CHUONG1: | TIẾP NHẠN VĂN HỌC VÀ TINH HÌNH TIẾP NHAN HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC GIẢI HUYỆN THOẠI THỜI KY DOI MỚI
1.2.2. Bối cảnh ra đời của hiện tượng văn học giải huyền thoại tại
Việt Nam
Phương thức sáng tác giải huyền thoại đã được vận dụng ở các nước từ thế kỷ XX. Phương thức này đã quen thuộc với người đọc và người sáng tạo các nước. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XX, phương thức này mới được vận dụng
tại Việt Nam. Điều này thé hiện những nhu cầu mới trong sáng tạo và sự thay đổi của bối cảnh lịch sử tác động đến tư duy của nha văn
Văn học Việt Nam những năm 1945 - 1975 mang trong mình một nhiệm
vụ lớn lao — cô vũ cách mạng. Những nhà nghiên cứu văn học tai Việt Nam đã khái quát đặc trưng của giai đoạn văn học này bằng tám từ: “khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn”. Với chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến dịch Hồ Chí Minh vào mùa xuân năm 1975, nước ta bước vào giai đoạn độc lập và tự chủ. Lúc bay giờ, nhiệm vụ chính của toàn thê người dân là xây dựng lại đất nước từ sau đồng đô nát của chiến tranh. Hoàn cảnh thay đôi dẫn đến những nhu cầu mới trong đời sống tinh than của cả người nghệ sĩ lẫn người thường thức nghệ thuật. Tuy nhiên, lối viết vẫn như cũ. Những tác phâm văn học sau năm 1975 vẫn xoay quanh đề tài chiến tranh, người lính và giọng điệu ngợi ca. Như vậy, các tác phâm đã không đáp ứng được nhu cầu mới của công
chúng.
Đại hội lan thứ VI của Dang (năm 1986) đề cao tinh thần phê bình, tự phê bình và kêu gọi nhìn thăng vào sự thật, nói đúng sự thật. Các nhà văn phải viết theo những gì hiện thực vốn có chứ không phải theo sự mong muốn cá nhân.
Điều nay rat đúng tinh than mà Nguyễn Minh Châu đã từng dé ra trong bài tiểu
17
luận mang tinh tuyên ngôn Hay đọc lời ai điêu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa của minh.
Nhờ sự “mở đường” của những nhà văn bạo dạng và chính sách văn hoá chính quy của Dang, văn học được “coi trói”. Một trong những sự “coi trói” rõ
ràng nhất là van học xoay về phía của cá nhân. Văn học trở lại xem trọng con người cá nhân với những van đề mang tính thé sự và cái tôi riêng biệt của người cam bút. Các xung đột đời thường như xung đột giữa cái cũ — cái mới, giữa cá nhân - cộng động và các van dé đã từng được xem là nhạy cảm như tinh duc, tôn giáo, tâm linh cũng được đẻ cập và khai thác. Các nha văn được tự do trong hành trình tìm kiếm lối viết và nội dung phù hợp với bản thân. Từ đây, các tác phâm độc đáo ra đời. Trong đó, giải huyền thoại trở thành một xu hướng sáng
tác được nhiêu người quan tâm.
Khuynh hướng giải huyền thoại bắt nguồn từ sự chuyên đồi tư duy từ tư duy sử thi sang tư duy tiêu thuyết. Điều này có nghĩa là các nhà văn với tư cách là cá nhân muốn được chiếm lĩnh vị trí trung tâm, nói lên tiếng nói của mình trước những huyền thoại thiêng liêng sẵn có. Đồng thời, khuynh hướng này cũng xuất phát từ nhu cầu muốn thé nghiệm những cách viết mới nhằm đem đến những sự phong phú cho những huyền thoại. Nói cách khác các nhà văn giải huyền thoại vừa khát vọng trở về với những điều thiêng liêng vừa mong muốn một điều gì mới mẻ. Trước tình hình đó, giải huyền thoại là xu hướng tat yếu và cũng là cách thức giải quyết cho những nhu cầu mới của người viết. Có thê nói, giải huyền thoại là một phương thức phản ứng trước những thay đôi của hoàn cảnh lịch sử - xã hội và nhu cau đôi mới cách viết, nhằm góp phan
xoay chuyên lỗi tư duy str thi đã không còn phù hợp.
18
1.2.3. Cac tác phẩm nỗi bật
Theo sự phân chia của nhà nghiên cứu Lê Quốc Hiếu (2017), giải huyền thoại trong văn học Việt Nam có thé được chia thành hai xu hướng: giải huyền thoại về tâm thức dân gian và giải huyền thoại về lịch sử. Cả hai xu hướng này đều có những tác phẩm nôi bật.
Về xu hướng giải huyền thoại về tâm thức dân gian, nhà nghiên cứu Lê
Quốc Hiểu (2017) chia thành hai cấp độ: viết tiếp huyền thoại và viết lai/giéu
nhại huyền thoại. Ở cấp độ đầu tiên, có thé kê đến các tác phẩm như truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân sứ (Hoà Vang), Ngày xưa, cô Tam...
(Lê Minh Ha),... Tuy mang chủ đích là viết tiếp huyền thoại nhưng các tác phẩm ở cấp độ này cũng không phải chi đơn thuân là viết tiếp theo cái nhìn hay quan điểm, tinh than của các tác giả dan gian. Thay vào đó, các tác giả đương đại thê hiện cái nhìn mang tính đối thoại, tranh biện với các huyền thoại xưa cũ thông qua việc bộ sung các chỉ tiết mang tính xã hội, tâm lý. Ở cap độ thứ hai, các tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn 7zương Chỉ (Nguyễn Huy Thiệp). Trương
Chỉ của tôi (Vũ Bao),... Ở cấp độ này, các tác giả không chỉ đối thoại với tư duy, tinh thần xưa mà còn đối thoại với nhau trong cách nhìn về cuộc đời hiện
đại.
Về xu hướng giải huyền thoại về lich sử, các tác phâm nỗi bật có thê kê đến như truyện ngắn Vàng lửa, Kiếm sắc. Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Hội thê (Nguyễn
Quang Thân)...
Trong phạm vi của khoá luận, chúng tôi lựa chọn di sâu vao xu hướng giải
huyền thoại về lịch sử, cụ thê là trường hợp truyện ngắn Vàng lứa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp và tiêu thuyết Hới the của Nguyễn Quang Thân.
19
Lý do cho sự lựa chọn này xuất phát từ hai tiêu chí: thứ nhất là tính tiêu
biéu cho hiện tượng giải huyền thoại trong văn học thời kỳ đôi mới tại Việt Nam, thứ hai là tính phức tạp trong tiếp nhận. Như đã trình bày, ba tác phẩm đều tiêu biểu cho phương thức sáng tác giải huyền thoại về lich sử. Đồng thời, cả ba tác phầm này đã lựa chọn chất liệu lịch sử hết sức táo bạo: đại thi hào Nguyễn Du, vua Quang Trung, nghĩa quân Lam Sơn với người đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Các nhân vật lịch sử được giải huyền thoại trên là những nhân vật đã nằm sâu trong tiềm thức của người đân Việt Nam và mang tính thiêng liêng, gắn liền với lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Việc giải huyền thoại các nhân vật này tất yếu sẽ tạo nên nhiêu luéng y kiến tranh cãi. Thực tế tiếp nhận đã chứng minh điều này. Vì thế, trong phạm vi khoá luận, chúng tôi
sẽ tập trung vào ba trường hợp này.
Truyện ngắn Vang lửa và Phẩm tiết lay bối cảnh hời kỳ Tây Sơn bi lật đồ, Nguyễn Ánh lên ngồi. Truyện kể về các nhân vật lịch sử quen thuộc như Nguyễn Ánh, Quang Trung, Nguyễn Du. Mỗi truyện ngắn sẽ đi vào một sự kiện cụ thê xoay quanh thời kỳ và các nhân vật này.
Với Vàng lira, đó là câu chuyện khai thác vàng được ké lại đưới góc nhìn
của một người Pháp là Phorangxoa Poriê. Huyền thoại được sử dụng làm chất liệu trong tác phẩm là Nguyễn Du - đại thí hào của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm đã đi đến giải huyền thoại Nguyễn Du thông qua lời của nhân vat Phang khi cho rằng Nguyễn Du bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hoá Trung Hoa và Truyện
Kiéu — một tác pham văn học kinh điện — là minh chứng là sự ảnh hưởng đó.
Với Phẩm tiết, câu chuyện xoay quanh nhân vật hư cầu Ngô Thị Vinh Hoa. Tác phâm đặt nhân vật này vào môi quan hệ tình yêu với hai nhân vật lịch sử là Quang Trung và Nguyễn Ánh. Chat liệu huyền thoại trong truyện ngắn là
người anh hùng Quang Trung. Vua Quang Trung luôn là một nhân vật được ca
20
ngợi là vị vua anh minh, người anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Trong nhiều ý
kiến, Quang Trung được xem là nhân vật lịch sử được tôn trọng trong hàng bậc nhất lịch sử Việt Nam. Tác phẩm đã giải huyền thoại nhân vật này bằng cách thé hiện những khía cạnh bản năng như háo sắc, si tình, có thù tất bao,... trong mối quan hệ với Vinh Hoa và Nguyễn Ánh.
Tiêu thuyết Hội the của của Nguyễn Quang Thân được lên ý tưởng từ năm 2003 và hoàn thành vào năm 2008. Tiêu thuyết lấy bối cảnh khởi nghĩa Lam Sơn, cụ thé là thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chéng Minh. Nội dung tiéu thuyết xoay quanh những ngày trước Hội thé Đông Quan. Tiểu thuyết Hội thé thê hiện cách lý giải của tác giả về sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn cùng sự yên bình suốt hơn 300 nam trong mỗi quan hệ ngoại giao với Trung Hoa.
Trong toàn bộ nội dung tác pham, Nguyễn Quang Thân đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Trong đó, nghĩa quân Lam Sơn, đứng đầu là
Lê Lợi. là những người ít học, thô lỗ, ngược lại hoàn toàn với Nguyễn Trãi là
một nho sĩ nho nhã. Vì thế, Nguyễn Trãi dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Thân rat cô đơn và không có tiếng nói, chỉ có thé tìm kiếm sự đồng điệu với hang tướng của quân giặc là Thái Phúc. Đây cũng chính 1a cách nhà văn giải huyền thoại nghĩa quân Lam Sơn và Nguyễn Trãi trong tác phâm.
13. Khái quát tình hình tiếp nhận hiện tượng giải huyền thoại trong tác phẩm Vàng lửa, Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp) và Hội thé (Nguyễn
Quang Thân)
Hiện tượng văn học giải huyền thoại nói chung và trường hợp trong phạm vi dé tài nói riêng đều ra đời sau năm 1980. Nghia là hiện tượng này đã ra đời trong thời kỳ đầu và thời kỳ cao trào của công cuộc đôi mới văn học toàn diện.
Không chi nhà văn, ban thân độc giả cũng đón nhận sự thay đôi trong hoàn cảnh xã hội và tâm thế tiếp nhận. Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã
21
mở một con đường giúp nhà văn được thoải mái viết những điều minh that sự
suy nghĩ. Theo quán tính đó, độc giả được mở một con đường cho tự do tiếp
nhận. Người đọc được tự do lên tiếng, thé hiện cách hiéu của mình mà không
có những ràng buộc.
Sự cởi mở đó đã tác động đến quá trình tiếp nhận các hiện tượng giải huyền thoại trong văn học Việt Nam. Ba tác phim Vàng lứa, Phẩm tiết và Hội thê đã tạo nên làn sóng tiếp nhận sôi nôi cũng chính là minh chứng cho sự tự do trong tiếp nhận. Nhiều ý kiến tiếp nhận được đưa ra từ các khía cạnh, các dạng người đọc khác nhau. Ngoài ra, không gian thể hiện ý kiến tiếp nhận cũng
được mở rộng. Điều nay cũng thé hiện sự tự do ấy. cuối thé ky XX - đầu thé kỷ XXI, thé giới chứng kiến sự phát triển cực thịnh của khoa học - công nghệ, của mạng lưới Internet và các trang mạng xã hội. Không gian giao lưu gần như được mở rộng hoàn toàn và tất cả chúng ta đều bước chân vào không gian mở
ấy một cách tự đo. Internet và các trang mạng xã hội đã tạo một môi trường tiếp nhận hết sức độc đáo. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, người đọc có thé thoải mái bộc lộ suy nghĩ của mình về tác phẩm bat cứ khi nao, bat kỳ ở
dau mà không hoặc ít phải chịu nhiều ràng buộc. Các ý kiến tiếp nhận về Vàng
lửa, Phẩm tiết và Hội thê không còn chỉ được thẻ hiện giới hạn ở báo giấy hay các hội nghị văn học mà còn được thê hiện trên các trang web hay mạng xã hội.
Xét vé mặt thời gian, làn sóng tiếp nhận các tác phẩm giải huyền thoại kéo
dai. Đôi lúc âm i nhưng đôi lúc làn sóng nay lại bùng lên mạnh mẽ khi có dịp.
Ba trường hợp trong khoá luận là ví dụ cho điều nay. Tác pham Vang lứa, Pham tiết ra đời từ những năm 1980 và gây ra sự tiếp nhận rất phong phú. Cuộc tranh cãi dan dịu xuống thì đến năm 2010 khi tiêu thuyết Hdi thé nhận được giải A của Hội Nhà văn cuộc tranh cãi lại tiếp tục bùng lên. Như vậy, van dé giai huyén thoại trong văn hoc Việt Nam luôn luôn là một van đề nóng bỏng đỗi với
người đọc.
22
Xét về bản chất, làn sóng này là một cuộc tranh luận gay gắt giữa hai thái độ: ủng hộ và phản đối các hiện tượng giải huyền thoại. Người đọc theo xu hướng ủng hộ cho răng giải huyện thoại là một cách thức tư duy và sáng tac đáp ứng yêu cau của van học đôi mới. Người đọc theo xu hướng phản đối cho
rang không thé viết về các huyền thoại lịch sử như thế. Cả hai thái độ này đều được củng có bang những bằng chứng khác nhau tuỳ theo kinh nghiệm của người đọc. Nguyên nhân tạo nên cuộc tranh cãi này xuất phát từ bản chất của phương thức sáng tác giải huyền thoại. Cụ thê, giải huyền thoại đã tác động đến những ý niệm đã cô định trong tiềm thức của người đọc qua thời gian. Đặc biệt là khi lịch sử không chỉ là một huyền thoại quen thuộc mà các anh hùng lịch sử còn là niềm tự hào, tam gương sang và gắn liền với tinh thần yêu nước, tinh
thần dân tộc. Vì thế, các huyền thoại lịch sử liên tục được củng cố trong tâm trí của người dân Việt Nam. Việc giải bỏ tính thiêng của các huyền thoại này đã
tạo nên sự mâu thuần. Tuy vào trải nghiệm đọc trước đó của người doc, sự mâu
thuẫn này sẽ được tháo bỏ (tạo thành thái độ ủng hộ) hay càng gay gắt hơn (tạo thành thái độ phản đồi).
Ngoài ra, bởi vì gắn liền với chất liệu lịch sử, cuộc tranh luận không chỉ gói gon trong van dé giải huyền thoại, cuộc tranh cãi còn đưa đến van đề môi quan hệ giữa văn và sử cũng như quyền hạn hư cấu của nhà văn.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là toàn bộ các ý kiến đều tham gia vào cuộc tranh luận kê trên. Nhưng các ý kiến này chỉ là thiêu số khi dé cập đến van dé giải huyền thoại lịch sử. Trong phạm vi khoá luận, chúng tôi lựa chọn các bài viết thé hiện ý kiến đối chọi nhau nhằm đi đến mô phỏng một cách rõ ràng nhất bức tranh tinh thần của người đọc khi đến với các tác phâm giải huyền thoại như Vàng lứa, Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp) và Hội thể (Nguyễn
Quang Thân).
23
TIỂU KET CHƯƠNG 1
Trong chương một, chúng tôi trình bày một số van đề chung liên quan đến
lý thuyết tiếp nhận, khái niệm và khái quát văn học giải huyền thoại tại Việt Nam cũng như tình hình tiếp nhận hiện tượng này tại Việt Nam. Những lý thuyết và phần khái quát này sẽ là cơ sở dé chúng tôi tiếp tục triển khai chương
hai của khoá luận.
Về lý thuyết tiếp nhận, chúng tôi sử dung lý thuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss và khái niệm chân trời chờ đợi đo ông đề xuất làm cơ sở phân tích
và triên khai đề tài.
Về khái niệm huyền thoại và giải huyền thoại, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm dựa trên nghiên cứu của Meletinsky về huyền thoại. Theo đó, huyền thoại là những câu chuyện hoang đường dùng đê lý giải thế giới của người xưa.
Huyền thoại được tạo thành nhờ tư duy huyền thoại. Tư duy huyền thoại có tinh nguyên hợp giữa con người và tự nhiên và tôn tại tình trạng chưa biết trừu tượng hoá cái cụ thể. Các huyền thoại tạo thành một khoảng cách ngưỡng vọng đối với thời kỳ đương đại. Giải huyền thoại là phương thức tư duy nhằm xoá bỏ
khoảng cách Ấy, dé huyén thoai tiép tục được tái cau trúc liên tục trong hiện tại.
Văn học giải huyền thoại lay các huyền thoại làm chất liệu sáng tác và phương thức giải huyền thoại làm phương thức sáng tác.
Phương thức sáng tác giải huyền thoại đã có mặt và được vận dụng phô biến tại các nước từ thé kỷ XX. Tại Việt Nam, do những đặc điểm lịch sử - xã hội riêng, văn học giải huyền thoại được hình thành và phé biến vào thời ky văn học sau 1975. Hai xu hướng chủ yếu là giải huyền thoại về lịch sử và giải huyền thoại về tâm thức dân gian. Trong đó, các tác phẩm giải huyện thoại về lịch sử (tiêu biểu là Vang lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp và Hội thé của Nguyễn Quang Thân) đã đưa đến cuộc tranh luận gay gắt trong vấn đề tiếp