Cài đặt phần mềm STEP7 V5.4

Một phần của tài liệu bai giang plc (Trang 47 - 53)

Đóng tất cả các ứng dụng đang chạy trên Windows lại, sau đó khởi động lại Windows (vào “Start > Shut Down.. > Restart”). Cho đĩa CD STEP7 vào ổ đĩa CD. Mở thư mục “STEP7_5.4”, nhấp đúp phím trái chuột vào tệp Setup.exe. Quá trình cài đặt bắt đầu được thực hiện. Công việc cài đặt Step7, về cơ bản, không khác nhiều so với việc cài đặt các phần mềm ứng dụng khác ( như Windows, Office...), tức là cũng bắt đầu bằng việc chọn ngôn ngữ trong cài đặt ( mặc định là tiếng Anh), chọn thư mục đích trên ổ cứng ( mặc định là

c:\siemens), kiểm tra dung tích còn lại trên ổ đích, chọn ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong

quá trình làm việc với Step7 sau này...

Tuy nhiên, so với các phần mềm khác thì việc cài đặt STEP7 sẽ có vài điểm khác biệt sẽ được giải thích rõ ở dưới đây:

1) Khai báo mã hiệu sản phẩm:

Mã hiệu sản phẩm luôn đi kèm theo phần mềm STEP7 và được in ngay trên đĩa chứa bộ cài STEP7. Khi trên màn hình hiện ra cửa sổ (hình trên) yêu cầu cho biết mã hiệu sản phẩm, ta phải điền đầy đủ vào tất cả các mục của cửa sổ đó, kể cả tên và địa chỉ người sử dụng. Sau đó ấn phím Next để tiếp tục.

2) Chuyển bản quyền:

Bản quyền của Step7 nằm trên một đĩa mềm riêng. Trong quá trình cài đặt, trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ yêu cầu chuyển bản quyền sang ổ đích ( mặc định là c:\ ) có dạng sau:

Khi gặp cửa sổ này, bạn ấn nút Skip để bỏ qua. Ta sẽ chuyển bản quyền sau khi cài đặt, việc chuyển bản quyền sẽ nói kỹ ở bước 5.

3) Khai báo thiết bị đốt (ghi) EPROM:

Chương trình STEP7 có khả năng đốt (ghi) chương trình ứng dụng lên thẻ EPROM cho PLC. Nếu máy tính PC của bạn có thiết bị đốt EPROM thì cần phải thông báo cho STEP7 khi trên màn hình xuất hiện cửa sổ (hình dưới):

 Nếu không có thiết bị đốt EPROM ta chọn “None” (mặc định) rồi ấn “OK” để tiếp tục.

 Nếu có thiết bị đốt EPROM ta chọn “External Prommer”, sau đó chọn cổng kết nối giữa máy tính và thiết bị đốt EPROM ( cổng LPT1, LPT2..). Sau đó ấn “OK” để xác nhận và tiếp tục.

4) Chọn giao diện PC/PLC

Chương trình STEP7 được cài đặt trên PC hoặc PG ( thiết bị lập trình) để hỗ trợ việc soạn thảo cấu hình cứng cũng như chương trình cho PLC, tức là sau đó toàn bộ những gì đã soạn thảo sẽ được dịch và chuyển sang PLC. Không những thế, STEP7 còn tạo khả năng quan sát việc thực hiện chương trình của PLC. Muốn như vậy ta cần phải có bộ giao diện ghép nối giữa PC với PLC để truyền thông tin, dữ liệu.

STEP7 có thể được ghép nối với PLC qua nhiều bộ giao diện khác nhau như qua thẻ MPI, qua bộ chuyển đổi PC/PPI, qua thẻ PROFIBUS (CP)... nhưng chúng phải được khai báo sử dụng.

Ngay sau khi STEP7 vừa được cài đặt xong, trên màn hình xuất hiện cửa sổ thông báo cho ta chọn các bộ giao diện sẽ được sử dụng.

Muốn chọn bộ giao diện nào, ta đánh dấu bộ giao diện đó ở ô phía bên trái rồi ấn nút

Install. Những bộ giao diện đã được chọn sẽ được ghi lại vào ô bên phải. Sau khi chọn xong

các bộ giao diện sử dụng, ta còn phải đặt tham số làm việc cho những bộ giao diện đó bao gồm tốc độ truyền, cổng ghép nối với máy tính...Chẳng hạn trong ứng dụng của ta sử dụng bộ giao diện PC Adapter, thì sau khi khai báo như ở hình trên ta phải đặt thông số làm việc cho nó thông qua cửa sổ màn hình:

Bây giờ thì ta có thể chạy phần mềm.

6) Đặt tham số làm việc

Sau khi cài đặt xong STEP7, trên màn hình (desktop) sẽ xuất hiện biểu tượng (icon) của nó như hình bên. Đồng thời trong Menu Start của

Windows cũng có thư mục Simatic với tất cả các tên của các thành phần liên quan, từ các phần mềm trợ giúp đến các phần mềm đặt cấu hình, chế độ làm việc của Step7...

Khi vừa được cài đặt, Step7 có cấu hình mặc định về chế độ làm việc của Simatic, chẳng hạn như cú pháp các lệnh lại được viết theo tiếng đức như JU được viết thành SPA, JC thành SPB, CAD thành TAD...Muốn chuyển về dạng thông dụng quốc tế ta phải dặt lại cấu hình cho Step7.

Để làm việc này, trước hết ta phải vào Step7 bằng cách nháy kép phím chuột trái tại biểu tượng của nó. Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ chính của Step7. Chọn tiếp Option >

Tất nhiên, bên cạnh việc chọn ngôn ngữ cho cú pháp lệnh ta còn có thể sửa đổi nhiều chức năng khác của Step7 như nơi chứa chương trình trên đĩa cứng, những thanh ghi sẽ được hiển thị nội dung khi gỡ rối chương trình... song các việc đó không ảnh hưởng quyết định tới việc sử dụng Step7 theo thói quen của ta như ngôn ngữ cú pháp lệnh.

Một phần của tài liệu bai giang plc (Trang 47 - 53)