CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA BỆNH VIỆN
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lí nước thải
1.2. Thu gom, thoát nước thải
chảy tràn
Mương thu + Hố ga
Mương thoát nước chung
khu vực
Trang 22 a. Công trình thu gom nước thải
Theo thống kê và dự báo, tổng nước thải phát sinh tại bệnh viện tối đa với quy mô 120 giường bệnh là 33,1 m3/ngày.đêm. Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện bao gồm:
Nước thải phát sinh từ khâu khám chữa bệnh (phẫu thuật, các labo xét nghiệm, khoa lâm sàng; vệ sinh dụng cụ y tế...) tại các khoa phòng của các khu nhà với lưu lượng là:
15,46m3/ngày.đêm.
+ Tại các labo xét nghiệm: Nước thải sinh ra từ các labo xét nghiệm có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chất kháng sinh tồn dư, hóa chất xét nghiệm, kim loại nặng. Nếu thải trực tiếp vào môi trường sẽ gây ức chế quá trình hoạt động của vi sinh vật có lợi, gây nhiễm độc nguồn nước mặt, ô nhiễm đất, nước ngầm.
+ Tại khu phẫu thuật và các khoa lâm sàng: Trong thành phần nước thải thường chứa các vi khuẩn gây bệnh, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng.
+ Tại các khoa cận lâm sàng: Thành phần nước thải chứa nhiều các hợp chất hữu cơ như Glucoza, sacaroza, lactoza, sulphat, amon, phosphat... Các hợp chất vô cơ có thể có hoạt độ phóng xạ α, β.
+ Tại khu vệ sinh dụng cụ y tế, khu chống lây nhiễm,...:Nước thải sinh ra từ các hoạt động vệ sinh dụng cụ y tế, khử khuẩn thường là nước thải có chưa hàm lượng chất khử trùng, khử khuẩn và hóa chất tẩy rửa cao.
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải phát sinh quá trình tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, y bác sỹ bệnh viện; nước thải từ việc vệ sinh các khoa phòng và nước thải phát sinh từ hoạt động ăn uống (khoa dinh dưỡng). Trong đó:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình rửa tay chân, tắm, giặt phát sinh tại các khoa phòng của các khu nhà với lưu lượng là: 38,64 m3/ngày.đêm.
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các bồn cầu nhà vệ sinh phát sinh tại các khoa phòng của các khu nhà với lưu lượng khoảng 23,18 m3/ngày.đêm.
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình chế biến thực phẩm tại Nhà ăn khoa dinh dưỡng với lưu lượng 5,87 m3/ngày.đêm.
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải bệnh viện đã xây dựng và áp dụng biện pháp thu gom nước thải theo sơ đồ phân dòng như sau:
Trang 23 Hình 5. Hệ thống thu gom, thoát nước thải của bệnh viện
Hố thu gom nước
thải chung,
đường ống chính PVC, DN200 Ống PVC, DN(90-110)
Nguồn số 1: Nước thải Nhà khám bệnh
trung tâm 6 tầng (KH số 1) Bể tự hoại
03 ngăn Ống PVC, DN 110
Nước tắm rửa, vệ sinh dụng cụ y tế...
Hệ thống XLNT tập trung công
suất 50m3/ngày
.đêm
Mương thu gom nước chung của khu
vực Nước thải nhà vệ
sinh
Hố ga
Nguồn số 2: Nước thải Nhà sản, ngoại (cũ) (KH số 6)
Nước tắm rửa, vệ sinh dụng cụ y tế...
Nước thải nhà vệ sinh
Hố ga
Bể tự hoại 03 ngăn Ống PVC, DN 110
Ống PVC, DN(90-110)
Nguồn số 3: Nước thải Khu điều trị ngoại trú (KH số 5)
Nước tắm rửa, vệ sinh dụng cụ y tế...
Nước thải nhà vệ sinh
Bể tự hoại 03 ngăn
Hố ga
Nguồn số 4: Nước thải Khoa khám bệnh và ĐT ngoại trú (KH số 2)
Nước tắm rửa, vệ sinh dụng cụ y tế...
Nước thải nhà vệ sinh
Ống PVC, DN(90-110) Ống PVC, DN 110
Hố ga
Bể tự hoại 03 ngăn
Nguồn số 5: Nước thải Nhà chụp CLVT, Đo loãng xương (KH số 4)
Ống PVC, DN 110 Ống PVC, DN(90-110)
Nguồn số 6: Nước thải Khoa xét nghiệm (KH số 3)
Nguồn số 7: Nước thải Nhà điều trị nội, nhi cấp cứu,…(KH số 7)
Trang 24 Bể tách dầu mỡ
Nguồn số 12: Nước thải Nhà khoa dinh dưỡng, bếp (KH số 13)
Đường ống PVC D110 Nguồn số 8: Nước thải Nhà Khoa nội 2
(KH số 11)
Nguồn số 9: Nước thải Nhà kỹ thuật ngoại sản (KH số 8)
Nguồn số 10: Nước thải Nhà kiểm soát nhiễm khuẩn (KH số 9)
Hố thu gom nước
thải chung,
đường ống chính
PVC, DN200
Hệ thống XLNT tập trung công
suất 50m3/ngày
.đêm
Mương thu gom nước chung của khu vực Tp.
Sầm Sơn
Nguồn số 11: Nước thải Nhà đông y và phục hồi chức năng (KH số 12)
Trang 25 b. Công trình thoát nước thải
Theo thống kê thực tế tại cơ sở: tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại bệnh viện tối đa với quy mô 120 giường bệnh là 33,1m3/ngày.đêm.
Bệnh viện có 02 tuyến thu gom cụ thể:
- Tuyến số 01: Nước thải nguồn số 1 → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 2) → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 3 và số 4) → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 5 và số 6) → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 7 và số 8) → Tuyến thu chính bằng đường ống PVC, DN200 → Trạm xử lý nước thải tập trung 50m3/ngày đêm;
- Tuyến số 02: Nước thải nguồn số 12 → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 10) → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 9) → Ống PVC, DN200 → Hố ga (cùng với nước thải nguồn số 11) → Tuyến thu chính bằng đường ống PVC, DN200 → Trạm xử lý nước thải tập trung 50m3/ngày đêm;
Toàn bộ dòng nước thải phát sinh được thu gom triệt để về hệ thống xử lý tập trung xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế theo đường ống DN200 → mương thoát nước chung của khu vực
1.3. Xử lý nước thải
1.3.1. Công trình xử lí sơ bộ
Đối với nước thải phát sinh từ khu nhà vệ sinh, bệnh viện đã xây dựng bể tự hoại để xử lí sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lí nước thải tập trung của bệnh viện.
Kết cấu bể: Đáy bể bằng bê tông cốt thép dầy 220cm, vữa xi măng mác 75; tường xây bằng gạch tuynel dầy 220mm, vữa xi măng mác 75; Nắp bể bằng bê tông cốt thép dày 0,15mm, vữa xi măng mỏc 100. Dung tớch ngăn thứ nhất bằng ẵ thể tớch tổng cộng, ngăn thứ 2, ngăn thứ 3 bằng ẳ thể tớch tổng cộng.
Bể tự hoại được xây ngầm dưới sàn tầng 1 của khu nhà và có cấu tạo như sau:
Hình 6: Sơ đồ nguyên lý bể tự hoại 03 ngăn
Ngăn chứa và phân hủy
kþ khÝ
Ngăn lên
men kỵ khí Ngăn lắng
N-ớc thải vào N-ớc thải ra
Trang 26 Bệnh viện đã xây dựng tổng cộng 10 bể tự hoại có thể tích 15 m3/ bể và 10m3/bể, với tổng thể tích 145 m3. Các bể tự hoại được bố trí như sau:
Khu nhà hành chính: 02 bể tự hoại; mỗi bể có thể tích V = 15 m3/bể, kích thước; dài x rộng x cao = 2,8m x 2,0m x 2,7m.
Khu nhà khoa khám bệnh: 02 bể tự hoại có thể tích V1 = 15 m3. Nhà xét nghiệm: 01 bể tự hoại có thể tích V1 = 10 m3.
Khu nhà điều trị khoa nội nhi: 03 bể, mỗi bể có thể tích 15 m3/bể.
Nhà điều trị khoa ngoại, sản: 02 bể tự hoại, mỗi bể có thể tích V = 15 m3/ bể Khu nhà khoa lây truyền nhiễm: 01 bể tự hoại có thể tích V = 15 m3/bể
Thiết kế xây mới 03 bể, mỗi bể có dung tích thiết kế là 15m3 với tổng thể tích 45m3 tại khu nhà trung tâm 7 tầng xây mới.
Vậy tổng thể tích bể tự hoại của bệnh viện là 190 m3 đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải vệ sinh của bệnh viện.
Đối với dòng nước thải từ nhà ăn (Khoa dinh dưỡng) được thu gom về bể tách dầu mỡ, tại đây sẽ được loại bỏ dầu mỡ để đưa vào công đoạn xử lí tiếp theo (hiện tại bệnh viện đang xử lí bằng hố gas có thê tích 1m3)
1.3.2. Hệ thống xử lí nước thải tập trung của bệnh viện
Hiện nay, bệnh viện đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng công nghệ AAO có công suất xử lý 60m3/ngày.đêm đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT số 17892/UBND-NN ngày 31/12/2019. Đây là công nghệ xử lý hợp khối của Nhật Bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống được mô tả trên sơ đồ sau:
* Công nghệ xử lý nước thải của Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Trang 27 Hình 7. Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện
Thuyết minh:
Ngăn tách cát, rác: Có lắp đặt các song chắn rác kích thước mắt lưới 5mm và 2mm để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 2mm để ngăn rác làm ách tắc đường ống và các thiết bị bơm của công trình phía sau. Sau đó, nước thải tự chảy sang bể điều hòa.
Bể điều hòa và khủ nitơ: Có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất hữu cơ của nước thải trong ngày, nước thải được xử lý sơ bộ để lắng các hạt có kích thước lớn và tách váng dầu mỡ. Bể này có nhiệm vụ là khử nitrat (NO3-) thành nito (N2) giải phóng theo không khí và tiếp tục khử các hợp chất hữu cơ, làm giảm hàm lượng BOD trong nước thải. Trong ngăn này, lượng oxy hòa tan thấp DO 0,5mg/l và pH ≥ 7,5 để quá trình khử nitrat diễn ra đạt hiệu quả cao. Quá trình khử nitrat diễn ra theo phản ứng sau:
6NO3- + 5CH3OH → 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH Sau đó nước tiếp tục chảy qua cụm xử lí hợp khối gồm 2 modul.
Bể hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh di động (Oxic)
Bể này có nhiệm vụ thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành CO2 và H2O, và đồng thời thực hiện quá trình chuyển hóa amoni thành nitrat, hiệu quả khử BOD có thể đạt trên 90%.
Một phần chất hữu cơ oxy hóa thành khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:
Trang 28 Chất hữu cơ + C5H7NO2 (VSV) +5O2 > 5CO2 + 2H2O+NH3+VSV mới Quá trình nitrat hóa amoni diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại VSV tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter. Thực hiện theo 2 phản ứng:
Bước 1: Ammonia được chuyển thành nitrit được thực hiện bơi Nitrosomonas NH4++ 1,5O2 → NO2+ 2H++ H2O
Bước 2: Nitrit được chuyển thành nitrat thực hiện bởi các loài Nitrobacter NO2 + 0,5 O2 → NO3-
Lượng oxy sử dụng trong bể này được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống đĩa phân phối khí bọt mịn dưới đáy bể. Vi sinh trong bể nhờ khối giá thể sẽ gắn kết lại với nhau trên bề mặt giá thể, tạo thành lớp màng vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ và nitrat hóa. Một vi khuẩn có thể chuyển hóa khối lượng vât chất gấp 40 lần trọng lượng của nó chỉ trong vòng 24h. Bản thân chúng cũng phát triển theo cấp số nhân và khi cạn kiệt chất hữu cơ (đồng nghĩa với nồng độ ô nhiễm hữu cơ đã giảm), chúng sẽ chết và giảm dần số lượng.
Toàn bộ sinh khối được phân phối đều trên giá thể vi sinh và chuyển động xáo trộn liên tục tại mọi vị trí trong bể xử lý. Sau chu kỳ sinh trưởng vi sinh vật thoái hóa và màng vi sinh vật bong tróc thành từng khối kích thước lớn hơn ra khỏi giá thể gắn kết. Trong công nghệ xử lý nước thải, lớp vi sinh vật được gọi là lớp màng sinh học hay bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính là các cá thể vi sinh vật phát triển nhờ lượng chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm hữu cơ) có trong nước thải. Thông thường các Bể xử lý sinh học hiếu khí lơ lửng, lượng bùn hoạt tính sản sinh rất nhiều vì hệ vi sinh vật không có chỗ dính bám, hoặc lớp vật liệu dính bám không thuận lợi cho vi sinh phát triển, điều này có thể làm giảm hiệu suất xử lý do vi sinh vật chưa hoàn thành chu trình sinh trưởng đã bị loại khỏi môi trường trong bể, cũng như sản sinh lượng bùn thải rất lớn.
Đặc biệt chủng vi sinh Nitrobacter - vi sinh vật khử Nitrat, không có khả năng di chuyển chúng chỉ sống và phát triển được khi bám vào các giá thể mang để phát triển thuận lợi bằng cách tiết ra chất nhầy từ màng tế bào, chất nhầy này kết dính vào giá thể mang và đây là môi trường tốt nhất để Nitrobacter sống và phát triển.
Việc sử dụng giá thể di động MBBR giúp giảm lượng tuần hoàn bùn hoạt tính, điều này giúp giảm một cấp bơm và giảm lượng tiêu thụ điện, kèm theo giảm chi phí một số công trình phụ trợ như bể chứa ổn định, bể thu bùn, bể nén bùn,... Nước sau khi được xử lý ở bể hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh di động sẽ được dẫn vào bể tách nước tuần hoàn.
Định kỳ 1 lần/năm sẽ thay thế mới lớp vật liệu đệm vi sinh, khối lượng thay thế sẽ được xử lý cùng CTR thông thường tại bệnh viện.
- Bể tách nước tuần hoàn
Trang 29 Bể tách nước tuần hoàn có nhiệm vụ tách nước trong và bùn sau quá trình xử lý tại bể hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh di động. Bùn được tuần hoàn về bể điều hòa + khử nito và bể hiếu khí. Nước trong được dẫn sang Ngăn lọc sinh học để tiếp tục xử lý.
- Bể lọc sinh học (Bể lắng)
Nước sau khi được xử lý ở Bể tách nước tuần hoàn sẽ chảy sang bể lọc sinh học;
tại đây các chất lơ lửng còn lại trong nước thải sẽ lắng xuống và được đưa sang bể chứa bùn nhờ hệ thống bơm chia làm hai dòng. Một dòng thải bùn về bể chứa bùn, phần nước trong được thu ở phía trên sẽ chảy sang ngăn khử trùng.
- Bể chứa bùn
Cặn lơ lửng khó lắng trong nước thải sau khi qua bể lắng sẽ được chuyển sang ngăn chứa bùn. Bùn thải sẽ được xe hút bùn thu gom đưa đi xử lý theo quy định.
- Bể khử trùng
Bể này có chức năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh bằng clo (nước Javen), Nước sau khi xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định - QCVN 28:2010/BTNMT trước khi đưa sang Ngăn thu nước sau xử lý.
- Bể thu nước sau xử lý
Nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung bằng công nghệ AAO công suất 50m3/ngày.đêm đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (Cột B – được phép thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) sẽ được thải ra mương thoát nước thải TP. Sẩm Sơn
+ Toạ độ vị trí xả nước thải ra mương thu gom chung của khu vực: (theo hệ toạ độ VN 2000, kinh tuyến trục 105o, múi chiếu 3o): X= 2203202(m) ; Y = 592491(m).
Hình 3. 2. Hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động tại Bệnh viện
Trang 30 Các thông số kỹ thuật của trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện được thống kê ở bảng sau:
Bảng 55: Công trình bể xử lý hiện có của bệnh viện TT Tên công trình Kích thước bể
(BxLxH) Kết cấu bể
1 Bể điều hoà và khử nitơ 35,8m3 Betong cốt thép
2 Bế chứa bùn 14,7 m3 Betong cốt thép
3 Bể đặt thiết bị hợp khối 2,5mx7m Betong cốt thép
Bảng 56: Các máy móc/thiết bị sử dụng trong hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện
STT HẠNG MỤC SL Thông số kỹ thuật Xuất xứ
1 Máy thổi khí 03
- Công suất 1,5-4,0 KW;
- Trọn bộ: Máy thổi khí, motor, van an toàn, đồng hồ áp
Nhật Bản
2 Bơm điều hoà 02
- Q = 9m3/h - Hmax = 10,6m - P = 0,4KW
Nhật Bản 3 Van điện tử - Điều áp 01 - IR 22T 60mm Nhật Bản
4 Phao điện – FS1 03 - Nhật Bản
5 Phao điện – FS2 03 - Nhật Bản
6 Tủ điện điều khiển 01 - Nhật Bản
7 Hộp đo và phân phối
nước thải 01 -
Nhật Bản
8 Giá thể dính bám bể
AAO 14,55m3
- Vật liệu nhựa
polyethylene dạng ống lưới.
- Diện tích tiếp xúc:
233m2 /m3 .
- Kích thước: D x R x H = 54 x 54 x 55cm.
- Trọng lượng: 44kg/m3 . - Đường kính ống (trong) 60mm.
Nhật Bản
9 Đồng hồ đo lưu lượng
nước thải 01 - Loại cảm ứng từ
- Độ chính xác 0,5% Nhật Bản Bảng 57. Nhu cầu hoá chất sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống XLNTTT
STT Tên hoá chất Khối lượng
1 Clo khử trùng 1,2kg/ngày
2 Vật liệu đệm vi sinh 1 lần thay/năm
* Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tập trung:
- Về công suất xử lý:
Trang 31 Với quy mô công suất hiện tại của Bệnh viện là 120giường, lưu lượng nước thải phát sinh 33,1m3/ngày.đêm. Như vậy, với hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50 m3/ngày.đêm hoàn toàn đáp ứng đủ công suất xử lý nước thải cho bệnh viện.
- Về hiệu quả xử lý:
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý tại Bệnh viện cho thấy:
các chỉ tiêu đều đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B, K=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế cho phép thải ra nguồn nước tiếp nhận.
Như vậy, hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở hiện đang hoạt động tốt và đạt được hiệu quả xử lý cao.
Bệnh viện cam kết sẽ vận hành hệ thống xử lý tập trung, hệ thống khử trùng đúng quy trình để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B, K=1) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế) trước khi thải ra môi trường.
2. Công trình, biện pháp xử lí bụi, khí thải
2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông
Thường xuyên kiểm tra và định kỳ bảo dưỡng các xe của bệnh viện, không chở quá tải trọng quy định, Sử dụng xăng dầu đạt tiêu chuẩn.
Khách đến bệnh viện phải để xe đúng nơi quy định.
Tổ vệ sinh thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ, quét dọn khu vực bệnh viện. Riêng khu vực nhà ăn, nhà khám chữa bệnh được lau bằng nước khử trùng để đảm bảo môi trường khám chữa bệnh. Hoạt động vệ sinh phải được tiến hành trước giờ bác sỹ đi kiểm tra, khám chữa bệnh hàng ngày cho bệnh nhân để đảm bảo điều kiện vô trùng trong hoạt động khám chữa bệnh.
Chăm sóc, tu bổ thường xuyên diện tích cây xanh trong khu vực cơ sở . Khi có hiện tượng cây chết cần phải bổ sung ngay các loại cây có khả năng lọc bụi cao như Bàng, cây xà cừ,...
Rửa các thiết bị thu gom, thùng xe, lốp bánh xe của các xe thu gom chất thải để tránh mùi hôi, khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy của rác rơi vãi trên thùng xe, bụi bẩn từ lốp bánh xe. Tuy nhiên, tuyến đường vào và khuôn viên khu vực cơ sở đã được trải nhựa nên hạn chế tối đa việc bám bùn đất.
2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí, mùi đối với hoạt động nấu ăn
- Đối với khu vực nhà bếp được ngăn cách với khu vực nhà ăn, phòng ăn và trang bị bộ phận hút, lọc khói bếp trước khi thải ra môi trường.
- Lắp đặt hệ thống quạt và điều hòa có hệ thống khử mùi, đồng thời sử dụng biện pháp thông thoáng tự nhiên để hạn chế ảnh hưởng của mùi tại các phòng ăn.
-Thu gom thức ăn dư thừa, dọn vệ sinh, lau chùi sàn nhà ăn sau khi sử dụng bằng nước rửa có mùi hương.