Bên cạnh thành công, CoCa-Cola cũng còn có những hạn chế còn tồn tại:
Chí phí về phân phối còn đang rất cao, nhất là chi phí giao nhận hàng, phân phối trực tiếp, nhỏ lẻ. Và hiện nay thì công ty đang thực hiện bằng cách cắt giảm nhân viên nhất là những nhân viên bán hàng trực tiếp nhỏ lẻ mà việc này được giao cho nhà phân phối trong hệ thống gián tiếp của khu vực đó đảm nhiệm, phụ trách những công việc như chăm sóc khách hàng, kí kết hợp đồng,… nên hiện nay mỗi khu vực chỉ có một nhân viên của công ty phụ trách về việc giám sát phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Quan hệ với các thành viên trong kênh là một việc làm “tế nhị” và đau đầu với các nhà phân phối. Một khi đã thiết lập được một mối quan hệ tốt thì việc tiến tới các hợp đồng kinh doanh diễn ra rất nhanh chóng. Đồng thời việc thực thi các quyết định điều chỉnh về giá bán, khuyến mãi,… mang tính tức thời sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Nhưng những xung đột trong kênh gây nhiều bất lợi cho công ty, có sự cạnh tranh giành khách hàng giữa các kênh dọc với nhau do sự phân vùng, phân chia trách nhiệm quyền hạn chưa rõ ràng.
Mạng lưới phân phối rộng khắp nơi với mục tiêu bao phủ thị trường nhưng chưa đồng nhất, với các thị trường nhỏ lẻ như các khu vui chơi giải trí, hội chợ,... chưa có những nghiên cứu áp dụng hình thức phân phối cho những khu vực này, chủ yếu vẫn là phân phối tràn lan như nhau.
Chưa xúc tiến trong việc quảng bá các sản phẩm mới. Các sản phẩm của Coca-Cola đa dạng , tuy nhiên các sản phẩm đó chủ yếu là các sản phẩm có gas, những sản phẩm này thường phù hợp với giới trẻ hơn. Mà khách hàng của một công ty không thể chỉ là một nhóm người trong xã hội. Đồng thời, hiện nay con người đang hướng tới việc sử dụng thực phẩm, thức uống ít ga, ít calo, ít đường,..để an toàn cho sức khỏe thì việc tạo ra những sản phẩm phù hợp, chiều theo í của người tiêu dùng là rất cần thiết. Hiện nay Coca-Cola đã có những sản phẩm lành mạnh như: nước khoáng, sữa trái cây, nước trái cây,… nhưng những sản phẩm này không được quảng bá nhiều như các sản phẩm có gas của công ty.
Gần đây, Coca-cola dường như ít quảng bá sản phẩm của mình hơn trước đây. Điều này có thể khiến sản phẩm của Coca-Cola dần trở nên bị lãng quên trong tâm trí người tiêu dùng khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nhăm nhe đến thị phần của công ty.
4.2.2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân có thể là do Coca-Cola đã có nhiều sản phẩm và sản phẩm nước giải khát ít ga, ít đường không phải sản phẩm tiềm năng của Coca-Cola
Nguyên nhân là do Công ty Coca-Cola đang tìm cách khắc phục sự suy giảm do Covid-19 ở các cơ sở kinh doanh, nhà hàng bằng cách giảm chi phí tiếp thị trên toàn cầu. Thương hiệu sẽ tạm ngừng chi tiêu cho hoạt động quảng cáo tại một số thị trường. Báo cáo của Coca-Cola cho thấy khối lượng tiêu thụ sản phẩm trên toàn cầu đã giảm 25% trong quý đầu năm 2020. Điều này chủ yếu do sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động kinh doanh từ xa của họ, bao gồm các đơn đặt hàng từ các quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim, sân vận động và các đơn vị bán lẻ như cửa hàng tiện lợi.
PHẦN C: Đề xuất giải pháp
I. Dự báo và phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới
Giám đốc của Coca Cola, Doug Daft cho biết: Hãng sẽ tiếp tục không ngừng tăng cường tập trung vào các thị trường chủ chốt trong đó có Brazil và Bắc Mỹ nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận lên khoảng 11-12%/ năm. Tuy nhiên điều này là không dễ dàng, Coca Cola dự định sẽ tiến hành các bước chiến lược Marketing nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng ở đây. Theo chủ tịch Heyer, chiến lược của Coca Cola là luôn tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm có thể mang lại lợi ích cho người dùng, đồng thời coi hoạt động truyền thông là yếu tố then chốt. Hãng sẽ chú trọng vào các lĩnh vực như: giải trí và thể thao, các cửa hàng ăn nhanh, các chuỗi nhà hàng để đẩy nhanh việc quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm mới của Coca Cola.
Với mục tiêu trở thành công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, cung cấp nhiều nước giải khát cho người tiêu dùng theo nhu cầu của họ. Coca Cola đang không ngừng phát triển để thực hiện mục tiêu của mình. Với việc xây dựng danh mục : “Thương hiệu hướng đến người tiêu dùng”, chiến lược kinh doanh của Coca Cola lúc này là bán những sản phẩm theo ý của người tiêu dùng thay vì bán những gì mà họ có.
Giám đốc điều hành Coca Cola James Quincey cho biết hãng sẽ tăng giá bán đồ uống để đối phó với tác động của chi phí hàng hóa cao hơn. Trong bối cảnh đại dịch, hành động này của Coca Cola có thể sẽ khiến họ mất đi một lượng lớn khách hàng do ngân sách chi tiêu của khách hàng vốn đã bị thu hẹp do ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên hành động này không phải chỉ riêng mình Coca Cola mà các đối thủ khác cũng đã có những động thái tương tự. Coca Cola chuyển sang tập trung vào sản xuất sản phẩm có kích thước lớn để thu hút người tiêu dùng, những người dành nhiều thời gian ở nhà hơn và mua sắm với số lượng lớn. Cụ thể, CEO James Quincey nói. "Chúng tôi dự định điều chỉnh tăng giá ở mức phù hợp, xem xét lại cách kích cỡ đóng gói sản phẩm và đưa ra mức giá tối ưu nhất cho người tiêu dùng".
Mới đây, tập đoàn nước giải khát Coca Cola Việt Nam vừa chính thức đưa thông điệp
“Tái chế tôi” lên bao bì các sản phẩm của Coca Cola. Hành động này là một phần quan trọng nằm trong chiến lược “Vì một thế giới không rác thải” của Coca Cola. Cũng trong
năm nay, Coca Cola đặt mục tiêu đến năm 2030, 25% sản phẩm bao bì trên toàn cầu của hãng là loại có thể tái sử dụng trong nỗ lực hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa trên thế giới. Cụ thể, tháng 1/2022 vừa qua, Coca Cola cùng PepsiCo và các thương hiệu quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập 1 hiệp ước toàn cầu nhằm giảm sản lượng nhựa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới.
Trong danh mục sản phẩm của mình, Coca Cola đang tích cực nghiên cứu các sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng như sản phẩm nước uống có cồn...
Coca Cola đang dự tính cho ra mắt một sản phẩm nước ngọt thứ 3 nữa của hãng trở thành một loại đồ uống có cồn, nhằm đón đầu “cơn cuồng” cocktail đóng hộp của người tiêu dùng. Hiện Coca Cola đang hợp tác với Molson Coors để ra mắt Simply Spiked Lemonade, một loại nước chanh có cồn lấy cảm hứng từ nước ép trái cây thuộc dòng thương hiệu Simply của Coca Cola. Dự tính sản phẩm này sẽ được bày bán trên thị trường vào mùa hè này
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm mới, Coca Cola cũng dự định sẽ cắt giảm cũng như loại bỏ các sản phẩm không bán chạy và không có nhiều cơ hội để tăng trưởng, đồng thời có kế hoạch cắt giảm 50% lượng thương hiệu chính xuống còn khoảng 200.
II. Đề xuất giải pháp hoàn thiện
Với vị trí và thành công hiện có của Coca Cola chắc chắn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi Coca Cola phải không ngừng cố gắng. Hãng cần phải đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thu hút khách hàng như sản phẩm ít đường, ít calo, sản phẩm nước ngọt có cồn... luôn chú trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới.
Về mẫu mã, bao bì, kiểu dáng, hãng có thể cân nhắc đến việc sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường, tạo ra các loại bao bì bắt mắt, phù hợp với mục đích mua sắm và các nhu cầu sử dụng khác nhau, đặc biệt là với thói quen tiêu dùng nhanh của khách hàng ngày nay. Chú trọng trong việc bày trí sản phẩm để tạo thiện cảm và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cũng rất cần thiết.
Việc hợp tác thương hiệu với các cửa hàng ăn nhanh, các chuỗi nhà hàng nổi tiếng vốn là một giải pháp hiệu quả đem lại doanh thu lớn cho Coca Cola nên cần được chú trọng đẩy mạnh hớn nữa. Hãng có thể đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các cửa hàng hợp tác lâu năm, các cửa hàng mua với số lượng lớn... Việc đẩy mạnh, mở
rộng hợp tác với nhiều nhà hàng, cửa hàng cũng sẽ giúp Coca Cola dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn từ đó giúp củng cố vị trí thương hiệu Coca Cola, và hỗ trợ cho việc đưa sản mới tới tay khách hàng nhanh hơn.
Bên cạnh việc phân phối, hợp tác thông thường với các cửa hàng ăn uống, Coca Cola có thể cân nhắc mở rộng hợp tác độc quyền với các cửa hàng tên tuổi, có số lượng khách hàng và doanh thu nhất định để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Trong việc quan hệ với các thành viên khác trong kênh, hãng cần phải xác định mối quan hệ rõ ràng, xây dựng hợp đồng rõ ràng minh bạch với các thành viên. Xác định và thiết lập các mối quan hệ thân thiết, bền chặt với các thành viên quan trọng đóng vai trò quyết định trong kênh. Ngoài ra, công ty cần có các chính sách về giá bán, chính sách hỗ trợ hợp lý trong từng giai đoạn nhất định.
Trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch, hình thức phân phối thông qua các sàn thương mại điện tử ngày càng được chú ý. Coca Cola cần chú trọng cập nhật thông tin các sản phẩm của mình trên các trang web, fanpage. chính thức của công ty để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin. Việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên các gian hàng chính hãng trên các trang thương mại điện tử bằng cách tạo các combo sản phẩm, tặng các voucher ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng, cùng việc tạo ra các chương trình như các mini game, các hoạt động tạp trend hoặc bắt kịp xu hướng. để thu hút khách hàng từ đó tạo ra doanh thu cho công ty.
Có thể thấy các hoạt động quảng cáo của Coca Cola hiện nay đang được thực hiện khá tốt. Để tiếp tục phát triển hơn nữa, Coca Cola nên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo thông qua các kênh truyền thông như truyền hình, quảng cáo trực tuyến, báo in, đặc biệt là các hoạt động tài trợ cho các sự kiện lớn như các thế vận hội, các giải bóng đá thế giới....