 là 3.50. Vì trải nghiệm mua hàng mượt mà, đơn giản sẽ khiến người dùng cảm thấy dễ chịu. Giao diện thân thiện hay thao tác mua hàng đơn giản chính là 2 trong 5 yếu tố tác động mạnh nhất với giá trị trung bình lần lượt là 3.54 và 3.59. So với yếu tố về việc thanh toán đơn giản hay lựa chọn, tìm kiếm sản phẩm trong buổi phát trực tiếp ( giá trị trung bình lần lượt: 3.45 và 3.41) thì nên tối giản các bước hết sức có thể để giúp trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng được cải thiện. Cách truyền đạt của người chủ trì buổi phát sóng rất quan trọng và nên có sự hướng dẫn tìm kiếm sản phẩm ở đâu trong giỏ hàng hay thanh toán như thế nào để tiết kiệm chi phí nhằm thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng mà không do dự hay lúng túng vì sự khó sử dụng.

Yếu tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, thể hiện qua điểm trung bình 3.50 trong Bảng 4.6. Trải nghiệm mua sắm mượt mà và đơn giản khiến người dùng cảm thấy thoải mái. Giao diện thân thiện với người dùng và quy trình mua hàng đơn giản là hai trong số năm yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, với điểm trung bình lần lượt là 3.54 và 3.59. So với các yếu tố như tùy chọn thanh toán dễ dàng hoặc tìm kiếm sản phẩm trong các phiên phát trực tiếp (với điểm trung bình là 3.45 và 3.41), việc giảm thiểu các bước nhưng vẫn dễ nắm bắt bất cứ khi nào có thể có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.

Điều quan trọng là người tổ chức các buổi phát trực tiếp phải giao tiếp hiệu quả và cung cấp hướng dẫn về nơi tìm sản phẩm trong giỏ hàng hoặc cách thực hiện thanh toán hiệu quả về mặt chi phí. Hướng dẫn này giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng một cách tự tin và suôn sẻ, không do dự hay nhầm lẫn do các vấn đề về khả năng sử dụng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua hàng của thế hệ gen z tại thành phố hồ chí minh thông qua kênh phát trực tiếp trên Ứng dụng tiktok (khóa luận tốt nghiệp Đại học) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)