không được thực hiện khi trạng thái của bit cuối cùng dịch là “0”.
ROL_DW : Lệnh xoay phải Doubleword.
Chƣơng 4: XỬ LÝ TÍN HIỆU ANALOG
4.1. Sử dụng các Module Analog
Nguyên lý
Trong quá trình sản xuất có nhiều các đại lượng vật lý ( Áp suất, tốc độ, tốc độ quay, nồng độ pH, độ nhớt,.v.v…) Cần được PLC xử lý cho mục đích điều khiển tự động.
Các cảm biến đo lường cảm nhận những thay đổi vật lý có thể đo như sự thay đổi tuyến tính, góc quay, độ dẫn điện thay đổi,..v.v…
Bộ chuyển đổi
Các bộ chuyển đổi đo lường chuyển đổi các giá trị đề cập ở trên sang những tín hiệu Analog chuẩn, chẳng hạn 500mV, 10V, 20mA, 4…20mA.
ADC
Trước khi những giá trị Analog được CPU xử lý, chúng phải chuyển sang dạng số. Điều này được thực hiện bằng bộ chuyển đổi ADC ở các module analog ngõ vào.
Việc chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu Digital được thực hiện tuần tự, có nghĩa là tín hiệu được chuyển đổi lần lượt cho từng kênh Analog Input.
Kết quả bộ nhớ
Kết quả chuyển đổi được lưu trữ trong bộ nhớ, chúng chỉ mất đi khi cso giá trị mới viết đè lên.
Tín hiệu Analog qua chuyển đổi có thể được được bằng lệnh “L PIW…” Ngõ vào Analog
Lệnh truyền “T PQW…” được dùng để truyền các giá trị Analog của chương trình tới một module ngõ ra, một bộ DAC chuyển chúng sang các tín hiệu Analog chuẩn.
Cơ cấu chấp hành Analog
Module đo lường
Module đo lường có các thông số ghi bên hông trái của modul. Phải cài đặt đúng trước khi lắp đặt Module.
Khả năng lắp đặt là “A”, “B”, “C”, “D”.
Sự lắp đặt cho những loại đo lường và phạm vi đo khác nhau được in trên Module. Nhóm kênh
Trong một số Module nhiều kênh được nhóm lại với nhau để tạo thành một nhóm kênh. Trong trường hợp này nguyên tắc được áp dụng cho toàn bộ nhóm kênh.
4.3. Định tỉ lệ ngõ vào Analog
Chức năng của hàm FC105 có tác dụng chuyển đổi giá trị số nguyên được đặt vào ngõ IN và chuyển nó thành giá trị sử dụng trong kỹ thuật nằm trong khoảng LO_LIM và HI_LIM. Và ngõ ra được xuất ra OUT. Dựa theo công thức sau:
OUT = [ ((FLOAT (IN) – K1)/(K2–K1)) * (HI_LIM–LO_LIM)] + LO_LIM Trong đó: hằng số K1 & K2 được xác định dựa theo giá trị là đơn cực hay lưỡng cực (BIPOLAR hay UNIPOLAR).
BIPOLAR ( Lưỡng cực): giá trị số nguyên đặt vào phải nằm trong khoảng K1 = – 27648.0 đến K2 = +27648.0
UNIPOLAR(Đơn cực ) : giá trị số nguyên đặt vào phải nằm trong khoảng K1 = 0.0 đến K2 = +27648.0
Nếu giá trị đặt vào ngõ IN không nằm trong khoản K1 đến K2 thì sẽ báo lỗi.
Ta có thể đảo ngược scale bằng cách đặt LO_LIM > HI_LIM, khi đó giá trị đầu ra sẽ nhỏ đi nếu giá trị đầu vào tăng.
Các tham số của hàm FC105:
Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Vùng bộ nhớ Mô tả
EN IN BOOL I,Q,M,D,L Cho phép khi giá trị là 1
ENO OUT BOOL I,Q,M,D,L Ngõ ra là 1 khi không có lỗi
IN IN INT I,Q,M,D,L,P,
HẰNG SÓ
Giá trị số nguyên đặt vào cần chuyển
HI_LIM IN REAL I,Q,M,D,L,P,
HẰNG SÓ Cận trên của đơn vị kỹ thuật
LO_LIM IN REAL I,Q,M,D,L,P,
HẰNG SÓ
Cận dưới của đơn vị kỹ thuật BIPOLAR IN BOOL I,Q,M,D,L 1: là số lưỡng cực
0: là số đơn cực
OUT OUT REAL I,Q,M,D,L,P Kết qủa sau khi chuyển đổi RET_VAL OUT WORD I,Q,M,D,L,P Thực thi đúng thì sẽ báo
W#16#0000 Lưu ý:
Khi khai báo số nguyên ta cần phải khai báo thêm dấu chấm động ( ví dụ khai báo là 6 thì ta nhập 6.0)
Nếu giá trị ENO =0 thi RET_VAL = W#16#0008
4.4.Định tỉ lệ ngõ ra Analog
Sau khi giá trị qua Scale được sử lý theo yêu cầu của người sử dụng, thì ta cần phải chuyển đổi lại giá trị thực tế để điều khiển. Khi đó ta sẽ sử dụng hàm FC106 để chuyển đổi ngược từ giá trị kỹ thuật sang số nguyên. Dựa theo công thức sau:
OUT = [ ((IN–LO_LIM)/(HI_LIM–LO_LIM)) * (K2–K1) ] + K1 Các tham số của FC106:
Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Vùng bộ nhớ Mô tả
EN IN BOOL I,Q,M,D,L Cho phép khi giá trị là 1
ENO OUT BOOL I,Q,M,D,L Ngõ ra là 1 khi không có lỗi IN IN INT I,Q,M,D,L,P, Giá trị số nguyên đặt vào cần
0: là số đơn cực
OUT OUT REAL I,Q,M,D,L,P Kết qủa sau khi chuyển đổi RET_VAL OUT WORD I,Q,M,D,L,P Thực thi đúng thì sẽ báo
W#16#0000
Chƣơng 5: MỘT SỐ KHỐI HÀM CƠ BẢN 5.1. Khối hàm Byte & Bit
5.1.1. Đặt một loạt Byte ngõ ra lập tức FC101
Khối hàm FC101 : Hàm SETI set trạng thái tín hiệu của một loạt các byte lên 1 nếu bit MCR là 1. Nếu các bit MCR là 0, trạng thái tín hiệu của từng byte trong dãy không thay đổi. S_BYTE là byte đầu tiên trong phạm vi, và N xác định kích thước tầm hoạt động.
Chú ý : Giá trị của N phải là các số nguyên và là bội số của 8 (8, 16, 24, …).
S_BYTE phải tham khảo các đầu vào và đầu ra của bộ nhớ ngoài (bộ nhớ P). Kể từ khi bộ nhớ P được truy cập như là byte, word, double word, các S_BYTE phải tham khảo một địa chỉ đó là byte liên kết, có nghĩa là số bit của con trỏ phải là 0.
Chú ý : Hàm FC101 dùng cho giá trị của ngõ out – put (Q memory). Thông số của FC 101:
Tham số Kiểu tham
số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Miêu tả
EN IN BOOL I, Q, M, L, D Enable input
ENO OUT BOOL I, Q, M, L, D Enable output
S_BYTE IN *Pointer P Điểm để Byte bắt đầu tầm
hoạt động
N IN INT I, Q, M, L, D,
const
Số bit trong tầm hoạt động
Ví dụ: Nếu bit trạng thái của ngõ Enable I0.0 = 1 và MCR = 1 thì hàm SETI được thực thi. S_BYTE có địa chỉ bắt đầu là P2.0. Tham số N = 8 ( 1 byte). Sau khi thực thi lệnh thì trạng thái tín hiệu của mỗi bit từ P2.0 – P2.7 được set lên 1.
5.1.2. Đặt một loạt Bit ngõ ra FC83
Hàm SET đặt trạng thái tín hiệu của mỗi Bit trong vùng tín hiệu lên mức 1 khi MCR = 1. Nếu MCR = 0 thì trạng thái tín hiệu của mỗi bit được giữ lại không thay đổi. Số Bit trong tầm hoạt động được đưa vào N. Và giá trị bắt đầu tại con trỏ S_BIT.
Thông số của FC83: Tham số Kiểu tham
số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Miêu tả
EN IN BOOL I, Q, M, L, D Enable input
ENO OUT BOOL I, Q, M, L, D Enable output
S_BIT IN *Pointer I,Q,M,D Điểm để Bit bắt đầu tầm
hoạt động
N IN INT I, Q, M, L, D,
const
Số bit trong tầm hoạt động
Lỗi xảy ra: Nếu các khai báo tham số S_BIT mà nằm trong vùng nhớ P ( P memory) thì lỗi xảy ra.
Ví dụ: Nếu trạng thái tín hiệu ngõ vào I0.1 = 1 và MCR = 1 thì lệnh SET được thực thi. Giá trị bắt đầu S_BIT là M0.0. Thông số N = 10 là số lượng Bit cần Set lên 1.
5.1.3. Xóa một loạt Byte lập tức FC100
Khối hàm FC100 : Hàm RESETI xóa trạng thái tín hiệu của một loạt các byte về 0 nếu bit MCR là 1. Nếu các bit MCR là 0, trạng thái tín hiệu của từng byte trong dãy không thay đổi. S_BYTE là byte đầu tiên trong phạm vi, và N xác định kích thước tầm hoạt động.
S_BYTE phải tham khảo các đầu vào và đầu ra của bộ nhớ ngoài (bộ nhớ P). Kể từ khi bộ nhớ P được truy cập như là byte, word, double word, các S_BYTE phải tham khảo một địa chỉ đó là byte liên kết, có nghĩa là số bit của con trỏ phải là 0.
Chú ý : Hàm FC100 dùng cho giá trị của ngõ out – put (Q memory). Thông số của FC 101:
Tham số Kiểu tham
số Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Miêu tả
EN IN BOOL I, Q, M, L, D Enable input
ENO OUT BOOL I, Q, M, L, D Enable output
S_BYTE IN *Pointer P Điểm để Byte bắt đầu tầm
hoạt động
N IN INT I, Q, M, L, D,
const
Số bit trong tầm hoạt động
Ví dụ: Nếu bit trạng thái của ngõ Enable I0.2 = 1 và MCR = 1 thì hàm RESETI được thực thi. S_BYTE có địa chỉ bắt đầu là P2.0. Tham số N = 16 ( 2 byte). Sau khi thực thi lệnh thì trạng thái tín hiệu của mỗi bit từ P2.0 – P3.7 được xóa về 0.
5.1.4. Xóa một loạt bit FC82
Hàm RESET xóa trạng thái tín hiệu của mỗi Bit trong vùng tín hiệu về mức 0 khi MCR = 1. Nếu MCR = 0 thì trạng thái tín hiệu của mỗi bit được giữ lại không thay đổi. Số Bit trong tầm hoạt động được đưa vào N. Và giá trị bắt đầu tại con trỏ S_BIT.
Thông số của FC83: Tham số Kiểu tham
số
Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Miêu tả
EN IN BOOL I, Q, M, L, D Enable input
ENO OUT BOOL I, Q, M, L, D Enable output
S_BIT IN *Pointer I,Q,M,D Điểm để Bit bắt đầu tầm
hoạt động
N IN INT I, Q, M, L, D,
const
Số bit trong tầm hoạt động
Lỗi xảy ra: Nếu các khai báo tham số S_BIT mà nằm trong vùng nhớ P ( P memory) thì lỗi xảy ra.
Ví dụ: Nếu trạng thái tín hiệu ngõ vào I0.3 = 1 và MCR = 1 thì lệnh RESET được thực thi. Giá trị bắt đầu S_BIT là M0.0. Thông số N = 10 là số lượng Bit xóa về 0.
5.2. Hàm chuyển đổi 6.2.1. Giải mã 7 đoạn FC93 6.2.1. Giải mã 7 đoạn FC93
Đổi một word hexa 4 digit ở IN (I,M,D,P, const) ra 4 byte mã 7 đoạn của từng digit, xuất ra địa chỉ OUT là double word (Q,M,D,L,P)
Bảng mã LED 7 đoạn:
Thông số FC93 :
số
EN IN BOOL I,Q,M,D,L Enable input
ENO OUT BOOL I,Q,M,D,L Enable output
IN IN WORD I ,M,D, Const Nguồn dữ liệu word 4 số digit OUT OUT DWORD Q,M, L,D,P Kết quả giải mã của 4 số Lối xảy ra : Nếu khai báo không đúng tham số / các kiểu tham số sẽ bị lỗi không chạy. Ví dụ: Nếu bit trạng thái I0.0 = 1 thì hàm FC93 sẽ thực hiện giải mã giá trị LED 7 đoạn. Nếu thực thi không lỗi thì ngõ ENO = 1.
IN → W#16#1234 OUT → MD0 = 065B4F66
5.2.2. Hàm đổi tầm Scale FC105
Chức năng của hàm FC105 có tác dụng chuyển đổi giá trị số nguyên được đặt vào ngõ IN và chuyển nó thành giá trị sử dụng trong kỹ thuật nằm trong khoảng LO_LIM và HI_LIM. Và ngõ ra được xuất ra OUT. Dựa theo công thức sau:
OUT = [ ((FLOAT (IN) – K1)/(K2–K1)) * (HI_LIM–LO_LIM)] + LO_LIM Trong đó: hằng số K1 & K2 được xác định dựa theo giá trị là đơn cực hay lưỡng cực (BIPOLAR hay UNIPOLAR).
BIPOLAR ( Lưỡng cực): giá trị số nguyên đặt vào phải nằm trong khoảng K1 = – 27648.0 đến K2 = +27648.0
UNIPOLAR(Đơn cực ) : giá trị số nguyên đặt vào phải nằm trong khoảng K1 = 0.0 đến K2 = +27648.0
5.2.3. Hàm đổi tầm ngƣợc UnScale FC106
Sau khi giá trị qua Scale được sử lý theo yêu cầu của người sử dụng, thì ta cần phải chuyển đổi lại giá trị thực tế để điều khiển. Khi đó ta sẽ sử dụng hàm FC106 để chuyển đổi ngược từ giá trị kỹ thuật sang số nguyên. Dựa theo công thức sau:
Chƣơng 6: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM STEP7
6.1. Giới thiệu chung về STEP7
Step7 là một phần mềm hỗ trợ:
Khai báo cấu hình cứng cho một trạm PLC thuộc họ Simatic S7-300/400.
Xây dựng cấu hình mạng gồm nhiều trạm PLC S7-300/400 cũng như thủ tục truyền thông giữa chúng.
Soạn thảo và cài đặt chương trình điều khiển cho một hoặc nhiều trạm.
Quan sát việc thực hiện chương trình điều khiển trong một trạm PLC và gỡ rối chương trình.
Ngoài ra Step7 còn có cả một thư viện đầy đủ với các hàm chuẩn hữu ích, phần trợ giúp online rất mạnh có khả năng trả lời mọi câu hỏi của người sử dụng về cách sử dụng Step7, về cú pháp lệnh trong lập trình, về xây dựng cấu hình cứng của một trạm cũng như của một mạng gồm nhiều trạm PLC..
Những chú ý cài đặt chứa thông tin quan trọng mà bạn cần trong quá trình cài đặt STEP 7 V5.4. Cần đọc những chú ý này trước khi cài đặt phần mềm.
Yêu cầu.
Trong quá trình làm việc với phần mềm STEP7 bạn cần:
Hệ điều hành Yếu cầu tối thiểu
Processor RAM Graphics
MS Windows 2000
Professional
600MHz 512 MB *) XGA
1024x768 16 Bit color depth MS Windows
XP
Professional
600MHz 512 MB *) XGA
1024x768 16 Bit color depth MS Windows
Server 2003
2.4 GHz 1 GB XGA
1024x768 16 Bit color depth MS Windows
Vista Business
1 GHz 1GB **) XGA
1024x768 16 Bit color depth
và muốn ghi chương trình ứng dụng của bạn vào EPROM. Bạn cần một giao diện SIMATIC NET nếu bạn muốn sử dụng khả năng trực tuyến giữa hệ thống tự động và máy tính cá nhân của bạn.
Một thiết bị lập trình hoặc PC với khả năng hoạt động mạnh hơn nếu bạn muốn soạn cấu hình phần cứng chứa vài trăm module,( ví dụ như trong project của bạn sử dụng nhiều CPU, slave, I/O..).
Cài đặt
Đưa đĩa CD STEP 7 vào ổ đĩa. Trình tự để bắt đầu cài đặt STEP 7, nhấn đúp chuột vào tệp SETUP.EXE trên đĩa CD STEP 7 từ Windows Explorer. Chương trình Setup (cài đặt) sẽ hướng dẫn bạn các bước cài đặt tiếp theo.
Trong hộp lựa chọn các thành phần, chọn STEP 7, AuthorW, và bất cứ thành phần nào khác mà bạn muốn cài cặt. Những thành phần này sau đó sẽ được cài đặt và các ghi nhận sẽ được làm trong các file của Microsoft Windows.
Những chú ý sau sẽ giúp bạn thực hiện các yêu cầu xác nhận người sử dụng một cách đúng đắn khi cài đặt chương trình:
Ổ đĩa mà trên đó bạn định cài đặt hệ thống STEP 7 V5.4 có thể được chọn tự do. Trên một vài PC/ thiết bị lập trình, bạn sẽ không có thể chọn ổ đĩa thông qua danh sách lựa chọn. Trong trường hợp này, đơn giản bạn hãy nhập vào ổ đĩa với đường dẫn của nó trong hộp nhập thông số tương ứng ( ví dụ, “e:\Step7”). Chú ý rằng tất các ứng dụng tùy chọn của STEP 7 cũng phải được cài đặt trên ổ đĩa này, bởi vậy không gian trống trên đĩa phải đủ rộng.
Trước khi bạn sử dụng STEP 7 V5.4, Windows phải được khởi động lại. Chỉ sau khi khởi động lại Microsoft Windows các ghi nhận về phần mềm mới được kích hoạt. Nếu bạn không khởi động lại Windows, STEP 7 V5.4 không thể chạy chính xác và dữ liệu có thể bị mất. Nếu qúa trình cài đặt bị bỏ dở ( abort), bạn cũng cần phải khởi động lại Windows.
Chú ý: STEP 7 tự đăng ký (ghi) bản thân nó vào trong các file hệ thống của Windows.
Bạn không thể chuyển hoặc thay đổi tên các file và thư mục của STEP 7 bằng cách sử dụng các tiện ích của Microsoft Windows như Explorer hoặc sửa đổi dữ liệu của STEP 7 đã đăng ký trong Windows. Chương trình có thể sẽ chạy không chính xác nữa sau khi bị sửa đổi.
6.2. Cài đặt phần mềm STEP 7 V5.4
Đóng tất cả các ứng dụng đang chạy trên Windows lại, sau đó khởi động lại Windows (vào “Start > Shut Down.. > Restart”). Cho đĩa CD STEP7 vào ổ đĩa CD. Mở thư mục “STEP7_5.4”, nhấp đúp phím trái chuột vào tệp Setup.exe. Quá trình cài đặt bắt đầu được thực hiện. Công việc cài đặt Step7, về cơ bản, không khác nhiều so với việc cài đặt các phần mềm ứng dụng khác ( như Windows, Office...), tức là cũng bắt đầu bằng việc chọn ngôn ngữ trong cài đặt ( mặc định là tiếng Anh), chọn thư mục đích trên ổ cứng ( mặc định là
c:\siemens), kiểm tra dung tích còn lại trên ổ đích, chọn ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong
quá trình làm việc với Step7 sau này...
Tuy nhiên, so với các phần mềm khác thì việc cài đặt STEP7 sẽ có vài điểm khác biệt sẽ được giải thích rõ ở dưới đây:
1) Khai báo mã hiệu sản phẩm:
Mã hiệu sản phẩm luôn đi kèm theo phần mềm STEP7 và được in ngay trên đĩa chứa bộ cài STEP7. Khi trên màn hình hiện ra cửa sổ (hình trên) yêu cầu cho biết mã hiệu sản phẩm, ta phải điền đầy đủ vào tất cả các mục của cửa sổ đó, kể cả tên và địa chỉ người sử dụng.