3.1. Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại TP.Biên Hòa 3.1.1. Tình hình sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai
3.1.1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về dat đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đai, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
Thành phó Biên Hoa tập trung vào việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật dat đai theo Kế hoạch số 1680/KH-UBND ngày 04/3/2014 của UBND tỉnh. Công tác tuyên truyền được đây mạnh thông qua trang Thông tin điện tử của thành phố và cung cấp tài
liệu cho 30 phường, xã.
Đối với từng Nghị định, Thông tư như Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, Nghị định số 148/2020/ND CP và Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, UBND thành phố đã tổ chức triển khai và tuyên truyền dé đảm bảo mọi cán bộ và nhân dân hiểu và tuân thủ đúng quy định.
Tăng cường phô biến thông tin đến Nhân dân và các đoàn thé qua Dai Phát thanh thành phố nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đất đai người dân trên địa bàn thành phó.
b. Về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập ban đồ hành chính
Đất đai của thành phố được quản lý, sử dụng theo ranh giới hành chính được thành lập theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, xây dựng trên nền bản đồ địa hình do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1995.
Năm 2010, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành dé mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai, theo đó 4 xã thuộc huyện Long Thành được chuyền giao về thành phó Biên Hòa gồm: An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước.
Hiện nay, thành phố đã phối hợp thực hiện đề án hoàn thiện đường địa giới hành chính theo Quyết định 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là
dự án 513), Theo đó đã điều chỉnh một số đoạn địa giới hành chính bị bất cập, phá vỡ nên có thay đôi so với đường địa giới hành chính 364.
c. Về quản lý Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng dat
hành phố Biên Hòa đã lập và điều chinh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 và 2013. Quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2011-2015) được phê duyệt vào năm 2013. Sau đó, thành phố đã điều chỉnh quy hoạch vào các năm 2014 và 2017, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt.
Việc công bố quy hoạch được thực hiện công khai tai trụ sở UBND, Phong Tai nguyên và Môi trường, trang web thành phó, va tại các phường, xã. Quy hoạch cũng được cập nhật vào cơ sở dit liệu dat đai dé người dân có thé tra cứu.
Ngoài ra quy hoạch sử dụng đất của thành phố được Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật vào cơ sở dữ liệu dat dai dé thông tin và cung cấp cho người dân theo yêu cầu.
d. Công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch và làm việc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và UBND 30 phường, xã đề kiểm tra tiến độ triển khai các dự án đầu tư đã đăng ký.
e. Về quản lý việc giao dat, cho thuê đất, thu hồi dat, chuyển mục dich sử dung đát Thành phố Biên Hòa đã thành công trong công tác quản lý đất đai, tập trung vào VIỆC giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, và chuyền mục đích sử dụng đất. Cụ thể:
+ Giao đất: Từ 1/7/2014 đến nay, thành phố đã giao đất cho 1.628 trường hợp hộ gia đình và cá nhân, với tổng diện tích là 27,91 ha, chủ yếu là đất tái định cư.
+ Thué dat: Thành phố đã giải quyết 7 trường hợp thuê đất cho hộ gia đình và cá nhân, tổng diện tích 2,64 ha, thuê đất trả tiền hàng năm. Đã thanh lý hợp đồng thuê đất cho 5 trường hợp với diện tích 2,09 ha và tiếp tục giao địa phương quản lý.
+ Chuyển mục dich sử dung dat: Từ 01/7/2014 đến nay, thành phố đã giải quyết chuyên mục dich sử dụng đất cho 3.226 thửa đất, tổng diện tích 71,39 ha, từ đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác như đất ở hoặc đất phi nông nghiệp.
Công tác giao, cho thuê, và chuyên mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch và quy định pháp luật, giúp khai thác quỹ đất hiệu quả và phục vụ phát
47
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đóng góp vào công nghiệp hóa va hiện đại hóa thành phố.- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi dat
Từ 01/7/2014 đến nay, UBND thành phố Biên Hòa ban hành 2.381 quyết định thu hỗồi đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; phê duyệt 804 dot dự án với tổng diện tích đất 412,19 ha và tông số tiền bồi thường, hỗ trợ là 2.261,75 tỷ.
Trình tự thu hồi đất được thực hiện đầy đủ các nội dung, trình tự theo đúng các quy định trên. Quá trình thực hiện đều có kế hoạch, công khai, vận động thuyết phục và áp
dụng các biện pháp hành chính theo quy định.
# Về đăng ký đất dai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hitu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tại thành phố Biên Hòa, sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, công tác đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh. Đến ngày 15/03/2021, đã đăng ký được 163.116 thửa đất trên tổng diện tích 11.384 ha, chiếm 85,98% số thửa và 75,43% diện tích, với phần lớn các thửa đất chưa đăng ký do các lý do như chủ sử dụng không có ở địa phương hoặc các khu đất quân sự chưa ban giao.
Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat, tính đến ngày 31/12/2020, đã cap giấy chứng nhận cho 144.550 thửa đất, chiếm 76,2% số thửa và 69,28% diện tích. Những thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận là đo các vấn đề như đất quân sự chưa bàn giao, đất nông lâm nghiệp chưa phù hợp quy hoạch, hoặc vi phạm quy hoạch. Từ năm 2014 đến cuối năm 2020, đã có 5.763 thửa đất được cấp đôi.
g. Vẻ công tác Thống kê, Kiểm kê đất dai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn. Theo Luật đất đai 2013 và Thông tư số 27/2018/TT- BTNMT, UBND thành phố đã hoàn thành việc kiểm kê đất đai của cả 02 cấp huyện và
xa.
Kết qua kiểm kê đất đai, thống kê đất đai các cấp trong tỉnh là tài liệu quan trọng cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh; đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý đất đai, công tác điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
h. Về xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Thành phố luôn quan tâm và đầu tư phát triển hệ thống thông tin đất đai. Trong giai đoạn 2011 - 2020, thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường dé xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt trang thiết bị hệ thống mạng và đường truyền dữ liệu địa chính số, giúp việc khai thác và sử dụng cơ sở đữ liệu đất đai cho công tác quản lý Nhà nước thuận
tiện hơn.
Cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay 30 phường, xã trên địa bàn thành phố đã xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, được tích hợp vào Trung
tâm tích hợp cơ sở đữ liệu tại Trung tâm Công nghệ thông tin và kết nối đến Văn phòng Đăng ky Dat đai chi nhánh Biên Hòa qua đường truyền MEGAWAN, đảm bảo khai thác, cung cấp thông tin và cập nhật biến động hồ sơ địa chính đầy đủ, thống nhất và thuận
tiện.
¡. Về quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai cho giai đoạn 2020 - 2024 đã được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 49/QD-UBND ngày 31/12/2019, phù hợp với pháp luật đất dai hiện hành và xử lý các hạn chế của Bảng giá đất năm 2015 - 2019. Quá trình điều tra và xây dựng Bảng giá được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tính đến nay, nguồn thu từ đất đai tiền sử dung đất đạt 4.280,82 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ 2014 đến nay, UBND thành phố Biên Hòa đã hợp tác với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai để đấu giá quyền sử dụng đất cho 16 khu đất, tổng diện tích 52.648,3m2, với nguồn thu đạt 867,7 tỷ đồng.
j. Về quan lý, giám sát việc thực hiện quyên và nghĩa vụ của người sử dung đất Công tác quản lý và giám sát quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 đã bảo vệ quyền lợi người sử dụng đất và tăng nguồn thu ngân sách. Mặc dù giá đất tăng cao dẫn đến chuyên nhượng và sử dụng đất không đúng quy định, UBND thành phố đã tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm, giúp ổn định quản lý đất đai và hạn chế tiêu cực.
k. Về giải quyết tranh chấp về dat dai; giải quyết khiéu nại, tổ cáo trong quản ly và sử dụng đất đai
UBND thành phố Biên Hòa đã đạt nhiều kết quả tích cực trong quản lý và giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai. Trụ sở văn phòng tiếp nhận và trả kết quả đạt tiêu
49
chuẩn, củng có bộ phận tiếp dân, công khai thủ tục hành chính và loại bỏ thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Công tác tiếp dân được kiện toàn và chắn chỉnh, tăng cường nhận thức chính trị và giảm tiêu cực trong quản lý đất đai.
Trong giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2020, UBND thành phố tiếp nhận 577 đơn (542 đơn khiếu nại, 35 đơn tổ cáo) và đã giải quyết được 557 đơn (525 đơn khiếu nai, 32 đơn tố cáo), dat ty lệ 96,53%. Công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo yếu tổ pháp lý, giảm thiểu
sai sót và đảm bảo an ninh chính trỊ.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như thời hạn giải quyết khiếu nại kéo dài, đơn
tồn quá hạn luật định; khối lượng đơn thư khiếu nại vẫn phát sinh nhiều, đặc biệt trong
lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các vụ khiếu kiện đông người vẫn là thách thức, và công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều khía cạnh cần được cải thiện.
3.1.1.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất tại thành phố Biên Hoà
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên trong công tác quản lý đất đai của thành phố vẫn còn tồn tại một số hạn chế và bất cập.
Một số nội dung của Luật Đất đai chưa đồng bộ với quy định của các luật khác (Luật Dau tư, Luật xây dựng:...) cụ thé như quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch một số ngành chưa đồng bộ, nguyên nhân là do lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành ở những thời điểm khác nhau. Quá trình triển khai thực hiện các ngành phát sinh nhu cầu và điều chỉnh quy hoạch của từng ngành. Các quy hoạch chuyên ngành khác đều được điều chỉnh cục bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển tại địa phương. Quy hoạch sử dụng đất chỉ được điều chỉnh theo thời kỳ (5 năm/lần). Các tiêu chí của từng loại quy hoạch khác nhau nên khi lập quy hoạch có nhiều khác biệt nhau trong sử dụng đất, vì vậy việc áp dụng triển khai thực hiện còn khó khăn.
Quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ với các hoạch chuyên ngành, chưa thực hiện tối ưu việc kết nối liên vùng, liên huyện.
Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều vụ việc phải giải quyết qua nhiều cấp, kéo dài;
nhiều quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai, khiếu nại về bồi thường còn diễn biến phức tạp.
Thủ tục hành chính đã được tập trung chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên vẫn còn tình trạng hồ sơ trễ hạn; phan ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ còn tương đối nhiều. Nguyên nhân do một số văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương ban hành trong lĩnh vực quản lý đất đai thường xuyên sửa đổi; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính còn thiếu chặt chẽ, đồng
bộ.
3.1.1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Các cấp, ngành phải chú trọng công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật dat dai dé mọi người dân có thể hiểu và chấp hành đúng quy định. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai phải nâng cao nghiệp vụ, am hiểu, nắm vững các quy định của pháp luật đất đai để làm đúng chức trách nhiệm vụ, đồng thời có thé tuyên truyền đến người dân thực hiện đúng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đất được giao, được thuê, được chuyển mục đích, tránh tình trạng không đưa đất vào sử dụng gây lãng phí quỹ đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.
3.1.2. Hiện trạng tư liệu đất đai thành phố Biên Hòa
3.1.2.1. Bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính a. Bản đô địa chính
Thành phó Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính cấp xã, kết quả đo đạc, thành lập bản đồ địa chính của 30 phường được chia ra các dạng sau:
Các phường được triển khai đo đạc, thành lập bản đồ địa chính trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2000 gồm 22 phường với tổng số 923 mảnh, ban đồ địa chính được xây dựng theo phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số, hệ tọa độ Nhà nước và Hệ quy chiếu quốc gia HN-72 múi chiếu 3°, kinh tuyến trục 106° kinh độ Đông, 07 phường được đo đạc lập lại bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ ban đồ sé, hệ quy chiếu VN-2000, kinh tuyến trục 107°45’ múi chiếu 3°.
Đến năm 2005, thực hiện Đề án 112 của Chính phủ, bản đồ địa chính của 22 phường, xã này được chuyển đổi sang hệ VN-2000, kinh tuyến trục 107° 45’, múi chiếu 3° và trong năm 2008, 2009, thực hiện chuyền đổi ký hiệu loại đất trên bản đồ địa chính
theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT.
51
Do tình hình biến động đất đai, bộ hồ sơ địa chính không còn phù hợp với hiện trạng quản lý, thành phó Biên Hòa có 08 phường, xã, được đo đạc lập lại bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số, hệ VN-2000, kinh tuyến trục 107°45’ múi chiếu 3°, gồm các phường Trang Dai, Bửu Hòa, Phước Tân, Tam
Phước, An Hòa, Long Hưng, Long Bình, Tân Hòa.
Nhu vậy đến nay 30/30 phường, xã trên địa bàn thành phố đã thực hiện công tác do đạc, lập bản đồ địa chính, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai tại địa phương.
b. Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố được lập gắn liền quá trình đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận. Năm 2014, thực hiện Dự án tổng thé xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dit liệu quan ly đất đai giai đoạn 2009 - 2010, định hướng đến 2015, địa bàn phường đã thực hiện lập lại hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ địa chính được lập, quản lý ở các cấp dưới dạng số. Hồ sơ địa chính trên địa ban đã được gắn kết với đữ liệu địa chính và thể hiện thông tin chi tiét vé hién trang va tình trạng pháp lý của việc quan lý, sử dung các thửa dat, tai sản gắn liền với đất dé phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
c. Cơ sở dit liệu địa chính
Hiện nay, TP. Biên Hoà nói riêng và tình Đồng Nai nói chung đã hoàn thành việc
xây dựng cơ sở dt liệu địa chính cho 170/170 phường, xã cho toàn tỉnh nhưng quá trình
xây dựng co sở dir liệu địa chính được thực hiện ở nhiều giai đoạn, quy định pháp luật từng giai đoạn có sự điều chỉnh khác nhau dẫn đến cơ sở dữ liệu còn những hạn chế. Cụ thé, dir liệu không gian địa chính một số thửa đất không đồng bộ với nhau, ngày cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu tập tin hồ sơ đính kèm, trùng thông tin người sử dụng đất, thiếu địa chỉ của người sử dụng đất. Các dự án xã hội hóa, đầu tư hạ tầng giao
thông, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của các huyện đã xây dựng hoản thiện nhưng chưa được cập nhật...
3.1.2.2. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố được xây dựng bằng phần