HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành giầy tại lô cn01, cụm công nghiệp thị trấn quán lào, huyện yên Định, tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 65)

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

Để đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực dự án, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu và phân tích nồng độ các chất ô nhiễm không khí, môi trường nước, môi trường nước dưới đất tại khu vực dự án.

2.2.1.1. Hiện trạng môi trường không khí

- Các thông số được lựa chọn để phân tích đánh giá môi trường không khí gồm:

Tiếng ồn, bụi lơ lửng, SO2, CO, NO2, H2S, NH3, Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án được so sánh với:

+ QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Vị trí lấy mẫu:

+K1: Mẫu không khí vị trí giữa khu đất dự án

+K2: Mẫu không khí vị trí tuyến đường QL47 phía Nam dự án - Kết quả phân tích: Phiếu kết quả phân tích – Phụ lục báo cáo;

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. 5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Kết quả quan trắc QCVN 05:2013/

BTNMT

QCVN 26:

2010/BTNMT

K1 K2

Nhiệt độ oC 18,9 19,5 -

Độ ẩm % 68,8 67,0 -

57

Vận tốc gió m/s 0,4-1,1 0,5-1,2 -

Tiếng ồn dB(A) 59 62 - 70

Bụi lơ lửng (g/m3) 152 175,2 300

CO (g/m3) <3500 <3500 30.000

NO2 (g/m3) 53,8 59,0 200

SO2 (g/m3) 34,1 38,4 350

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa) Nhận xét: Qua kết quả phân tích môi trường không khí và tiếng ồn khu vực khu dân cư và giao thông tiếp giáp với khu đất thực hiện dự án, tất cả các chỉ tiêu quan trắc và phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05: 2013/BTNMT và QCVN 26: 2010/BTNMT.

2.1.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước

- Các chỉ tiêu phân tích: pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Nhu cầu ô xi hoá học (COD), NH4+, Dầu mỡ, Tổng số Coliform.

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- Vị trí lấy mẫu

+ NM: Nước mương thoát nước chung khu vực

- Kết quả phân tích: Phiếu kết quả phân tích – Phụ lục báo cáo;

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. 6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả quan trắc QCVN 08-MT: 2015/

BTNMT (Cột B1) NM

pH 6,92 5,5 - 9

TSS mg/l 25,0 50

COD mg/l 17,8 30

NH4+-N mg/l 0,48 1,5

PO43--P mg/l 0,16 0,3

Tổng dầu mỡ mg/l <0,3 0,5

Coliform MPN/100ml 2700 7.500

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa) Nhận xét:

- Qua bảng kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước mặt đều nằm trong GHCP so với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (mức B1).

- Nhìn chung, chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

2.1.4.3. Chất lượng môi trường nước dưới đất:

58

- Các chỉ tiêu phân tích: pH; Chỉ số Pemanganat (COD); độ cứng tổng số; hàm lượng NH4+; hàm lượng sắt; Coliform.

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

- Vị trí lấy mẫu: lấy nước giếng khoan tại nhà máy.

- Kết quả phân tích: Phiếu kết quả phân tích – Phụ lục;

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước dưới đất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước dưới đất.

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

(NN)

QCVN 09-MT:

2015/BTNMT

1 pH - 7,16 5,5 – 8,5

2 Hàm lượng Pemanganat (COD) mg/l 1,24 ≤4

3 Độ cứng theo CaCO3 mg/l 127,1 500

4 Hàm lượng TDS mg/l 254 1500

5 Hàm lượng NH4+ mg/l 0,14 1

6 Hàm lượng Fe mg/l 0,28 5

7 Tổng số Coliforms MPN/100ml <3 3

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiêu chẩn đo lường chất lượng) Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước ngầm đều nằm trong GHCP so với QCVN 09-MT: 2015/BTNMT. Nhìn chung chất lượng môi trường nước dưới đất tại khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Tóm lại: Hiện trạng môi trường nền về chất lượng không khí, nước mặt, nước dưới đất của khu vực thực hiện dự án đều chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật - Đối với hệ sinh thái trên cạn:

Khu vực xung quanh nhà máy có thảm thực vật chủ yếu là cây lúa, cây ăn quả.

Đây là hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái vườn phổ biến nhất trong vùng dự án.

Động vật gồm các loài động vật sống trong đất như: bò sát, ếch nhái, chim chóc và các loài gậm nhấm.

- Đối với hệ sinh thái dưới nước:

Khu vực nhà máy không có các các nguồn nước mặt lớn. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là mương thoát nước chung khu vực với hệ động thực vật khá đơn giản.

+ Thực vật: Thành phần thực vật nổi gồm có: tảo Silic, các loại tảo Lam, tảo mắt và tảo giáp. Khu vực dự án nhận thấy các loài Tảo phong phú hơn so với các ao nuôi trồng thủy sản.

59

+ Động vật: Nguyên sinh Protozoa; Chân Mái chèo Copepoda; Râu ngành Cladocera; Trùng bánh xe Rotatoria, Giáp xác Ostracoda và Ấu trùng côn trùng (ATCT). Trong thành phần động vật thì nhóm Trùng bánh xe có số lượng loài nhiều hơn và tiếp đến là nhóm Giáp xác Râu ngành,.... Ngoài ra, còn có các loài động vật thủy sinh như: tôm, cá, ốc, trai,….khá đa dạng ở trong môi trường nước tại khu vực thực hiện dự án.

Khu vực dự án không có các loài đặc hữu, loài nguy cấp, không có loài cần phải bảo vệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường dự Án nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành giầy tại lô cn01, cụm công nghiệp thị trấn quán lào, huyện yên Định, tỉnh thanh hóa (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)