TL2, 411) Khăn lông rút mối đẹp tợ như rồng ,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu so sánh nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ (Trang 45 - 53)

Muốn mua cho em đội, sợ chồng em ghen .

(TL2, 412)

Nhân dân Nam Bộ đã tiếp thu văn hoá nước ngoài trên cơ sở những cái

_ trở nên phổ biến, thông dụng trong đời sống của dân tộc. Đáng chú ý là nền

văn hoá nước ngoài đã được tiếp thu vào Việt Nam một cách có chọn lọc và

linh hoạt .

Việc dùng các điển tích là một lối diễn đạt phổ biến và đặc sắc của người

xưa. Tuy nhiên, trong sự cảm nhận của người thời nay, đôi lúc chúng cũng gây

những khó khăn nhất định trong việc tiếp thu di sản của cha ông. Chẳng han

như những bài ca dao sau :

Anh thương em lẩn dan lờ đờ ,

Giả như Tôn Các ngồi chờ Bạch Viên .

(TLI, 170)

Luận văn tốt nghiệp Trang 43

Dầu ai gieo tiếng ngọc , Dầu ai đọc lời vàng ,

Trớ trêu khúc nhạc Cầu hoàng ,

Lòng em bền chặt, không như nàng Văn Quân .

(TL1, 244)

Khi nghe những bai ca dao này, nếu không hiểu biết vé văn học Trung Quốc, chúng ta sẽ khó hiểu được người lao động dùng những hình ảnh so sánh về các nhân vật Tôn Các, Bạch Viên, Văn Quân để hàm chỉ điều gì ; các nhân vật ấy có tính cách ra sao .. Điều này làm cho thế hệ trẻ phần nào gặp

khó khăn trong việc cảm nhận nội dung của bài ca .

- Những hình ảnh so sánh xuất phát từ văn học cổ Việt Nam :

Các điển tích trong văn học cổ Việt Nam đã góp phần đáng kể để tạo nên

cái hay, cái đẹp, cái tinh tế cho bài ca dao ,

Theo thống kê, những hình ảnh so sánh trong ca dao chủ yếu xuất phát từ

những truyện Nôm nổi tiếng, thói quen của văn học Việt Nam. Tiêu biểu nhất

trong ca dao Nam Bộ là “ Truyện Kiểu” của Nguyễn Du và “Luc Vân Tiên”

của Nguyễn Đình Chiểu .

Thuý Kiểu — Kim Trọng đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình yêu

trong sáng, mãnh liệt của bao đôi bạn trẻ Nam Bộ.

Bạc với vàng còn đeo còn đỏ ,

Đôi lứa mình còn nhỏ thương nhiều,

Nghe tiếng em, anh muốn như Kim Trọng thương Thuý Kiều ngày xưa.

(TLI, 179)

Lòng đặn lòng ai dụ dỗ đừng xiêu

Giá như chàng Kim Trọng với Thúy Kiểu ngày xưa.

(TLI, 352)

Có khi dùng để miêu tả tâm trang lưu luyến, không muốn xa nhau : Sông Tién lưới mới thả xuôi,

Thúy Kiểu xa Kim Trọng như tui xa mình.

(TLI, 369)

Luận văn tốt nghiệp Trang 44

Anh xa em như bướm xa hoa,

Như Thúy Kiểu xa Kim Trọng, Bá Nha xa Tử Kì

(TL2, 331)

Câu chuyện tinh Luc Vân Tiên va Kiểu Nguyệt Nga của Nguyễn Diu

Chiểu cũng để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong tâm thức của người dân N

Bộ. Đáng chú ý là nhân dân lao động, nhất là các cô gái Nam Bộ luôn xe trọng đức hạnh, lòng thủy chung của những phụ nữ xưa. Tấm gương sáng ' họ tự soi mình không chỉ có Thúy Kiều mà còn có Nghuyệt Nga. Đối với ho Nguyệt Nga là một hình ảnh đẹp về sự thủy chung, son sắt trong tình yêu

Dầu ai gieo tiếng ngọc , Dầu ai đọc lời vàng

Bông sen hết nhụy bông tàn ,

Em đây giữ tiết như nàng Nguyệt Nga .

(TL1, 244)

Trên trăng dưới thuỷ, bấy lâu em tu hi đợi mình ,

Như chị Nguyệt Nga thời trước ôm bức tượng hình chờ Vân Tiên (TL1, 406)

Như vậy, ta thấy giữa thơ ca dân gian Nam Bộ và truyện Kiểu, truyện Lục Vân Tiên có mối quan hệ mật thiết . Việc dùng những hình ảnh so sánh như vậy đã thể hiện mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết . Cao

hơn nữa là quan hệ giữa văn chương bình dân và văn chương bác học .

Nhìn chung , những điển tích dù xuất phát từ văn học Trung Quốc hay Việt Nam thì khi vào ca dao đều có cùng mục đích là giáo dục, nâng cao nếp

sống tinh thần lành mạnh, sống có tình có nghĩa giữa con người với nhau. Qua cách dùng điển tích, ta hiểu được những tình cẩm mà người dân lao déng Nam

Bộ đã dành cho các nhân vật trong văn học cổ trong nước và ngoài nước. Đó

là những tình cảm yêu mến, nể phục, trân trọng và cả những thái độ chê bai,

khinh ghét...

Qua những hình ảnh so sánh ta tìm thấy một thế giới tự nhiên vũ trụ với

kênh rạch sông ngòi rộng lớn, với những loài động vật và thực vật phong phú.

muôn màu muôn vẻ và cả những vật dụng rất gần gũi với con người nơi đây

Bên cạnh đó. còn có sự góp mặt của những hình ảnh so sánh là các điển tích

trong và ngoài nước. Tất cả đã ùa vào ca đao, thể loại vốn gắn với tâm tư tình

cảm của người Việt nơi đất mới. Những từ ngữ chỉ sự vật trong ca dao Nam 3°

Luận văn tốt nghiệp Trang 46

Dưới chế độ phong kiến, quyển của người cha, quyển của người chổng

làm cho phụ nữ rất khổ cực. Người phụ nữ không còn biết gì là tự do, họ bị khuôn vào tứ đức, tam tòng số phận chẳng khác nào số phận con cá trong lờ.

Đến lúc này họ chỉ còn biết than thở trong tuyệt vọng:

Than em như cá trong lờ,

Hết phương vùng vẫy, không biết nhờ nơi đâu?

(TL1,377)

Đôi khi tiếng than ấy càng nhức nhối hơn khi mối duyên không xứng do,

vừa lứa.

Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại.

Tỷ như đóa hoa lài cấm bãi cứt trâu.

(TL1, 452)

Những lúc này, họ chỉ còn biết đổ lỗi, trách phận, trách đuyên trớ tréu như chỉ lộn vòng rối ren (TL1, 400) không sao gỡ được. Có chồng tuy cơ cực, tdi nhục và lắm đấng cay như ca dao Trung Bộ đã nói “có chồng như gông mang cổ" (TL3, 463), nhưng gái không chồng luôn bị xã hội phong kiến mỉa mai, chê bai, châm chọc nên họ buộc phải lấy chồng cho dù làm vợ lẽ:

Vợ lớn anh có chua mấy cũng là vợ cưới,

Còn em đây có ngọt như mía lùi cũng tiếng vợ theo không.

(TLI1, 457)

Lời bài ca như thổn thức, uất nghẹn cho kiếp vợ thừa, vợ lẽ. Càng ý thức được thân phận mình bao nhiêu họ cầng cảm thấy chua chát, chán chường bấy

nhiêu.

Những quy luật hà khắc cứ vai dập thân phận bé nhỏ, mong manh của người phụ nữ. Và ca dao, mà tác giả của nó là những người lao động, đã phải lên tiếng bênh vực, chia sẻ với những thiệt thòi, đau đớn vô cùng mà người

phụ nữ phải gánh chịu. Đây là mảng để tài nổi bật của ca dao khi viết về

người phụ nữ.

Ca dao so sánh không chỉ phổ biến hình ảnh của những cô gái chưa chồng hoặc đã có chồng mà còn có hình ảnh của người mẹ già. Hình ảnh ấy

đã được ca dao nhắc đến với những tình cảm nâng niu, trìu mến, kính trọng.

Mẹ già như bắp khô bao,

Sao anh không kiếm nơi nào đỡ tay.

(TLI, 467)

Cha me tôi già như đèn cháy nhấp nhem, Bổn phận tôi là gái, mấy đứa em còn khờ.

(TL1, 460)

Luân văn tốt nghiệp Trang 47

bởi công ơn sinh thành, đưỡng dục lớn lao như trời biển (TL1, 469,427), mênh

mông như nước biển Đông (TL1, 470); và tấm lòng ngọt thơm như chuối già

hương (TL1, 467), thêm nữa tuổi mẹ già như chuối chín cây (TL1, 467) có thể

rung bất cứ lúc nào.

Ca đao Nam Bộ đã sử dụng rất nhiều hình ảnh quen thuộc để miêu tả về thân phận người phụ nữ. Đó là những tiếng kêu than của những cô gái nghèo không chồng; những người phụ nữ thấp hèn trôi dạt giữa đời; những người mất tự do, sống cảnh tù túng trong gia đình nhà chồng ..Tất cả những tiếng hát than thân trách phận ấy đã dựng lên hình ảnh về thân phận của người phụ nữ

trong xã hội xưa.

- Sắc đẹp của người phụ nữ :

Khi nói về người phụ nữ, nhân dan lao động đã ưu ái đành những lời ca

đẹp nhất để miêu tả vẻ đẹp của họ .

Họ là những người phụ nữ hiển lành, chất phác với vẻ đẹp bình dị, chân quê nhưng vẫn có sức hấp dẫn đến lạ :

Nấm tay em tròn như ống chỉ ,

Lòng da anh đây chi phi muốn kết nguyễn .

(TLI. 328) Thấy cái miệng em cười hàm răng em trắng,

Cặp chân mày ngay ngắn như sợi chỉ giang.

(TL1, 380)

Vẻ dep của họ không chi được so sánh với những vật dung quen thuộc

hàng ngày : ống chỉ, sợi chỉ.. mà đó còn là vẻ đẹp tuơi tin của trái phật thủ

(TL1, 338); của cụm hoa hường (TL1, 383)...

Cũng như ca dao Nam Bộ, ca dao Bắc Bộ và Trung Bộ khi miêu tả sắc đẹp của người con gái cũng thường ví von với những sự vật gẩn gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày : đôi má như quả hồng; đôi môi như hòn ngọc (TL4, 81); cổ tay trắng như vôi, con mắt như đôi hạt vàng (TL4, 90) va

vẻ tươi non của làn da được ví như đọt chuối non; lưng thắt đáy như con tò vò

(TL3, 266)...

Nhu vay, người phụ nữ dù ở bất kì đâu vẫn được người lao động yêu thương, tran trọng với những nét dep dim thắm bên ngoài. Nhưng diéu làm

nên hình tượng đẹp nhất về họ có lẽ vẫn là nét đẹp bên trong, nét đẹp của những phẩm chất tâm hồn.

- Phẩm chất của người phụ nữ :

Thân em như giấy nửa tờ,

Chớ nghi mà tôi, chớ ngờ mà oan.

(TLI, 377)

Luân van tốt nghiệp Trang 48

Em như cam, quit, bưởi, bong,

Đắng the ngoài vỏ, trong lòng ngọt thanh.

(TL1, 383)

Ngay từ thời phong kiến, nhân dân lao động đã dé cao nét đẹp tâm hồn

của người phụ nữ theo thời gian, sắc đẹp có thể phai tàn nhưng phẩm chất con

người sẽ tổn tại mãi. Họ vẫn luôn là tấm gương sáng vé những đức tính cẩn cù, chung thủy, hi sinh... cho lớp lớp thế hệ sau noi theo. Không chỉ riêng ca dao Nam Bộ yêu mến, tôn trọng tâm tình người phụ nữ, ca dao Bắc và Trung

Bộ cũng có những bài rất hay nói về điều này:

Ai mà đơm bạc mặc lòng,

Tôi như dầu đượm thắp ròng năm canh.

(TL4, 162)

Tấm lòng, tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam nói chung và Nam Bộ

nói riêng thật đáng quý, đáng yêu. Và càng yêu quý họ bao nhiêu ta càng

cảm thương cho số phận của họ bấy nhiêu. Những người phụ nữ đẹp toàn diện

như vậy đáng lẽ phải được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn, nhưng

trong xã hội phong kiến, họ lại là những người phải cam chịu nhiều đau khổ

nhất.

Ca đao Nam Bộ đã sử dụng rất nhiều hình ảnh quen thuộc để miêu tủ vẻ

nguời phụ nữ quê mình. Bên cạnh đó, ca dao còn là tiếng hát của người phụ

nữ hát về chính bản thân mình, cuộc đời mình. Có thể nói, đối với người phụ nữ, trong xã hội phong kiến, nơi đáng tin cậy, đáng để gửi gắm nỗi lòng mình

là ca dao. Vì vậy “không ở đâu bằng văn học dân gian, trong ca dao, họ đã ngang nhiên và di nhiên thi hành cái quyển tự do diễn đạt tâm tình của

mình ".°

Họ là những con người thật đáng thương và họ cũng chính là người được

nhân dân lao động tran trọng, yêu mến và quan tâm nhiều nhất. Không ở đâu, người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều mất mát, đau thương.

khổ nhục như vay) Nhưng bên cạnh những đắng cay ấy họ vẫn hiện lên vẻ

đẹp tâm hồn x cao, trong sáng, giàu lòng nhân hậu, đức hy sinh. Chính vìlẽ đó, nên mặc dù có rất nhiều chủ thể so sánh được để cập tới nhưng ca dao vẫn đành nhiều tình cảm và sự chú ý đến người phụ nữ.

Qua việc miêu tả về thân phận họ, người lao động muốn nhấn mạnh sự bất công, tần nhẫn, nghiệt ngã của xã hội. Một xã hội mà nơi đó tiếng than của người phụ nữ khổ hạnh luôn bị tắc nghẹn và thân phận họ luôn bị chèn

ép, đè bẹp với bao ti nhục ê chế.

* Xuân Diệu- “ Sống với ca dao- din ca miền Nam Trung BO” Lời bạt cho cuốn ~ Dan ca miền Nam

Trung Bộ”, tập H, Nxb Văn học, Hà Nội, 1963, tr 239, 253, 270.

Luận vẫn tốt nghiệp Trang 49

Trong dong văn học nước nhà, có lẽ không ở đâu bằng ca dao, người phụ

nữ lại được nói đến nhiều như vậy.

b) Chàng trai - cô gái trong tình yêu:

Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận lớn nhất trong ca dao trữ tình của người Nam Bộ, là tiếng nói trái tìm của nam nữ thanh niên ở nông thôn thuộc nhiều thời kỳ khác nhau nhưng chủ yếu là thời kỳ xã hội phong kiến. Nhân

vật chính trong bộ phận ca dao này là “ chàng trai” và “ cô gái”. Đôi khi cách

xưng hô được các nhân vật trữ tình thay đổi để trao đổi tình cảm và thể hẹn

với nhau là “ anh - em”, “ thiếp - chang”, “ mình ~ ta”, “ qua — bau”... trong

những lúc chuyện trò, họ đã giới thiệu về thân phận của mình đồng thời trao

lời tỏ tình và bày tỏ niém mong muốn được sống bên nhau. Nhưng trong tình yêu đôi lứa đâu phải lúc nào niềm mong muốn ấy cũng được đáp lại. Vì vậy, chúng tôi sẽ chia bộ phận này làm hai phần chính: sự xứng hợp, gấn bó và sự

không xứng hợp của nam nữ trong tình yêu.

- Sự xứng hợp, gan bó:

Xứng hợp ở đây có thể là về tính tình, địa vị, thân phận, tuổi tác, ngoại

hình .. những chàng trai cô gái sau khi giới thiệu vé minh, họ cảm thấy đối tượng phù hợp nên đã bày tỏ tình cảm muốn được gần gũi bên nhau:

Thân em xét kỹ,

Cũng tỷ như đồng bạc đầu hình, Người người ai cũng muốn nhìn,

Lang xăng buổi chợ gởi mình vào đâu?

Thân anh xét chấc,

Như tủ sắt để hờ,

Góp thâu tiền bạc giấy tờ,

Đồng nào phải nghĩa, anh được nhờ cất vô.

(TL 1, 378)

Ở đây, đồng bạc và tủ sắt có mối quan hệ chặt chẽ. Đồng bạc phải có nơi

để cất giữ, còn tủ sất được tạo ra để thâu gom những đồng bac. Chính mối

quan hệ gắn bó, tương hỗ này đã được người lao động liên tưởng đến chang

trai — cô gái khang khít bên nhau.

Đôi khi sự hoà hợp, xứng đôi ấy còn được ví von như chành đao lụt, như cục đá chai, (TL 2, 334) như Thúy Kiểu — Kim Trọng (TL 1, 277): như trăng

với mây, (TL1, 3§3).. Cứ như vậy, họ tu giới thiệu mình khi thì sang trọng, cao

quý; khi thì bình dị, mộc mạc .. và những cặp so sánh như thế thật xứng đôi

đẹp lứa.

Họ cảm thấy hạnh phúc về sự hài hoà của đôi lứa. Họ ngắm ước thể với

nhau:

Luận văn tốt nghiệp Trang 61

Được vàng được bạc trong tay,

Không bằng anh được hôm nay gặp nàng.

(TL2, 420)

Hai đốt tượng được nói đến trong những bài ca trên hoàn toàn khác loại.

Cấu trúc này khi mang ý nghĩa khẳng định, khi lại mang ý nghĩa phủ định. Và trong ca dao Nam Bộ, hình thức cấu trúc này xuất hiện khoảng 16 lan.

d) A khác thể ( khác nào, khác chỉ ) B:

Chỉ tổn tại ở 7 bài nhưng cấu trúc này đã tạo cho ca dao Nam Bộ thêm

một lối dùng từ so sánh khá độc đáo .

Biển đông sóng gợn ba đào ,

Ngãi nhơn khác thể sóng trào biển đông .

(TL 1, 189)

Cách bấy lâu mới gap lại mình ,

Khác chỉ vạn thọ gặp bình nước tiên .

(TL1.202)

Đôi ta chẳng được xum vay ,

Khác nào nhạn chích lạc bẩy kêu sương .

(TL 1 ,265 )

e) A+ tính từ + bằng B :

Với tan số xuất hiện khá cao ( 25 lần ) , ca dao Nam Bộ đã tạo cho mình một cách nói ví von ít gặp ở ca dao Bắc và Trung Bộ .

Lau nào cao bằng lầu ông Phó ,

Chuyện nào khó bằng chuyện gái với trai . Cửa song loan sớm mở tối gài ,

Em ở trong than thở , anh ở ngài thở than .

(TL 1, 308 )

Cầu nào cao bằng cầu danh vọng ,

Nghĩa nào trong bằng nghĩa chồng con . Vi dầu nước chảy đá mon,

Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương .

( TL 1, 428 )

Đạo nao vưi bằng đạo vợ chồng .

Ngày ngao du bốn biển, tối ngựa hồng đi chơi .

(TL 1,435 )

Lầu nào cao bằng lầu xã Thuong ,

Nghĩa nào trượng bằng nghĩa phu thê .

Dẫu anh lạc Sở qua Tẻ ,

Trim năm anh cũng trở về với em .

(TL 2, 420 )

Luận văn tốt nghiệp Trang 62

Lối so sánh này mang ý nghĩa khẳng định , bình giá sự vật , sự việc . Đây

cũng là lối nói gây ấn tượng mạnh mẽ , thể hiện thái độ rõ ràng , dứt khoát

trong suy nghĩ của người nói .

h)_ Chừng A.. mới B ;

Tuy xuất hiện không nhiều ( 7 lần ) nhưng cấu trúc từ ngữ so sánh này đã

góp phần làm phong phú thêm liên từ so sánh .

Chừng nào Bung Bạc hết sinh ,

Bàu Thánh hết nước , hai đứa mình mới xa nhau .

( TL 1, 229)

Chừng nào chìm nọ lìa nhành ,

Cá kia Na biển , anh mới đành xa em.

( TL 1. 229 ) Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành ,

Núi kia hết đá , anh mới đành xa em.

( TL 2, 334)

Để khẳng định sự vững chấc , bén chặt về tình yêu , chàng trai - cô gái thường nói đến những chuyện khó có thể xảy ra để so sánh với tình cảm bền

chặt của mình ,

i) A hơnB:

Như ca dao các miền khác , ca dao Nam Bộ cũng sử dụng cấu trúc so

sánh này .

Đêm nằm tàu chuối có đôi ,

Còn hơn chiếu miếng lẻ loi một mình .

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu so sánh nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)