ĐẶC ĐIÊM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh (Trang 21 - 34)

3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý của VQG Lò Gò - Xa Mát

ơ BẢN DO ; VỊ TRÍ VƯỜN QUOC GIA LO GO - XA MÁT

sen ti 9.90 Pt) (1UAS [66084

= rs

=

= : =

= =

bị == Zz

CAM - PU - CHIA =

rs a \ r

\

) ìN ` ‘

TM TINH LONG AN

ủ tỡ Cc TM N

r Tea Lo \

(km ISkm ch i a N

nee 1 tì 004 eine Oe

Hình 3.1: Ban đồ vi tri VQG Lò Gò - Xa Mat

VQG Lò Gò - Xa Mát được thành lập tại Quyết định số 91/2002/QĐ-TTg

ngày 12/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

VỊ trí địa lý: Nam trên địa phận 6 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Bình, Thạnh Tây và Thạnh Bắc - thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (cách thị xã

Tây Ninh 30 km).

Toa độ địa lý: Từ 11°02’ đến 11°47’ vĩ độ Bắc,

Từ 105°57' đến 106°04’ kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên do VQG đang quản lý là 29.997,87 ha, toàn bộ là rừng

đặc dụng.

Phân khu chức năng của VQG Lò Gò - Xa Mát: Sử dụng đúng ranh giới các

phân khu chức năng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1098/QD- UBND ngày 01/6/2020; sau khi cập nhật lên nên hiện trạng tháng 11/2020 tính toán lại diện tích theo số liệu thực tế như sau:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.615,29 ha

+ Phạm vi: gồm các tiêu khu 17, 18, 19, 20, 21, 22, 25, 26, 27 thuộc xã Tân Binh và tiêu khu 05, 06 thuộc xã Tân Lập.

+ Chức năng: (i) Bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng dày bán ẩm, sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng chuyền tiếp giữa Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; (ii) Bảo tồn các loài thực vật rừng quý hiếm: (iii) Bảo tồn đa dang sinh hoc; (iv) Phòng hộ đầu nguồn; (v) Bảo tồn các di tích lịch sử cấp quốc gia như: Khu di tích lịch sử Trung ương cục Miền Nam, Khu di tích lịch sử Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, Khu di tích lịch sử Ban an ninh Trung ương cục Miền Nam, căn cứ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam; (vi) Bảo tồn các cảnh quan tự nhiên của khu rừng,

duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng.

- Phân khu phục hồi sinh thái: 19.256,78 ha

+ Phạm vi: gồm tiêu khu 1, 2, 3, 4, 8, 9, 12, 23, 24 thuộc xã Tân Lập, tiểu khu 28, 29, 30, tiêu khu 16 (khoảnh 2, 3), tiêu khu 17 (khoảnh 11, 12, 13, 14, 15), tiểu khu 18 (khoảnh 9), tiêu khu 19 (khoảnh 12), tiểu khu 20 (khoảnh 13), tiêu khu 25 (khoảnh 7), tiêu khu 26 (khoảnh 7), tiểu khu 27 (khoảnh 9), tiểu khu 31 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5,

6) thuộc xã Tân Bình, tiểu khu 16 (khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10), tiểu khu 31 (khoảnh 7, 8, 9, 10) thuộc xã Hòa Hiệp, tiêu khu 16 (khoảnh 4) thuộc xã Thạnh Tây, tiêu khu 7, 10, 11, 13, 14 thuộc xã Thạnh Bắc và tiéu khu 15 thuộc xã Thạnh Bình.

+ Chức năng: (¡) Bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, theo dõi quá trình phục hồi rừng tự nhiên về số lượng, chất lượng rừng: (ii) Trồng rừng bằng các loài cây gỗ lớn, bản địa trên diện tích đất trống không có rừng.... nhằm nâng cao độ che phủ: (1) Bao vệ va cải thiện môi trường song cho các loài động vật hoang da; (1v) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan, học tập, du lịch sinh thái, theo déi diễn biến tài nguyên rừng và giám sát môi trường; (v) Bảo vệ nghiêm ngặt

các di tích lịch sử.

- Phân khu hành chính, dịch vụ: 125,8 ha.

+ Phạm vi: ở xã Tân Lập. Tân Bình thuộc trụ sở VQG Lò Gò - Xa Mat hiện

nay và ở xã Thạnh Bắc thuộc trụ sở văn phòng của Khu rừng VHLS Chàng Riệc

hiện nay.

+ Chức năng: Để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban

quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.

- Vùng đệm

+ Vùng đệm Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát bao gồm phạm vi các xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây, Thạnh Bình và Thạnh Bắc thuộc huyện Tân

Biên, tỉnh Tây Ninh.

Chức năng của vùng đệm là: Ngăn chặn hoặc giảm nhẹ những hoạt động

xâm phạm bất hợp pháp vào VQG; Là nơi xây dựng các kiểu canh tác nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, ồn định dân cư, nâng cao đời sống người dân địa phương, góp phan bảo vệ tốt khu rừng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới; Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, quản lý và bảo vệ Vườn Quốc gia.

3.1.2. Đặc điểm chung của VQG

VQG Lò Gò - Xa Mát mang tính chất của vùng chuyền tiếp từ Đông Nam bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long như có các lung, bàu, đất ngập nước theo mùa, có các trang rừng thưa cây họ Dau phân bố trên các vùng đất thấp, rừng Tràm, các

trang cỏ trên vùng đất ngập nước, có các khu vực phân bố của các loài chim nước tập trung với số lượng lớn hàng năm.

VQG là khu rừng tự nhiên có phân bồ của nhiều loài động, thực vật có giá tri bảo tồn, có tên trong Danh lục của IUCN, Danh lục của CITES, Sách do Việt Nam, Danh lục đỏ Việt Nam, Nghi định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài

động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

* Các hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng thường xanh theo mùa cây lá rộng nhiệt đới vùng thấp, gồm 5 quan hợp thực vật:

(1) Quan hợp Dầu (Dipterocarpus dyeri)

(2) Quan hợp Dầu - Cây họ Đậu (D. altus + Fabaceae)

(3) Quan hợp Dầu (Dipterocarpacea) - Lim (Peltophorum) + Co ke (Grewia) (4) Quan hop Bang lang - Cay - Cam (Lagerstroemia - Irvingia - Parinari) (5) Quan hợp Dau - Vên vén - Cay - Cám (Dipterocarpaceae - Irvingia -

Parinari)

Hệ sinh thái rừng thưa nửa rung lá cây lá rộng nhiệt đới vùng thấp, với 2 quần hợp thực vật:

(1) Quan hợp Dầu - Say (D. obtusifolius - Sinarundinary falcate)

(2) Quan hop Dau lông - Tra beng - Vên vên - Tram (D. obtusifolius -

D.intricatus - Anisoptera - Melaleuca)

Hệ sinh thai rừng thứ sinh nhân tác, gồm các sinh cảnh thực vật sau:

(1) Sinh cảnh Tram (Melaleuca caeputi) - Phân bố: xen lẫn với Dầu hoặc ven các bau, trang ngập sâu, dat lầy thụt. Rai rác ở phía bắc và ở trang Bà Diéc.

(2) Sinh cảnh Tre (Bambusaceae): Kiéu rừng tre không điển hình do điện tích phân bố hẹp, phân bố không đều thành các cụm nhỏ mọc dày đặc ven suối.

(3) Trảng cỏ - Cây gỗ rải rác.

(4) Trảng cỏ cây bụi ven sông.

(5) Quần hợp rừng trồng: Sao, Dầu, Keo lá tràm.

(6) Quan hợp trên đất canh tác: Mia, Điều, Lúa.

3.1.3. Địa hình, thé nhưỡng VQG

- Địa hình: VQG Lò Gò - Xa Mát nằm ở phía tây vùng đất thấp miền Đông Nam Bộ. Địa hình khá bằng phang, độ cao tuyệt đối từ 15 - 40 m trên mực nước biển. Con sông lớn nhất khu vực là sông Vàm Cỏ Đông. Con sông này bắt nguồn từ Campuchia, đồng thời cũng là một đoạn của biên giới dài 16 km giữa Việt Nam và Campuchia. Trong VQG có một số suối nhỏ chảy vào sông Vam Cỏ như sông Da Ha ở phía Đông Bắc và các sông Mẹc Nu, Sa Nghe, Bà Diệc.

- Thô nhưỡng: Căn cứ vào kết quả xây dựng ban đồ đất của Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp cho huyện Tân Biên, tinh Tây Ninh, nhóm đất phổ biến trong vùng là đất xám phù sa cổ, loài đất này cũng chiếm ưu thế ở huyện Tân Biên.

Có các loại đất chính như sau:

+ Dat xám điển hình: phát triển trên phù sa cổ, chiếm 68,5% diện tích đất vùng dự án. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém.

Tang đất dày (> 100 cm), đất chua và có hàm lượng mun thấp. Phân bố trên dang địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hóa chưa trầm trọng.

+ Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng: chiếm khoảng 20% diện tích đất vùng dự án. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đôi thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Da Ha, Mec Nu, Sa Nghe,... Đất có thành phan cơ giới cát pha thịt nhẹ. Tầng dat sâu (> 100 cm), hơi chua (pH = 4,4 - 4,5).

+ Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm 7,7%), chủ yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trang Tân Thanh, Tân Nam, Bà Diéc. Dat có thành phan cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất chua, nghèo dinh dưỡng.

+ Ngoài ra, còn một số diện tích nhỏ đất xám có tầng kết von đá ong, phân bố thành dãy hẹp ven suối Đa Ha, Sa Nghe và Sa Mát.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu:

+ Nam trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa khô thường khô hanh và nắng nóng nên có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, nhất là cháy rừng trồng, trảng cỏ và rừng khộp.

+ Nhiệt độ bình quân năm 26°C, nhiệt độ tối cao năm 34°C vào tháng 5 và nhiệt độ tối thấp năm 23°C vào thang 12.

+ Số giờ nắng trong năm là 2.762 giờ.

+ Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.800 mm, cao nhất năm 2.346 mm và thấp nhất năm 1.387 mm, số ngày mưa bình quân năm 116 ngày. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm.

+ Độ ẩm không khí: Độ âm bình quân năm 80% (thấp nhất 40%, cao nhất 90%). Độ am thay đôi theo mùa, mùa mưa độ âm tăng cao ngược lại mùa khô độ âm giảm dan.

+ Lượng nước bốc hơi bình quân năm: 1.430 mm, bình quân tháng: 124 mm.

Lượng bốc hơi phụ thuộc theo mùa, mùa khô lượng bốc hơi cao, thường chiếm lớn hơn 65% lượng bốc hơi cả năm.

+ Chế độ gió: Trong vùng có hai hướng gió chính theo 2 mùa trong năm:

* Mùa mưa gió Tây Nam, tốc độ bình quân 1,8 m/s, đôi khi có giông lớn gây thiệt hại về cây rừng.

* Mùa khô có gió Đông Bắc, tốc độ bình quân 2,3 m/s, có khi lên tới 5-6 m/s, gây ra nhiều khó khăn cho việc chữa cháy rừng khi có xảy ra cháy.

- Thủy văn:

+ Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua phía tây của VQG

là ranh giới Việt Nam - Campuchia. Đoạn chảy qua VQG dài 20 km, lòng sông rộng

20 - 30 m, nước chảy quanh năm, lưu lượng bình quân 500 m’/s.

+ Suối Đa Ha bắt nguồn từ Campuchia, đi qua VQG ở phía Đông Bắc, theo hướng Tây Nam chảy vào khu trung tâm rồi chảy qua cầu Khi dé ra sông Vàm Cỏ Đông. Lòng suối nhỏ, có nước quanh năm.

+ Suối Chor nằm ở phía Tây khu rừng Chàng Riệc, bắt nguồn từ Campuchia chảy theo hướng Bắc xuống Nam;

+ Suối Tabor nằm ở phía Đông khu rừng Chàng Riệc, bắt nguồn từ Campuchia, chảy theo hướng Bắc xuống Nam;

+ Suối Mây bắt nguồn từ ranh giới tiêu khu 9, 10 của khu rừng Chàng Riệc, là cuối nguồn và nơi hợp lưu của 2 suối Chor và Tabor, chảy theo hướng Bắc - Nam

ra sông Vàm Cỏ Đông.

+ Ngoài ra còn có một số suối nhỏ như: Suối Mẹc Nu xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Mim Thui chảy vào suối Đa Ha; Suối Sa Nghe xuất phát từ bàu Quang chảy về suối Đa Ha; Suối Tà Nót, suối Thị Hằng chỉ có nước vào mùa mưa.

+ Nước ngầm trong khu vực khá phong phú, mực nước ngầm tương đối cao;

vì vậy trong mùa khô, các giếng khoan trong khu vực hầu như không bị cạn kiệt, chưa xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô. Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ồn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của VQG 3.2.1. Đặc điểm dân sinh, kinh tế

VQG Lò Gò - Xa Mat nằm trên địa bàn hành chính của 6 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Bình, Thạnh Tây và Thạnh Bắc thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Tổng dân số của 6 xã là 54.516 người với 14.889 hộ; trong đó người kinh 51.248 người (chiếm 94%), các dân tộc khác chiếm số lượng rat ít 3.268 người chủ yêu sinh sống tại các xã Tân Bình, Thạnh Tây, Thạnh Bắc.

Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập kinh tế từ nông, lâm nghiệp:

Bảng 3.1: Thống kê kinh tế nông, lâm nghiệp

Diện tích canh tác bình Thu nhập bình quân

Đơn vị quân (ha/hộ) (1.000 đồng/hộ)

hae hanh chinh , Nông Lâm , Nông Lâm

Tông Tông

nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp Tổng cộng 3,35 1,95 1,4 420,60 414,83 5.07

1 Xã Tan Binh 1,14 1,14 0,0 56,47 55,34 1:13 2 _ Xã TânLập Đua 2,15 3,11 60,20 58,90 1,30 3 Xa Hòa Hiệp 4,42 0,20 4,22 99,31 98,47 0,84 4 Xa Thanh Binh Ti 2,67 0,10 52,05 50,98 1,07

5 Xa Thanh Tay 1,69 1,69 0,0 79,60 79,60 0

6 Xã Thạnh Bắc 4,8 3,90 0,94 72,97 71,54 1,43 Nguồn: Phương án quản lý rừng bên vững của BOL VOG Lò Gò - Xa Mat, 2021 - 2030

Từ bảng số liệu trên cho thấy, diện tích canh tác bình quân của các xã có sự

chênh lệch nhau. Các xã có diện tích canh tác bình quân cao là xã Tân Lập (bình

quân 5,3 ha/hộ), xã Thạnh Bắc (bình quân 4,8 ha/hộ), còn các xã có diện tích canh tác bình quân thấp như Xã Tân Bình (bình quân 1,14 ha/hộ), Xã Thạnh Tây (bình quân 1,69 ha/hộ). Như vậy, có sự chênh lệch nhau khá cao về điện tích đất sử dụng giữa các hộ, đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xâm canh và nguy cơ xâm hại đến rừng. Một phần khác từ các hộ dân di cư từ nơi khác đến, nhập cư tại địa phương gặp nhiều khó khăn, cuộc sống bap bênh, không ổn định, không có nhiều nghề phụ đề tăng thu nhập và đất là một phần quyết định đời sống của họ.

Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình cũng có

sự chênh lệch khá lớn, chủ yếu nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Trồng trọt: Các loại cây trồng hàng năm chính là cây mì, bắp, dưa hấu, mè, mía, bí rau xanh các loại lúa, dừa, cam, xoài, quýt, sầu riêng, nhãn, mít, tre lấy măng, mang cau,... Năng suất tương đối đạt được mức chỉ tiêu dé ra như năng suất của cây lúa đạt 4 - 5 tan/ha, bắp đạt 6 - 8 tan/ha. Diện tích đất canh tác thay đổi theo khu vực, theo xã, theo số hộ và lao động hiện có dé canh tác. Các loại cây lương thực như bắp, rau, củ, quả diện tích trồng theo thời vụ liên canh, cung cấp thực phẩm cho địa phương. Các loài cây công nghiệp có điều, cây ăn quả,... Hiện nay các loài cây ăn quả như cam, quýt, diéu,... chiếm phan lớn các loại nông san, đây cũng là nguồn thu nhập chính cho người dân sản xuất nông nghiệp như các xã Tân Lap, Thạnh Bình, Thạnh Bac,... Tuy nhiên, nguồn giống chưa đảm bảo, thiếu đầu tư thâm canh nên năng suất thấp, do đó cần đòi hỏi sự đầu tư về chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu nhiều, điều này ảnh hưởng rất nhạy cảm đối với vùng được bảo

vệ như VQG.

- Về chăn nuôi: Chăn nuôi cũng là một hoạt động sản suất đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân địa phương. Chăn nuôi hộ gia đình bằng phương thức thả rông, nuôi theo lối quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, vật nuôi chính (trâu, bò, heo, dé, gà,...), gia cầm. Hang năm, công tác phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát dịch bệnh, giết mồ gia súc, gia cầm rất được chú trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua xuất hiện nhiều dịch

bệnh như dịch tả lợn Châu Phi,... cũng gây nhiều khó khăn cho người dân vì đầu tư

khả năng rủi ro lớn, giá thức ăn tăng cao, diện tích chăn thả trâu bò giảm, lợi nhuận thu lại ít gây khó khăn cho người dân tái, thả đàn lại.

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:

+ Một số xã có thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp và hoạt động đúng theo Luật hợp tác xã năm 2012 kết hợp với các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững như xã Tân Lập, xã Thạnh Tây. Ví dụ như xã Tân Lập có mô hình trồng mía hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với nhà máy đường Thành Công Tây Ninh trong 9 tháng đầu năm 2020 đã được 30 hợp đồng trồng mía tổng diện tích 239,7 ha (trồng mới 88,7 ha).

Tuy nhiên khu vực này vi vi trí xa xôi, giao thông, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, ít có các khu công nghiệp, cơ sở gia công, chế biến lớn để thu hút lao động địa phương, một số xã như xã Tân Bình trên địa bàn chỉ có 1 cụm công nghiệp, gồm 2 nha máy chế biến mủ cao su, 1 nhà máy chế biến mì, 1 cơ sở sản xuất gach, 2 công ty gỗ, tạo công việc thường xuyên cho trên 400 lao động chỉ chiếm tỉ lệ 10% dân số trong độ tuổi lao động, đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm địa phương theo hướng nông - công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và

dịch vụ.

3.2.2. Giáo dục và đạo đức, văn hóa

- Về văn hóa, giáo dục:

+ Các xã đã có những cố gắng cao trong sự nghiệp giáo dục, phố cập giáo dục trung học cơ sở của các xã đều đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm và tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đều từ 90% trở lên.

+ Các xã tập trung triển khai thực hiện chương trình phổ cập giáo dục theo hướng dẫn của các cấp, thực hiện nhiều phương pháp: Đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, tranh thủ nguồn vốn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng kiên có hóa nên chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Hệ thống các trường học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi đi học bậc tiểu học, trung học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên rừng: Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh (Trang 21 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)