TIEP CAN CAC YEU TO VAN HOA TRONG SANG TAC TRƯỚC NAM 1945 CUA NHÀ VĂN TO HOÀI QUA PHƯƠNG DIEN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Sáng tác trước cách mạng tháng tám năm 1945 của nhà văn Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa (Trang 66 - 94)

NGHE THUAT

Trong sáng tac của nha van Tô Hoài trước Cách mạng Thang tam nam

1945, những yếu tô văn hóa được biéu hiện bằng nhiều phương diện nghệ thuật

khác nhau như: nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian,... Tuy

nhiên, một số phương điện đã được chúng tôi khai thác ít nhiều ở chương 2 như

không gian văn hóa, thời gian văn hóa... Vì vậy, sang chương 3 chúng tôi lựa chọn

phân tích kĩ về các phương điện xây dung hình tượng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.

3.1 Xây dựng hình tượng nhân vật 3.1.1 Nhân vật nữ

Qua khảo sát các tác phầm trước Cách mạng Tháng tám của nhà văn Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã chú ý khắc họa các nhân vật nữ từ ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Các nhân vật nữ thuộc nhiều lứa tuôi khác nhau và tính cách và số phận cũng không giống nhau. Tuy nhiên, đa số các nhân vật nữ đều mang những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt. Họ luôn đảm

đang, nhân nại và giàu đức hi sinh. Họ không chỉ là tay hòm chìa khóa mà còn là

chỗ dựa tinh than cho con cái, cho gia đình. Các nhân vật nữ có thé còn gặp những bất công ngang trái nhưng nhìn chung họ luôn được mọi người coi trọng.

Khác với các nhân vật nam chỉ được chú trọng khắc họa tính cách, ở các nhân vật nữ, nhà văn Tô Hoai đã chú ý khắc họa cả ngoại hình lẫn tính cách của

họ. Những người phụ nữ có vẻ đẹp chuân mực là mái tóc bỏ đuôi gà, hàm răng

đen nhánh và má lúm đồng tiền. Trong tiêu thuyết Quê người, nhân vật Khuyên hiện lên với ham rang đen rung rức hạt na với đôi má lim đồng tiền duyên dang:

“Khuyên cười. Ham răng đen nhánh và đôi má đồng tiên lim xuống. " (Tô Hoài,

2021, tr.116) hay đó là nụ cười của Ngây trong đêm đi xem hội bên làng Thượng cùng Hoi: “Ngáy cười. Dưới anh trăng nhạt, hai hàm răng den long lánh. ” (Tô

66

Hoài, 2021, tr.45). Vẻ đẹp của các nhân vật nữ không chỉ thê hiện qua khuôn mặt với nụ cười duyên dang, hàm răng đen nhánh và má lim đồng tiền ma còn thé hiện qua trang phục. Về trang phục mang đậm bản sắc dân gian của người Việt ta thì không thẻ không nhắc đến cái yếm - biểu tượng của sự nữ tính của các cô gái xưa. Vẻ đẹp của người phụ nữ cô truyền Việt Nam 1a that day lưng ong, mặc yém thăm hở lườn tôn lên vẻ đẹp hình thé, van khăn tóc bỏ đuôi gà. Tat cả những yếu tô đó nhằm làm nôi bật lên nét đẹp duyên dang, uyên chuyên và diu dang của các

cô gái. Trong Quê người. các cô gái như cô Mơ, cô Bướm, cô Lua, cô Hợi, cô

Quý xuất hiện trong đám cưới Ngây với mái tóc bỏ đuôi gà và bộ trang phục truyền thống với sự xuất hiện của dai yếm: “Khăn sa tanh van lăn, vắt vẻo cái đuôi gà. Yém lụa thì cổ xẻ. Ao the, không đóng khuy, trong cặp ảo trang, áo màu hoa dao” (Tô Hoài, 2021, tr.122). Trong hỏi kí Cé đại, mẹ của cu Bưởi hiện lên qua kí ức của cậu cũng thật giản đị với bộ trang phục truyền thống cùng mái tóc bỏ đuôi gà: “U tỏi mặc the thâm đốm hoa lót nên xanh cánh chả. Vành khăn xa tanh láng hoa dâu vắt véo rủ tóc lông đuôi gà. Cái yếm cổ xây cát bá trắng bong với cái that lưng nhiều that ra ngoài, lộ một mau lưng bao xanh buông ching bộ

xả tích bạc treo lích tích. ” (Tô Hoài, 2016, tr.66-67).

Ngoài việc khắc họa ngoại hình của các nhân vật nữ mang vẻ đẹp truyền

thống thì trong những tác phâm của nhà văn Tô Hoài trước Cách mạng Tháng tám 1945, chúng ta có thê thấy đa số các nhân vật nữ mang phẩm chất truyền thống như siêng năng, nhãn nai, giàu đức hi sinh cho gia đình. Họ có vị thé trong xã hội tuy nhiên vẫn có những nhân vật phải chịu sự bat công, ngang trái. Trong truyện ngắn Ông Dỗi, người phụ nữ đóng vai trò là tay hòm chìa khóa trong nhà. Chỉ với

một thúng kim chỉ, lơ, nên và vài thứ linh tỉnh bán ngoài chợ mà hai vợ chồng

ông bà vẫn đủ sống di có khó khăn. Bà lão Múi là người đi bán hang, người có trách nhiệm quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình. Bà quán xuyến hết tất cả

những chuyện như cơm nước, tiền chợ hằng ngày và thậm chí là chìa khóa hòm gạo. Một hôm nhà hết gạo chỉ còn một it, lão Múi ăn không đủ no rồi vợ ông lâm bam vài tiếng hờn trách khiến ông đỗi cơm hai ngày. Bà lão Múi không sợ và cũng không bực mình, bà nghĩ một câu rất khôn ngoan vả thiết thực: “Ông lão

67

doi cơm hay? Mặc! Không đưa cái khóa hòm gạo cho ông lão nữa. ” (Tô Hoài, 1994, tr.197). Lão Múi vì câu nói chọc ngoáy của vợ mà déi com, lão bắt nhái và ốc dé ăn thay cơm. Đêm đó, lão Múi không thé nào chop mắt được vì dau bụng.

Sáng hôm sau, vợ lão sắp bưng hàng ra chợ thì lão khẽ gọi lại và nói đưa cái chìa khóa hòm gạo cho lão. Vợ lão chỉ lang lặng lay chia khóa, đặt xuống dau phản.

Chi một câu chuyện giản dj của đôi vợ chồng mà nhà văn Tô Hoài đã khắc họa

nên vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình. Bà lão Múi là

một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, vun vén cho gia đình. Trong tiêu thuyết Quê người, Ngây rất chăm chỉ với công việc đệt cửi hằng ngày của cô. Một budi chiều, khi được bạn mình rủ đi xem hát chéo ở làng bên thì Ngây từ chối bởi nang còn phải bận dét cửi: “Ban chiêu, Khuyén đến chơi, ri Ngây đi xem, Ngây từ chối:

“Ban ít dọc mắc citi, em xin kiếu ” (Tô Hoài, 2021, tr.139). Giờ đây Ngây đã có gia đình phải chăm lo vun vén chứ không phải như ngày xưa dù bận đến mức nào nàng cũng sắp xếp dé đi chơi với bạn. Sau khi con của Ngây biết bò thì Ngây giao cho bà Vang trông cháu còn nàng thì đi làm hồ. quay tơ dé phụ giúp chồng gánh

vác kinh tế trong gia đình. Còn đối với gia đình của Bướm và Thoại trong thời gian mà cuộc sống ở làng trở nên khốn khó, trong một lần đi đòi nợ ở nhà ông Cả Thóc không thành, về đến nhà Thoại hục hặc với vợ về chuyện đó nhưng Bướm

vẫn không ngại gì câu chửi vu vơ của Thoại mà chỉ nhẹ nhàng hỏi thăm chồng.

Ngay cả sau khi bị ăn một trận đòn tất niên thì Bướm chỉ ôm con, không nói gì mà rơm rướm nước mắt trong bóng tối. Người đàn bà khốn khô vẫn giàu đức hi sinh, chịu đựng và nhẫn nại với chồng con, với gia đình trong cảnh cơ hàn, nghèo đói. Còn cô Lua — vợ của Toản là người mà cả làng ai cũng khen vi “tot việc, tot ăn và tốt nai” (Tô Hoài, 2021, tr.146). Lua mới hai mươi tuổi, khác với dang vẻ gay 6m của Toản, cô có thân hình: “béo lăn, nung mic những thịt. Miệng Lua hay cười toen toét, đôi mat him lại tỉ hi” (Tô Hoài, 2021, tr.146). Lua đã chấp nhận

sự sắp xếp của cha mẹ về mối hôn nhân với Toản, chấp nhận cuộc sống làm dau cực khô dù nàng đã có người trong lòng. Lua bùi ngùi nói với người tình: “Tha anh, chỉ vì thay u em bắt buộc. ” (Tô Hoài, 2021, tr.103) rồi hai người chia tay nhau. Lua gánh hết cả giang san nha chồng, từ việc chợ búa, vun vén cho gia đình

68

dù cô đến với Toản là do gia đình ép buộc chứ không bắt nguồn từ tinh yêu. Ong Nhiêu Thục rất ưng bụng về nàng dâu này và Ngây thì cũng mừng thầm cho gia đình: “Ông Nhiéu Thục wa cô nàng đâu này lắm. Nó xóc vac được vô khối việc, làm khỏe gap may Ngây. Ngây cũng mừng thâm. Nhà nàng chăng may đã phải

một người con trai vô phúc, may trời con thưởng lại mà cho hai mụn hiển lành ” (Tô Hoài, 2021, tr.146). Tuy nhiên, cuộc sống của cô Lụa ở nhà chồng giống như

người giúp việc thêm việc cuộc sống Vợ chồng Lụa không được hạnh phúc. Họ cãi nhau và đánh nhau suốt. Một hôm thay Lua đang bóp cô Toản thì ông Nhiêu Thục đã chạy lại và đánh hai cái vào mặt Lụa. Nghĩ về phận mình, sau khi trải qua những ngảy làm đâu khô sở với người chồng trẻ con không thực hiện được nghĩa vụ của người chồng đối với vợ, phải gánh giang san nha chồng va lâu lâu

lại bị chị dâu chửi chó măng méo cùng với việc ngày hôm nay bị ông Nhiêu Thục đánh là giọt nước tràn li khiến Lụa quyết định bỏ ra đi cùng với tình yêu của đời mình — Thìn trong mười hôm sau đó. Cô gái ngày trước nghe theo sự sắp đặt của gia đình nhưng giờ đây đã lay hết can đảm dé bỏ lại tat cả sự tủi nhục, khổ cực ở đăng sau và đi theo tiếng gọi của tình yêu với một ước mơ riêng về cuộc sông tươi

sáng, tìm lại con người mình bởi không thé chịu khô hoài như thé được. Lỗi hành xử có phan mâu thuẫn của Lụa âu cũng là điều dé hiểu, bởi người Việt ta có tính

ưa sự hài hòa trong tình cảm và lối ứng xử. Lụa nghe lời cha mẹ vì phận làm con và cho trên dưới đều hòa thuận nhưng sau đó cô lại bỏ tat cả dé theo người tình vì vé mặt tình cảm, người Việt ta hay có sự cực đoan. Trong khi cách thé hiện tình cảm của nền văn hóa dương tính thiên về lí trí thì nền văn hóa âm tính là sự thé hiện tròn day, yêu ghét đến cực 46, đôi khi mù quáng. Sự hành xử cực đoan này còn thê hiện trong truyện ngan Lụa, cô Lua bị gia đình ép ga cho con trai ông Phó An nhưng cô không bằng lòng bởi trong lòng cô đã có người thương là Nguyên.

Cô Lụa phản kháng bang mọi cách như khóc tỉ ti và dọa tự từ: “Thay u mà ép con thì con can lưỡi con chết, con đâm đầu xuong ao, xuong chuôm con chết. ” (Tô Hoài, 1994, tr.87) nhưng tat cả đều không ăn thua. Cô đi đến một quyết định táo bao là sang nhà ông Phó An trả lại trầu cau: “Lay ông, cháu sang dé thưa với ông

răng cái số chau không được về hau hạ cửa ông cua ba thi xin ông bà đừng cho

69

miếng gidu miếng cau làm gi...” (Tô Hoài, 1994, tr.89) rồi nàng đặt ba đồng bạc xuống thềm hè, chào ông Phó An rồi thoăn thoắt ra ngõ. Trong tiêu thuyết Quê

người, cô Bướm khi dẫn Thoại về quê chơi đã nhận được tin bố mẹ đã quyết định

chuyện trăm năm của mình. Bướm khóc và sau đó cô đưa ra quyết định mặc kệ

mối hôn sự với con ông phó Nguyên, mặc kệ bố mẹ mà bỏ nha đi lên làng Hạ Nha, đi theo ái tình. Nàng nói đối Thoại rằng bố mẹ đã bang lòng và thé là hai người đến với nhau. Chúng ta thấy rằng Bướm và Lụa trong Quê người và cô Lụa trong truyện ngắn cùng tên đều không chấp nhận số phận bat công, ngang trái mà tìm cách phản kháng, đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân. Hành động của họ

như một sự báo hiệu cho bình đăng nam nữ, cho tình yêu và hôn nhân tự do.

Theo khảo sát của chúng tôi, đa số các nhân vật nữ trong tác pham của

nhà văn Tô Hoài trước nam 1945 là những người phụ nữ trụ cột trong gia đình.

Họ là người giữ tay hòm chìa khóa trong gia đình. Họ siêng năng, cần cù, nhẫn nai, hi sinh tất cả cho chồng con như Ngây, bà lão Múi, Lua. Dù có đôi lúc người phụ nữ bị đối xử bat công nhưng nhìn chung ân sâu trong tâm hồn của những người chồng và người con, người phụ nữ luôn được coi trọng. Trong số các tác phẩm được khảo sát, chỉ một số ít nhân vật nữ là các nhân vật có cá tính phóng

khoáng, tự do như Lụa, Bướm trong Quê người bo gia đình dé đi theo ai tình và

Lua trong truyện ngắn cùng tên với hành động dem trả trầu cau dam hỏi minh.

Điều này có thé được lí giải bằng hành trình tính cách và số phận của nhân vật — bằng sự rức nước vỡ bờ, con giun xéo lắm cũng quản và cũng là một đặc điểm

tính cách — sự ứng xử cực đoan trong tình cảm của người Việt.

3.1.2 Nhân vật nam

Qua khảo sát các tác phâm trước Cách mang Tháng tám của nhà van Tô Hoài, chúng tôi nhận thay nhà van đã chú trọng xây dựng tinh cách các nhân vật nam. Các nhân vật này thuộc nhiều lứa tuôi khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nhân vật mang những đặc diém tính cách giống nhau như tính trọng thê diện, tính gia

trưởng.

70

Làng xã Việt Nam được tô chức rất chặt chẽ và theo nhiều nguyên tắc khác nhau như tô chức theo huyết thong, theo địa bàn cu trú, theo nghé nghiệp va sở thích... Việc tô chức nông thôn theo nhiều nguyên tắc khác nhau đó đã tạo nên tinh cộng đông và tính tự trị của làng xã. Tinh cộng đồng nhắn mạnh vào sự đồng nhất, liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, tính tự trị phan mạnh sự khác biệt, khang định sự tôn tại độc lập của làng này với làng khác. Mỗi làng sẽ có một bản luật lệ riêng quy định về nghĩa vu, quyền lợi và xử phạt những thành viên trong làng gọi là hương ước. Về tô chức làng xã theo quan hệ huyết thống. người Việt ta có hệ thống tôn ti rất cụ thé, có thé xét đến chín thế hệ và được thẻ hiện

qua sự phân biệt giữa con của người thuộc vai trên nhưng sinh ra sau thì dù nhỏ

tuôi vẫn là vai trên so với con của người thuộc vai dưới mà được sinh ra trước.

Tinh tự trị và tính tôn ti này cùng với ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ

của Nho giáo đã dẫn đến đặc điểm tinh cách là tính gia trưởng của nam giới. Trong

Quê người. ông Nhiêu Thục tuy đã bàn chuyện cưới xin của cô con gái với ông

Ba Can và vợ mình nhưng ông không nói gì với con gái cả. Ông nghĩ rằng bồn phận của Ngây là phải vâng lời mà thôi: “Ông cho rằng cái bốn phận của nàng là bồn phận phải vâng lời. Mai kia, chốc nữa lúc nào ông muốn nói thì ông nói, không lúc nào là muộn "(Tô Hoài, 2021, tr.96). Trong truyện ngắn Lụa, ông

Hương Rên với tư cách là bậc làm cha mẹ cũng đã quyết định mối hôn sự cho con

gái mình đù cô không băng lòng:

Có ôm mặt khóc nức nở:

- Tôi không lay thang ấy đâu! Tôi không lẫy thang ay đâu!

Ông Hương Rên phát săng một cách vui vẻ:

- Không lẫy nó thì lay chó a!

- Đừng có cho người ta chạm ngôi

- Tao bằng lòng với người ta rồi. Hai mươi hai này.

Cô Lua khóc nde lên.

Ong Huong tron mat, tron râu, hè:

7I

- Im! (Tô Hoài, 2021, tr.96)

Ca hai người dan ông trong gia đình đều lay quyền của bậc làm cha mà ép buộc con gái phải vâng theo sự sắp đặt của mình. Ông Nhiêu Thục sau khi bàn chuyện

trăm năm của con gái thì ông không nói với Ngây vội, bởi ông nghĩ bôn phận của cô là phải vâng lời còn ông Hương Rèn thì cũng tron mắt với cô Lua về chuyện hôn sự của cô. Trong Quê người, Toản chỉ mới mười bốn tuôi nhưng chàng ta cũng có bản tinh gia trưởng. Trong một đêm xem hát chèo, Toản thay Thin cứ đi

loanh quanh chỗ Lụa đứng rồi lát sau không thấy hai người đâu thì chàng ta nôi cơn ghen, dù không yêu Lua thì Lua cũng đang là vợ chàng. Toản kế với Ngây về

sự việc đêm hát chèo, chàng ta chửi Lua một trận: “Em chửi cho một trận rồi bắt về. Nó không về. Em bảo nếu nó không về thì nhất quyết đánh nhau một trận. Nó mới chịu đi về” (Tô Hoài, 2021, tr. 148). Mới mười bốn tuổi nhưng Toản đã ý thức được vị thé của minh trong gia đình nhỏ, chang ta kiểm soát hành động của vợ và yêu cau vợ phải nghe lời mình. Những lan giận nhau, Toản đánh không lại

Lua thì Toản nằm mà chửi, chửi từ Lua cho đến ông ba, ba mẹ nha Lua nhưng Lụa không bao giờ đám chửi lại Toản và Toản cũng biết điều ấy nên chàng ta cứ

mặc sức mà chửi vợ mình. Có hôm, Toản đòi món nợ hai hào Lua mượn chang

đã lâu thì vợ trả lời một câu cộc lốc là chưa có. Vậy là Toản văng luôn một cầu chửi và hai vợ chồng lại hục hặc mà đánh nhau. Chúng ta thấy rằng Toản dù mới mười bốn tuôi nhưng cũng rất ý thức về vị thế của mình trong gia đình, đối với Toản thì Lua phải vâng lời, nghe theo sự sắp xếp của minh và phải nói chuyện lễ phép với chàng. Cả ông Nhiêu Thục cũng rất bênh vực con trai mình, có lần khi thấy hai vợ chồng Toản đánh nhau, ông hốt hoảng chạy đến lôi Lụa ra và quát nàng: “Mó là chong mày, mày không được ldo thế? ” (Tô Hoài, 2021, tr.156). Ông Nhiêu còn tát Lụa hai cái cực mạnh. Trong gia đình khi có sự bất đồng giữa hai vợ chồng với nhau, bố chồng không có sự hỏi han, dan xếp, tìm hiểu nguyên nhân sự việc mà chi lao vào đánh con dâu thì cũng đủ cho chúng ta thấy được vị thé

của người đàn ông trong gia đình. Do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh

nữ nên các nhân vật nam luôn được coi trong, thậm chí ngay đến cả nước tiêu của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Sáng tác trước cách mạng tháng tám năm 1945 của nhà văn Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa (Trang 66 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)