Điều kiện về khí thượng - thủy văn khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành giầy tại lô cn01, cụm công nghiệp thị trấn quán lào, huyện yên Định, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 58)

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.2. Điều kiện về khí thượng - thủy văn khu vực

Khu vực triển khai dự án thuộc địa bàn huyện Yên Định. Hiện tại khu vực huyện Yên Định chưa có trạm đo các yếu tố khí tượng và thuộc vùng khí hậu tương đồng với khu vực trạm Trạm khí tượng Như Xuân là trạm khí tượng gần nhất với dự án và được đánh giá là khu vực có khí hậu tương đồng với khí hậu khu vực dự án. Theo số liệu quan trắc tại Trạm khí tượng Như Xuân điều kiện về khí tượng tại khu vực dự án có những đặc điểm sau:

Khu vực có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C - 8.7000C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C.

Bảng 2. 1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại trạm Như Xuân (oC)

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng số 24,1 25,0 25,1 24,2 24,0

Tháng 1 18,4 18,9 20,1 17,6 19,2

Tháng 2 17,5 22,7 20,6 16,2 19,3

Tháng 3 22,8 23,4 23,9 19,7 22,1

Tháng 4 24,2 27,5 22,7 25,0 25,3

Tháng 5 27,7 27,4 28,5 27,6 27,0

48

Tháng 6 28,5 30,0 29,5 30,3 28,5

Tháng 7 27,7 29,2 29,2 30,0 27,6

Tháng 8 27,4 28,2 27,9 28,5 27,8

Tháng 9 27,2 26,7 27,9 27,3 27,7

Tháng 10 25,1 25,4 23,2 26,0 24,3

Tháng 11 22,9 22,0 22,4 22,3 21,6

Tháng 12 20,2 18,8 18,1 20,0 17,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa) b. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 84%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù. Độ ẩm không khí trung bình tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2. 2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại trạm Như Xuân (%)

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng số 85 85 82 85 85

Tháng 1 85 88 85 88 89

Tháng 2 82 85 77 82 84

Tháng 3 81 86 84 86 87

Tháng 4 85 83 86 86 81

Tháng 5 83 87 83 85 83

Tháng 6 84 79 78 81 83

Tháng 7 87 82 78 83 88

Tháng 8 88 86 85 86 86

Tháng 9 86 84 84 89 86

Tháng 10 84 85 84 87 87

Tháng 11 85 87 79 86 83

Tháng 12 87 85 82 85 85

H(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa) c. Lượng mưa

Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng V đến tháng X, mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng V năm sau. Lượng mưa ở khu vực khá lớn, trung bình năm từ 1500 - 1900 mm,

49

nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 11 - 5 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 25% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 10) tập trung tới 75% lượng mưa cả năm. Ngoài ra trong mùa mưa thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ. Số ngày mưa trong tháng phổ biến từ 3 - 11 ngày và số ngày mưa liên tục phổ biến từ 2 đến 3 ngày. Cường độ mưa cao nhất trong các lần mưa từng ghi nhận được trong khu vực này là 53,7mm/h vào tháng 8 năm 2018. Thống kê lượng mưa các tháng trong năm, từ năm 2017 đến năm 2021 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 3. Tổng lượng mưa tháng trong các năm tại trạm Như Xuân (mm)

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng số 1.759,8 1.533,5 1.223,4 1.567,0 1.964,0

Tháng 1 10,2 26,6 10,5 11,5 50,0

Tháng 2 15,8 15,4 17,7 4,8 2,7

Tháng 3 52,1 12,3 56,1 26,0 38,3

Tháng 4 147,0 117,7 39,5 147,3 93,9

Tháng 5 115,8 233,1 133,8 132,2 176,1

Tháng 6 150,7 235,6 78,4 135,1 266,3

Tháng 7 536,3 135,4 5,4 208,5 493,3

Tháng 8 529,2 553,7 356,4 384,6 211,4

Tháng 9 87,4 106,0 212,2 267,1 364,7

Tháng 10 20,0 64,5 256,1 100,7 236,9

Tháng 11 26,9 31,8 51,7 33,1 5,4

Tháng 12 68,4 1,4 5,6 16,1 25,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa) d. Gió

Chế độ gió thể hiện theo mùa: mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) hướng gió chủ đạo là hướng Nam, Tây Nam và Đông Nam. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình năm: 1,7 m/s; Tốc độ gió mạnh nhất trong bão 40 m/s.

e. Nắng

Số giờ nắng các tháng trong năm được thống kê trong bảng sau:

Bảng 2. 4. Số giờ nắng tại trạm Như Xuân (h)

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng số 1.443 1.607 1.521 1.577 1.279

Tháng 1 50 37 46 62 34

Tháng 2 35 81 73 101 75

50

Tháng 3 111 85 72 50 71

Tháng 4 96 153 84 146 128

Tháng 5 219 139 230 177 196

Tháng 6 151 210 234 243 158

Tháng 7 136 178 219 201 143

Tháng 8 136 165 144 149 119

Tháng 9 160 186 158 107 138

Tháng 10 134 143 97 117 78

Tháng 11 127 93 104 100 73

Tháng 12 88 137 60 124 66

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa) f. Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây gió mạnh làm tốc mái, có thể đổ nhà cửa, kèm theo mưa lớn gây lụt lội. Bão ảnh hưởng thường vài ba cơn bão (tháng 8, 9, 10). Sau bão kèm theo mưa lớn vùng Thọ Xuân hay có lũ ống, lũ quét phá hỏng nhiều cơ sở vật chất, công trình, làm tổn hại nhiều đến sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Nhìn chung: Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó thời tiết thường gây mưa tập trung dẫn đến lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và các công trình. Để khai thác các lợi thế sẵn có và né tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất cần ứng dụng các công thức luân canh, tăng vụ, mở rộng phương thức nông - lâm kết hợp, để tạo môi trường bền vững cho sản xuất.

2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn a. Nước mặt

Yên Định nằm trong vùng đồng bằng sông Chu ở về phía hữu ngạn sông Mã là khu vực có nguồn nước dưới đất dồi dào, chủ yếu là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích. Đây là khu vực có những mỏ nước để khai thác cấp nước lâu dài cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra địa bàn có nhiều sông, hồ phân bố khá đều trên các vùng trong huyện kết hợp hệ thống kênh mương, hồ đập thủy lợi tạo thành mạng lưới cung cấp nguồn nước mặt phân bố rộng khắp địa bàn phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Toàn huyện có 3 sông chảy qua gồm sông Chu, sông Hoằng, sông Cầu Chày và một số sông suối nhỏ.

- Sông Chu: dài 352 km bắt nguồn từ đất Lào, đoạn chảy vào Việt Nam dài 160 km, hội lưu với sông Mã tại Ngã ba Giàng cách cửa sông Mã khoảng 26 km. Sông Chu chảy qua Thọ Xuân từ Tây sang Đông dài 30 km bắt đầu từ đập Bái Thượng phía dưới hồ đập Cửa Đạt (hồ chứa đa mục tiêu 1,45 tỷ m3 cấp nước tưới cho 87.000 ha đất canh tác và cho phát điện công suất 97MW). Vào mùa mưa, lưu lượng nước lũ lớn nhất trên

51

sông Chu tại Bái Thượng lên tới 6000 m3/s, mùa kiệt lưu lượng trung bình 200- 250 m3/s. Sông Chu là nguồn cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp của huyện đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thủy.

- Sông Cầu Chày: dài 87 km bắt nguồn từ dãy núi Đèn (Yên Định) qua Ngọc Lặc rồi chảy qua Thọ Xuân từ Đông Bắc xuống Nam dài 24 km, lưu lượng nước lũ lớn nhất 136 m3/s, mùa kiệt lưu lượng trung bình 70 m3/s. Sông Cầu Chày là một trong nguồn cấp nước chính cho khu vực các xã phía Đông và Đông Bắc Thọ Xuân.

- Sông Hoằng (Sông Nhà Lê): dài 81 km là chi lưu của sông Chu, chảy từ phía Tây xuống Đông Nam huyện và vào Thiệu Hóa, mùa mưa lưu lượng nước nơi lớn nhất 68 m3/s, mùa kiệt lưu lượng nước nơi nhỏ nhất 10 m3/s.

Một số sông nhỏ: sông Dừa nhánh của sông Hoằng, dài khoảng 10 km chảy qua các xã Thọ Nguyên, Xuân Khánh, Xuân Phong, chủ yếu có vai trò tiêu nước. Khe Trê bắt nguồn từ xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc) chảy qua các xã Xuân Thiên, Thọ Minh rồi đổ ra sông Chu.

Hệ thống các hồ lớn, nhỏ phân bố rải rác trong huyện, các hồ lớn có: Hồ Mọ (Quảng Phú) diện tích 39,8 ha; Hồ Cửa Trát (Xuân Phú) diện tích 17,5 ha; Hồ Sao Vàng (TT Sao Vàng) diện tích 12 ha; Hồ Đoàn Kết (TT Lam Sơn) diện tích 8,7 ha; Hồ Cây Quýt (Xuân Thắng) diện tích 3 ha.

a. Nước dưới đất

Căn cứ Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1: 200.000 Ninh Bình; Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1: 200.000 Thanh Hoá – Vinh; Báo cáo đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở các tài liệu đã thu thập trong quá trình thăm dò và các tài liệu hiện có về đặc điểm địa chất - địa chất thủy văn khu vực thăm dò có các đơn vị chứa nước như sau:

- Tầng chứa nước Hệ tầng Cò Nòi – T1cn: phân thành từng khoảnh, từng dải ở vùng Vĩnh Lộc, Hà Trung, Yên Định, Thọ Xuân kéo xuống trung tâm đồng bằng, vùng Đông Sơn, Thanh Hoá, Hoằng Hoá thì toả rộng ra cho tới biển. Trong tầng chứa nước qp, vùng nước nhạt có diện tích khoảng 380km2 được chia làm 3 khoảnh chính: Khoảnh thứ nhất nằm ở hữu ngạn sông Mã và sông Chu kéo dài từ thành phố Thanh Hóa đến Thọ Xuân. Khoảnh thứ hai nằm giữa sông Mã và sông Chu (vùng Yên Định, Thiệu Hóa).

Khoảnh thứ ba nằm ở bờ Bắc sông Mã (Hoằng Hóa). Ngoài ra còn một số khoảnh nhỏ nằm rải rác ở các vùng Hà Trung, Vĩnh Lộc,…và cũng rất giàu nước. Độ sâu bắt gặp tầng chứa nước cũng không đều, nhỏ nhất 6,5m (LKTV3 - Thọ Xuân) cho tới độ sâu từ 36 ÷ 57m ở vùng Sầm Sơn. Bề dày cũng biến đổi mạnh từ 4.4m (C161b-32) đến 74.1m (LKH9). Tầng chứa nước qp là tầng giàu nước, chất lượng nước đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt và là tầng chứa nước ý nghĩa nhất của vùng đồng bằng Thanh Hóa.

- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích phun trào Permi trên hệ tầng Cẩm Thủy (P2ct): Có mặt ở địa bàn các huyện Đông Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Yên Định, Quan Hóa. Diện tích phần lộ ra trên mặt khoảng trên 550 km2. Thành

52

phần vật chất là spilit màu xám xanh, xám đen, bazan, pocfirit, dăm núi lửa xen kẹp các thấu kính đá vôi. Bề dày tầng 300 ÷ 400m. Nước thuộc loại rất nhạt, có loại hình hoá học Bicarbonat - Canxi Magie. Nguồn cung cấp cho phức hệ chủ yếu là nước mưa, và ngấm từ tầng trên xuống, miền thoát là các sông suối trong vùng và cung cấp cho tầng chứa nước nằm dưới.

- Phức hệ chứa nước khe nứt - karst phân bố không liên tục trong trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (c-p): Các núi đá vôi thường kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với các độ cao khác nhau, tạo nên địa hình hiểm trở ở các huyện Quan Sơn, Quan Hoá, Yên Định, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, rìa đồng bằng Thanh Hoá như huyện Đông Sơn, Hà Trung với diện lộ khoảng 379 km2. Thành phần các đá của hệ tầng chủ yếu là đá vôi. Trong các đá vôi của phức hệ Bắc Sơn có nhiều khe nứt và hang hốc karst nên có khả năng chứa nước tốt. Nguồn cung cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa, và ngấm từ tầng trên xuống, miền thoát là các sông suối trong vùng và cung cấp cho tầng chứa nước nằm dưới.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành giầy tại lô cn01, cụm công nghiệp thị trấn quán lào, huyện yên Định, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)