Trường hợp tiểu thuyết Hội thé (Nguyễn Quang Thân)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tiếp nhận hiện tượng giải huyền thoại trong một số tác phẩm thời kỳ đổi mới (trường hợp tác phẩm Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp và Hội thể của Nguyễn Quang Thân) (Trang 56 - 67)

CHUONG1: | TIẾP NHẠN VĂN HỌC VÀ TINH HÌNH TIẾP NHAN HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC GIẢI HUYỆN THOẠI THỜI KY DOI MỚI

CHUONG 2: HAI THÁI DO DOI LAP KHI TIẾP NHAN HIEN TUQNG GIAI HUYEN THOAI TRONG MOT SO TAC PHAM

2.2.2.3. Trường hợp tiểu thuyết Hội thé (Nguyễn Quang Thân)

Về tiêu thuyết Hội thé, bài viết Hội thé: một cái nhìn giải mình lịch sử của Hoài Nam (2009) thê hiện thái độ ủng hộ va dé cao tác phẩm. Chân trời của Hoài Nam được tạo nên từ hai yếu tố: kinh nghiệm về thê loại tiều thuyết và kinh nghiệm đọc tác phẩm cùng chủ dé (cụ thé là tiéu thuyết Vạn Xuân của

Yveline Ferray).

Kinh nghiệm về các tác phẩm cùng chủ dé được thê hiện khi người viết so sánh Hội thé với Vạn Xuân. Điều này thé hiện Hoài Nam đã có những kinh nghiệm với cách viết giải huyền thoại lịch sử khi tiêu thuyết Van Xuân cũng thé hiện hình tượng Nguyễn Trãi với tinh than này. Tuy nhiên, hai tác phẩm có những điềm khác nhau mà theo người viết là "*câu chuyện về cự ly nhìn ngắm lịch sử của méi tác giả” (Hoài Nam: 2009): với Yveline Ferray là cái nhìn từ

bên ngoài của một người không liên quan gì đến lịch sử, với Nguyễn Quang Thân là người mang it nhiều sự ảnh hưởng của lịch sử. Sự khác biết này đã cung cấp thêm cho kinh nghiệm đọc của Hoài Nam một yếu tổ mới nhằm thấy được sự mới lạ trong tinh thần xây dựng nên Hội thé. Đây cũng là cơ sở tạo nên

nhận định về sự đa chiều của hình tượng nhân vật trong tác pham

Kinh nghiệm về thé loại tiểu thuyết được thé hiện khi ông nhận định các nhân vật được thê hiện trong tác phẩm là những nhân vật tiêu thuyết: “không một chiêu hóa các danh nhân lịch sử khí biến họ thành nhân vật của tiểu thu yer”

(Hoài Nam: 2009). Nhân vật của tiêu thuyết được dé cập ở đây là kiều nhân vật được xây dựng một cách đa chiều hơn bằng cách nhìn lại những vấn đề đã qua.

Nhân vật của tiêu thuyết gắn liền với tư duy tiêu thuyết — tư duy mang tính dân

50

chủ, xoá bỏ các khoảng cách sử thi khiến cho mỗi quan hệ giữa người kể chuyện

và các nhân vật trở nên suông sa hơn. Kinh nghiệm này được kích hoạt từ thé

loại tiéu thuyết của tác phâm và cách xây dựng nhân vật Lê Lợi hay Nguyễn

Trãi có phần khác biệt với lịch sử.

Như vậy, điều mà Hoài Nam chờ đợi ở Hới thé là sự thê hiện mang tính phát kiến về Nguyễn Trãi hay Lê Lợi phù hợp vời tinh thần của tư đuy tiêu thuyết. Tác phâm đã hiện thực hoá sự chờ đợi này. Vì vậy, Hoài Nam không vấp phải những sự chênh lệch hay độ vênh giữa những hình dung của mình và nội dung tác phẩm. Điều này tạo tiền đề cho sự thoải mái trong tiếp nhận.

Bài viết May suy nghĩ về tiểu thuyết lịch sứ nhân tác phẩm Hội thê của

Nguyên Quang Thân của Tran Đình Sử cũng gợi ra van đê tương tự. Bài viet

thê hiện nhận định của nhà nghiên cứu về hai xu hướng phê bình Hoi the: dựa

trên thao tác so sánh sách sử và phê phán cách miêu tả tướng giặc quá tử tế.

Chân trời chờ đợi của Trần Dình Sử được tạo nên từ những hiểu biết của ông về khái niệm lich sử. Kinh nghiệm này thuộc về yếu tổ liên quan đến các

hiểu biết về thé loại. Nhà nghiên cứu dẫn ra cách hiéu lịch sử của nhà sử học

Italia B. Croce; nhà sử học, my học người Anh, ông R. C. Collingwood; nha

khoa học Ju. Lotman. Điểm gặp gỡ của ba nhà sử học trên là lịch sử mà ta biết chỉ là câu chuyện quá khứ được nhìn lại bởi người viết sử, có thé có rất nhiều câu chuyện đã chìm sâu vào lãng quên. Nhờ kinh nghiệm này, Trần Đình Sử

(2016) đã đút rút tinh thần của nhà văn: “Nhà tiểu thuyết lịch sử không phải là người mình họa sách sử, không phải là người viết cho sinh động cái mà nhà sử học viết một cách khô khan. Họ phải khai thác những khả năng bị đánh mắt,

còn bỏ sói, bỏ ngỏ trong lịch sứ, làm đậm những nét mờ, dang biểu hiện những

suy Hghĩ mới, những ước mơ của minh doi với lịch sử. Điêu này nghĩa là Tran

51

Dinh Sử thừa nhận quyền hạn hư cau tự do của người nghệ sĩ nhằm mục đích

thé nghiệm những tìm kiêm của mình về phan bị lãng quên của lịch sử.

Ngoài ra, Trần Đình Sử còn trình bày hai điểm minh hoạ liên quan đến kinh nghiệm đọc van học: các truyện ké dân gian miêu tả người trí thức với thái

độ khinh miệt và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi với những bài thơ thê hiện nỗi lòng ưu phiền trước thời cuộc. Đây là những kinh nghiệm liên quan đến các tác phẩm trong lich sử văn học. Những kinh nghiệm nay minh chứng rằng người

trí thức như Nguyễn Trãi có cảm giác lạc lõng giữa các đũng tướng là chuyện

bình thường. Chính kinh nghiệm này đã tạo thành chân trời chờ đợi khi nhà

nghiên cứu tiếp nhận lại Binh Ngé đại cáo của Nguyễn Trãi. Với sự chi phối của chân trời chờ đợi này, Tran Đình Sử (2016) đề xuất một cách hiểu mới về bài cáo: “bai cáo với tw cách văn kiện tong kết cuộc kháng chiến thang lợi thì chỉ được nêu những nhân tổ làm nên thắng lợi. không phải chỗ để nêu ra những bat hoà. Các sự rạn nứt có thể phải sau này mới xảy ra, nhưng về mặt tâm li, những ghen ghét, đồ ki, khinh bi giới trí thức, tâm lí tranh công thì ai dám bảo

là chưa có ngay từ lúc dang chiến dau gian khổ?". đây, Tran Dinh Sử xác nhận những gì Nguyễn Quang Thân đã viết trong Hới thé không phải là sự hư cau phi lịch sử.

Bên cạnh đó, bài viết còn thé hiện một kinh nghiệm đọc khác liên quan đến Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi. Tác phẩm là sự tập hợp những thư từ khuyên hàng gửi cho tướng giặc theo tỉnh thần nhân nghĩa, thu phục nhân

tâm. Theo Trần Đình Sử, Nguyễn Trãi ngay từ Quân trung từ mệnh tập đã thẻ hiện ý thức phân hóa kẻ thù. Điều này được thê hiện qua giọng điệu. Đối với tướng giặc ngoan có, tan ác thì cương quyết tiêu điệt, đối với tướng giặc biết nghe lẽ phải thì kiên tri phân tích dé dụ hàng. Có thê thay, sự phân hoá khá rõ ràng và việc dé cao tướng giặt biết theo lẽ phải cũng là "binh pháp” thu phục

nhân tâm.

52

Tổng kết những kinh nghiệm đó, chân trời chờ đợi của Tran Dinh Sử trong

bài viết là một chân trời cởi mở. Điều mà nhà nghiên cứu chờ đợi ở tác phẩm

cũng chính là niềm tin của ông về quyên sáng tạo và thê nghiệm của người nghệ sĩ. Trần Đình Sử thừa nhận những thê nghiệm mới, những hư cấu nghệ thuật

trên nên lịch sử chứ không xem chúng là xuyên tạc lịch sử.

Bài viết Về tiểu thuyết “Hội thẻ” thé hiện chân trời của Đỗ Ngọc Thạch khi tiếp cận với tiêu thuyết được tạo thành từ kinh nghiệm vẻ thê loại. Kinh

nghiệm này được thê hiện khi nhà nghiên cứu viện dẫn ra trường hợp của một

nhà nghiên cứu, phê bình văn chương người Pháp là Guy Scarpetta. Trong ý

kiến của Guy Scarpetta được dẫn ra, “tiêu thuyết lich sử” theo cách hiéu là một

tác phẩm ding văn chương đề cung cấp các thông tin về thời đại là một kiểu loại đã “Idi thời". Bởi lẽ, các thông tin ấy có thê được tìm kiếm bang cách đọc báo hoặc đọc sử. Từ cơ sở đó, tiêu thuyết phải đạt được những yếu tố khác mà chỉ có tiểu thuyết mới có thê thé hiện được.

Ngoài kinh nghiệm vẻ thé loại được tạo dựng từ quan điểm của Guy

Scarpetta, kinh nghiệm này còn được tạo nên bởi hàng loạt các tác phẩm kinh

điên trên thế giới của các nhà văn vĩ đại như Marcel Proust, Franz Kafka,

William Faulkner, Thomas Bernard, Kenzaburo Oe, Cervantes,... Đỗ Ngọc

Thạch đã liệt kê hàng loạt các tên tuôi vĩ đại và tác động của các tác phẩm của họ đối với nhận thức về hiện thực của người đọc. Chúng tôi nhận thay điềm chung của các trường hợp được liệt kê là dù các tác phẩm không mang tinh than của hiện thực chủ nghĩa nhưng lại đem đến cái nhìn toàn cục hơn về thời đại đã

qua.

Vi thé, tuy cũng xác định tác phẩm Hới thé là một tiêu thuyết lịch sử,

nhưng sự chờ đợi của nhà nghiên cứu ĐễN gọc Thạch lại không phải là sự trung

thực với hiện thực hay chính sử. Thay vào đó. ông muốn quan sát và tìm tòi

53

những cách nhận thức mới vẻ lịch sử. Điều này thé hiện ở nhận định: “Ca Hội

thé và Dị hwong déu không phải là "kẻ chuyện lịch sứ” mà đêu là “giải mã lịch ste”, “giải minh lịch sử ” (Đỗ Ngọc Thạch, 2011). Giải mã lịch sử hay giải minh

lịch sử được dé cập là việc tác phẩm thẻ hiện cách lý giải của người viết về lịch sử đã qua. Đỗ Ngọc Thạch thê hiện sự quan tâm đến điều này nhiều hơn là mức độ chính xác với lịch sử. Điều này cho thấy, Đỗ Ngọc Thạch cũng thê hiện ý

kiến trái ngược với xu hướng phản đối Hội the.

Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi nhận thấy thái độ ủng hộ trong tiếp nhận các tác phẩm giải huyền thoại chủ yêu xuất phát từ kinh nghiệm đến từ thê loại. Cụ thê ở đây là sự khác biệt giữa văn bản văn học và các văn bản chính

trị, lịch sử. Văn bản văn học luôn được xác định là khác với văn bản chính trị,

lịch sử ở tính chất hư cấu và đa chiều. Ngoài ra, một yêu tố khác tạo nên chân trời chờ đợi của người đọc trong trường hợp này là sự hiểu biết về tư duy tiêu thuyết. Điều này khiến người đọc dễ dàng phá bỏ được giới hạn của những huyền thoại lich sử đã hăng sâu trong tâm trí và dé dang chấp nhận cách viết giải huyện thoại.

Vì vậy, khi đến với các tác phâm giải huyền thoại lịch sử, người đọc không chờ đợi sự thẻ hiện trung thành với lịch sử như người đọc ở xu hướng phản đối.

Thay vào đó, người đọc đi đến tìm kiếm những an ý thời đại được thê hiện đẳng sau chất liệu lịch sử - vốn là một trong các mục đích của phương thức tư duy và sáng tác giải huyền thoại. Sự khác biệt được chỉ ra trong các bài viết còn trở thành cơ sở để các tác giả đề xuất nên những cách đọc được cho lả “van

chương” hơn.

54

2.3. Nhận xét

Nhìn nhận chung quá trình tiếp nhận ba trường hợp truyện ngắn Vàng lứa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp và tiêu thuyết Hội thẻ của Nguyễn Quang

Thân, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

Cuộc tranh luận về truyện ngắn Vang lita nhanh chóng ngã ngũ theo cách đọc thê hiện sự đồng tình. Trong công trình Đi tim Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên chỉ tông hợp được bài viết của Tạ Ngọc Liễn là ý kiến phản đối có liên quan đến vấn đề giải huyền thoại trong tác phẩm. Đa số các ý kiến khác đều thê hiện sự không đồng tình với cách đọc của nhà sử học và thông qua việc nên lên ý kiến đối thoại của mình, các tác giả cũng thé hiện thái độ khá cởi mở đối với tinh thân giải huyền thoại trong Vàng lửa. Tuy nhiên, tranh cãi xoay quanh Phẩm tiết và Hội thê lại gay gắt hơn và chưa hề dừng lại. Làn sóng tiếp nhận có thê chỉ tạm thời lắng đi và sẽ dấy lên trở lại khi có những sự kiện liên

quan.

Điều này cho thay được sự phân tang của các hiện tượng giải huyền thoại về lịch sử. Ở Vang lira, tính chat giải huyền thoại chỉ năm ở những nhận định của nhân vật Phăng về văn hoá Việt Nam và đại thi hào Nguyễn Du. Tuy nhiên, Phang vừa là nhân vật hư cau vừa được Nguyễn Huy Thiệp tạo thành với thân phận là một người Pháp. Vì thế, đù những nhận định về văn hoá của Phăng đã tạo nên những cú sốc cho người đọc thì người đọc vẫn có phan dé dàng bỏ qua, phớt lờ vì cho rằng các nhận định ấy chỉ là sự lên tiếng mang tính cá nhân của

người chưa có hiệu biết về dat nước Việt Nam va lịch sử Việt Nam.

Đến Phẩm tiết và Hội thẻ. tính chất giải huyền thoại không còn chỉ gói gọn trong những nhận định đến từ một người ngoại quốc không may am hiéu, ma được thê hiện ngay trong cách xây dựng nhân vật. Nói cụ thê hơn là Nguyễn Huy Thiệp ở Phẩm tiết và Nguyễn Quang Thân ở Hội thé đã liều lĩnh hơn khi

55

dé cho các nhân vật huyền thoại lịch sử như Quang Trung, Lê Loi hay Nguyễn Trãi tự thê hiện những mặt rất đời thường của mình qua hành động, lời nói và ý nghĩ. Lúc bay giờ, không có ai nói với người đọc rằng vua Quang Trung háo sắc, Lê Lợi chỉ là kẻ võ biền ít học hay Nguyễn Trãi phải tìm đến tướng giặc dé thoả lòng tri ky mà chính người đọc sẽ tự nhận ra điều đó. Điều này tạo ra tác động lớn hơn han so với trường hợp của Vang lira. Người đọc không thé làm lơ hay cho rằng các huyền thoại lịch sử mất đi tính thiêng là do sự thiếu am hiểu của một người ngoại quốc. Vì vậy, cuộc tranh cãi về hai tác phẩm này lại

gay gắt hơn.

Đồng thời, chúng tôi còn nhận thấy, hai kinh nghiệm chủ yếu trong việc tạo nên hai thái độ tiếp nhận là đối lập. Sở dĩ có thé nhận định như vậy là vì kinh nghiệm đến từ bản thân huyền thoại sẽ luôn có định do sự củng có liên tục từ tinh thần và các hiều biết lich sử nếu như không có một sự tác động đủ mạnh mẽ dé làm thay đôi kinh nghiệm này - việc mà cả Vàng lứa, Phẩm tiết và Hội thé đã không làm được. Trái lại, các kinh nghiệm từ nền tảng thé loại hay tư duy tiêu thuyết có thé được thay đồi có phan dé dàng hơn néu có sự xuất hiện của các tác phẩm đủ điền hình. Don cử cho điều này chính là Lại Nguyên An đã thay đổi chân trời của mình được mô tả lại trong bài viết Đọc văn phải khác

với đọc sứ mà chúng tôi đã trình bày.

Sự đối lập còn thê hiện ở chỗ hai kinh nghiệm này đã dẫn đến hai sự chờ đợi và hình dung khác nhau về cùng một tác phẩm. Xuất phát từ huyền thoại, người đọc sẽ chờ đợi một sự thé hiện sát với huyền thoại hoặc chí ít giữ được phan nhiều tính chất thiêng liêng, hào hùng của các nhân vật lịch sử. Xuất phát từ hiéu biết về đặc diém của văn học và tư duy tiêu thuyết, người đọc sẽ không trông chờ sự thê hiện trung thành với những gì họ đã biết. Thay vào đó, người đọc chờ đợi những sự sáng tạo trên nên giá trị huyền thoại như một cách khám

56

phá của nhà văn và cũng đồng thời là của chính ban thân người đọc về huyền

thoại hay các van dé đương đại năm sau huyền thoại đó.

Những sự hình dung và chờ đợi trên sẽ dẫn đến kết quả đọc khác nhau.

Nội dung của Vang lira, Phẩm tiết và Hội thẻ đã được tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Quang Thân xây dựng mang đậm yếu tô giải huyền thoại về lịch sử. Vì thể, sự chờ đợi cách thê hiện trung thực sẽ không được đáp ứng.

Ngược lại, đây lại là mảnh đất màu mỡ cho những khám phá của người đọc về cách nhìn, cách hiéu mới mẻ trước các huyền thoại lịch sử và tạo nên một cuộc truy tìm “kho báu ý nghĩa” chôn vùi, ân khuất đi sau những giải huyền thoại ay. Từ đó tạo nên hai thái độ phản đối và đồng tinh rõ rệt.

Như vậy, ở đây tôn tại hai cách nhận thức về các tác phâm viết về huyền thoại. Một bên cho rằng nhà văn phải có trách nhiệm phải trung thành với các huyền thoại. Đó là cái tâm, đạo đức trong sáng tác. Điều này xuất phát từ tỉnh thần gắn bó với các huyền thoại và từ sự tự hào, tôn kính tuyệt đối trong tiềm thức đối với các huyền thoại anh hùng. Trong cách hiểu này, giải huyền thoại là không cần thiết. Mang các giá trị trong quá khứ (ở đây là lịch sử) dé thê hiện các van dé hiện tại là cách làm sai lầm, mang tính chối bỏ quá khứ vốn di thiêng liêng và đáng tự hào, thậm chí có thé dan đến các hiệu lầm tai hại cho người

đọc.

Mặc khác, lại có xu hướng cho rằng các tác phẩm giải huyền thoại hoàn toàn có thê đi đến những sáng tạo mới lạ hơn tuỳ vào mục đích của nhà văn.

Phương thức giải huyền thoại là kết quả tất yếu của quá trình thay đôi tư duy sáng tác trong bôi cảnh văn học đổi mới. Nó cần thiết bởi nó đáp ứng được nhu cầu thể hiện xã hội, nhu cầu tìm kiếm những cách viết mới, cách tân và hội nhập. Điều này thê hiện tinh thần sáng tạo không ngừng của các nhà văn và tinh thần tiếp nhận phóng khoáng trong bối cảnh mở của thời đại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tiếp nhận hiện tượng giải huyền thoại trong một số tác phẩm thời kỳ đổi mới (trường hợp tác phẩm Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp và Hội thể của Nguyễn Quang Thân) (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)