Giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề đầu tư vào KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT và KHU KINH tế TRONG PHÁP LUẬT và THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP,

3.2. Giải pháp để thu hút đầu tư và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước

3.2.2. Giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý nhà nước

- Để tạo sự thống nhất giữa các Ban Quản lý ở các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được giao, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể đính kèm khi uỷ quyền cho Ban Quản lý.

- Các nhà làm luật cần xem xét, bổ sung và điều chỉnh những điểm không đồng bộ trong hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất để từ đó có được cách hiểu thống nhất khi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật như:

+ Vấn đề giảm thuế được quy định trong Nghị định 29 và Luật thuế thu nhập cá nhân, như đã phân tích thì cá nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất có

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích SVTH: Lê Thị Kim Tuyến - 41 -

thu nhập thuộc diên chịu thuế thu nhập mà gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì có thể được giảm thuế hai lần hoặc được giảm thuế theo một trong hai quy định trên. Do đó, cần phải đưa ra một văn bản hướng dẫn rõ ràng về việc giảm thuế. Theo quan điểm cá nhân thì đối tượng trên sẽ được giảm thuế hai lần, thứ nhất là vẫn giữ được cơ chế ưu đãi trong thu hút đầu tư, thứ hai là vẫn thể hiện được sự ưu đãi của Luật thuế thu nhập cá nhân dành cho đối tượng nộp thuế trong tình trạng khó khăn.

+ Cần nhanh chóng ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về việc thành lập, hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Ban Quản lý để thuận lợi hơn cho Thanh tra Ban Quản lý trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời đưa ra quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ban Quản lý

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng để nâng cao trình độ chuyên môn về tư vấn pháp lý trong lĩnh vực đầu tư, về khoa học kỹ thuật,… nâng cao kiến thức về luật nói chung và Luật đầu tư nói riêng.

- Ban Quản lý ở các địa phương cần cố gắng phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu và ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thời gian cấp phép đầu tư, chế độ công khai thủ tục,… để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang “tiên phong”

trong việc giảm thiểu thủ tục hành chính, thời gian cấp phép đầu tư và giảm thiểu những “nhũng nhiễu” hành chính thông qua chính sách “đăng ký đầu tư kinh doanh qua mạng”.55

Song, những giải pháp nêu trên chỉ là những giải pháp nhất thời, cấp bách để giải quyết và khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên. Vì vậy, cần phải có những giải pháp mang tính chất lâu dài để phục vụ cho quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, mở rộng thu hút đầu tư. Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế có kết cấu hạ tầng càng tốt thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư, nên khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế luôn chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế mà không quan tâm đến phát triển kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Trong khi

55 Đinh Văn Ân – Vai trò của khu công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá - Tại trang web:

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3125&cap=3&id=3424 - Ngày đọc: 02/04/2009, 20:17 - Nguồn: Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam tháng 6/2006.

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích SVTH: Lê Thị Kim Tuyến - 42 -

kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư. Do đó, các địa phương khi xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cần có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế một cách đồng bộ so với bên trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Cần phải tính toán đầy đủ và có dự phòng những phát sinh khi xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như: chỗ ở cho người lao động, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, tái định cư, các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh xá, khu vui chơi giải trí,… từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, đảm bảo môi trường đầu tư bên trong và bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Coi việc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế gắn chặt với phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Bên cạnh đó, cần lồng ghép các công trình phát triển dân sinh, xã hội trong những khu vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, đảm bảo hài hoà môi trường bên trong và bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Trước khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, nhà đầu tư luôn lo ngại và cân nhắc trước hai vấn đề: thủ tục hành chính và nguồn nhân lực. Phải trải qua thủ tục hành chính “nhiều cửa” làm tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian là nỗi ám ảnh đối với nhà đầu tư. Vì vậy, cần phải cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến quá trình đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như: Về thẩm định và cấp phép đầu tư: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” trong thủ tục hành chính xét duyệt thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. Tiếp tục cải cách và nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và phải được thực hiện thường xuyên, kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức có hiện tượng nhũng nhiễu doanh nghiệp. Về đất đai: Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng; tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế tại địa phương. Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế sao cho vừa đảm bảo quyền lợi cho Công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế hoạt động... bố trí quỹ đất cho tái

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích SVTH: Lê Thị Kim Tuyến - 43 -

định cư kết hợp với biện pháp nâng cao hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Về xuất nhập khẩu: Tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp.

Với mong muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà đầu tư luôn đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao. Vì vậy, phải luôn quan tâm đến việc phát triển và đạo tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế để có phương án bố trí hợp lý và đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế để chủ động tổ chức các khoá đào tạo lao động cho các doanh nghiệp. Hình thành Quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế nhằm giảm bớt chi phí đạo tạo cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ vào kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của các doanh nghiệp - những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.

- Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp và con em những người dân có đất được chuyển đổi sang làm khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này; ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào các chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế tại địa phương.

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích SVTH: Lê Thị Kim Tuyến - 44 -

Trước đây, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế được xem là khu vực hạn chế ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay, do số lượng đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế càng ngày càng nhiều mà không có hệ thống xử lý rác và nước thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Do đó, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cần hoàn chỉnh, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng, giải quyết triệt để vấn đề thu gom và xử lý rác, nước thải. Mỗi khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế phải có trạm xử lý nước thải, tiến tới xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn tiên tiến, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện có hệ thống công tác thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại; nhanh chóng tìm biện pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Thường xuyên tiến hành phân tích, giám sát chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế nhằm đảm bảo xử lý kịp thời các sự cố về môi trường. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trước và sau khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế về vấn đề môi trường. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế phải đăng ký đảm bảo về môi trường trước khi đi vào hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; xử phạt thích đáng những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp và địa phương về bảo vệ môi trường.

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cũng cần phải quan tâm đến vấn đề thu hút đầu tư theo hướng chủ động, đó là: Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương thông qua chính sách đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư; chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp vừa, nhỏ. Cần thành lập một cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở trích nguồn ngân sách nhà nước để cấp hỗ trợ cho Quỹ xúc tiến đầu tư; tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích SVTH: Lê Thị Kim Tuyến - 45 -

tế để các nhà đầu tư và người dân được biết; cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, từng nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.

Mọi lĩnh vực, mọi hoạt động đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước, quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cũng không ngoại lệ. Để quản lý quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế hiệu quả hơn, cần phải: xác định rõ các biện pháp quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế nhằm phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế một cách hài hoà và có hiệu quả theo hướng tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước nói chung và khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế nói riêng, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Hệ thống luật pháp, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế phải đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước hướng tới một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho phù hợp với tình hình thực tế. Cơ chế các bộ, ngành uỷ quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho các Ban Quản lý trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo tính thống nhất quản lý trong khung khổ pháp luật, chính sách chung của nhà nước.56

56 Định hướng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2010-mục tiêu và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KCN 2006-2010 - Tại trang web:

http://72.14.235.132/search?q=cache:wJOylMiPjqsJ:www.duan.vn/%3Fcat%3D119%26sub%3D554%26type%

3D115%26news%3D3525+%22v%E1%BB%81+th%E1%BA%A9m+%C4%91%E1%BB%8Bnh+v%C3%A0+

c%E1%BA%A5p+ph%C3%A9p+%C4%91%E1%BA%A7u+t%C6%B0%22&cd=7&hl=vi&ct=clnk&gl=vn - Ngày đăng: 29/3/2008 – Ngày đọc: 02/4/2009, 20:01- Nguồn: KCNVN.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề đầu tư vào KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT và KHU KINH tế TRONG PHÁP LUẬT và THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)