1.1. Sơ lược về phân loại rừng
Khi nói đến phân loại rừng ở Việt Nam phải ké đến công trình tiêu biêu nhất của Thái Văn Trừng (1978, 1999), cho đến nay nhiều nhà lâm học vẫn còn áp dụng trong việc phân loại rừng cũng như xác định đối tượng nghiên cứu đối với rừng tự nhiên. Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh, tác giả đã phân loại rừng nước ta thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là công trình tổng quát, đáp ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng của rừng nhiệt đới, tác giả đã kết luận: Không thê
dùng quần hợp thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển đã sử
dụng ở vùng ôn đới. Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản và lấy hình thái, cau trúc quan thé làm tiêu chuẩn phân loại.
Các kiểu rừng khác nhau có sự khác nhau về các chỉ tiêu lâm học, cũng như cùng một kiểu rừng nhưng ở các vùng sinh thái khác nhau thì các chỉ tiêu lâm học cũng khác nhau. Điều này đã được Trần Văn Con (2008) chứng minh trong kết quả nghiên cứu xác định đặc điểm lâm học của rừng sản xuất là rừng thứ sinh nghẻo ở 5 vùng sinh thái trọng điểm: Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung, Bắc Trung bộ và Tây Bắc.
Nhìn chung, hiện nay có khoảng 10 hệ thống hướng dẫn phân loại rừng, đất rừng, các loại hình sử dụng đất, KBT đang được nhiều quốc gia xem xét và sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách và hệ thống phân loại rừng. Các hệ thống hướng dẫn phân loại này chủ yếu dựa vào 3 yếu tố chính: (i) điều kiện sinh cảnh tự nhiên, (11) mục dich sử dụng và (iii) theo loại hình sở hữu rừng. Tuy nhiên các hệ thống hướng dẫn phân loại rừng hiện nay trên toàn cầu chỉ mang tính hướng dẫn tham khảo, không mang tính quy chuẩn các nước phải tuân theo. Xu thế chung của các quốc gia
cho thay, phần lớn phân rừng thành 3-5 loại dé đạt được 8 mục tiêu quản lý chính: (i) phòng hộ: (i) bảo đảm giá trị bảo tồn đa dang sinh học; (11) san xuất: (iv) rừng đô
thị; (v) rừng phục vụ an sinh xã hội; (vi) rừng đa mục dich; (vii) rừng tín ngưỡng; và
(viii) an ninh quốc phòng. Khi phân loại rừng, các tô chức và các quốc gia đều cân nhắc dựa trên mục tiêu chính trị, xã hội, môi trường và kinh tế; vấn đề ưu tiên của ngành Lâm nghiệp là khá năng xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá cho các loại rừng này dé có thé báo cáo với quốc tế. Từ đó, mỗi quốc gia tùy vào bối cảnh và mục tiêu phat triển kinh tế, chính trị, xã hội cũng như tầm nhìn, định hướng phát trién bền vững của ngành lâm nghiệp trong tổng thé phát triển chung của quốc gia dé tự xây dựng hệ thông phân loại rừng phủ hợp. Cân nhắc và tham khảo hệ thống hướng dẫn quốc tế và hài hòa trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam cũng như các nước khác thiết kế được hệ thống chính sách phù hợp và hiệu quả (Phạm Thu Thủy và ctv, 2020).
Về quản lý nhà nước thì trước đây, việc phân loại trạng thái rừng ở nước ta được căn cứ vào Quy phạm ngành 6-84, Đến năm 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT ra văn bản phân loại rừng theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Tuy nhiên, đến nay hai văn bản trên đã không còn được sử dụng để phân loại rừng trên cả nước mà được thay thế bằng Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT và cho đến nay vẫn còn được sử dụng. Thông tư số
33/2018/TT-BNNPINT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, các trạng thái
rừng được phân chia dựa trên các tiêu chí về mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, thành phần loài cây và trữ lượng rừng. Theo quy định phân chia dựa vào trữ lượng áp dụng với rừng gỗ tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT, các
trạng thái rừng được phân chia như sau: a) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn
200 m/ha; b) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 mổ/ha; c) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m/ha; d) Rừng nghèo kiệt:
trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m*/ha; và đ) Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m°/ha. Đến ngày 15 tháng 12 năm 2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư này có hiệu lực thi hành kê từ ngày 01 thang 3 năm 2024; trong đó có nội dung thay thế phụ lục quy định phân chia trạng thái rừng của Thông tư số
33/2018/TT-BNNPTNT.
Trong dé án này, kiểu rừng lá rộng thường xanh được quy định dựa trên thành phần loài cây, trong đó thành phần chủ yếu là các loài thực vật thân gỗ, lá rộng, xanh quanh năm chiếm trên 75% số cây. Trạng thái rừng nghiên cứu được xác định theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT; theo
đó trạng thái rừng trung bình được ký hiệu là TXB có trữ lượng cây đứng từ lớn hơn
100 đến 200 mỶ/ha.
1.2. Quan điểm về nghiên cứu rừng tự nhiên
Trong địa lý học, người ta xem thảm thực vật rừng là một “hiện tượng tự
nhiên”, một yếu tố cảnh quan dia lý, rừng là một vi trí đặc cách về quá trình chuyên hóa năng lượng và vật chất, chúng có một cơ chế đặc biệt trong việc tích lũy và tiêu hao một phần năng lượng và vật chất (Thái Văn Trừng, 1999).
Khi nghiên cứu về rừng, các tác giả cũng đặc biệt quan tâm đến thành phần loài và vai trò của chúng trong quần xã. Nhiều nhà lâm học cho rằng: mỗi loại rừng được hình thành bởi những loài cây khác nhau, vì thế khi phân tích tô thành rừng, nhà lâm học cần phải xác định chính xác tên loài cây và tỷ trọng của mỗi loài. Dựa vào
những loài cây hình thành rừng, Richards đã phân chia rừng mưa nhiệt đới thành hai
nhóm, trong đó nhóm một là rừng mưa hỗn hợp với nhiều loài cây ưu thế và nhóm hai là rừng mưa đơn ưu thế (Thái Văn Trừng, 1999).
Trong lâm học, khi nói đến đặc điểm lâm học của rừng, người ta thường đề cập đến thành phan và tô thành loài cây, cấu trúc đường kính, cấu trúc chiều cao, cấu trúc trữ lượng và tiết diện ngang của rừng, phương hướng quá trình tái sinh và hình thành rừng, điều kiện môi trường rừng (khí hau, thé nhưỡng, địa hình) đặc điểm lớp cây bụi và thảm cỏ (Nguyễn Văn Thêm, 2002).
Đa dạng sinh học của một khu vực nào đó thông qua ba số đo: sự giàu có về loài, da dang về loài và tính đồng đều về độ phong phú hay độ ưu thế của loài. Hai thành phần cơ bản của đa dạng loài cây gỗ là chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều. Chỉ
số đa dang loài cây gỗ được xác định bằng chi số ưu thế của Simpson (1949) và chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (1948, 1949), phân bố độ phong phú của các loài trong quan xã (chỉ số đồng đều) có thể được đo đạc bằng các chỉ số Shannon- Wiener (1948), Simpson (1949), Pielou (1969), trong đó hai chỉ số thông dụng nhất là Shannon-
Wiener và PIelou. (Magurran, 2004).
Một trong những vấn đề được các nhà lâm học quan tâm là thành phần loài cây gỗ và vai trò của chúng trong QXTV. Thanh phần loài cây được xác định thông qua các 6 mẫu đo đếm dé xác định số lượng loài bắt gặp cũng như những đơn vị phân loại cao hơn loài (chi, họ, bộ), độ giàu có về họ cũng như độ phong phú của họ hay loài. Vai trò của các loài trong QXTV, chi số giá trị quan trọng (IVI = Important Value Index) thường được sử dụng (Nguyễn Văn Thêm, 2010).
Quan niệm về cấu trúc rừng được hiểu là sự tổ chức, sắp xếp của các thành phần theo không gian và thời gian, đã có nhiều nhà lâm học quan tâm đến phương pháp mô tả và đánh giá cấu trúc của rừng. Trước đây, việc mô tả cấu trúc rừng thường được áp dụng phương pháp biểu đồ rừng (biểu đồ phẫu diện rừng, trắc diện rừng, phẫu đồ rừng). Biểu đồ rừng mô ta sự phân tang và vị trí của những loài cây trong tán rừng theo không gian đứng và ngang. Sau này, dé định lượng cấu trúc nhiều nhà lâm học đã khắc phục những thiếu sót nay bằng cách áp dụng những mô hình toán dé mô tả cau trúc rừng (dẫn theo Phan Minh Xuân, 2019).
Đối với tái sinh rừng, nội dung nghiên cứu tái sinh rừng được xác định tùy theo mục tiêu nghiên cứu. Về cơ bản, các nhà lâm học quan tâm nhiều nhất đến kết quả tái sinh rừng và những yếu tố ảnh hưởng. Sự hình thành cây con dưới tán rừng nhiệt đới phụ thuộc vào điều kiện môi trường dưới tán rừng. Yếu tô kiểm soát sự tồn tại và sinh trưởng của cây tái sinh dưới tán rừng là điều kiện ánh sáng, khô hạn, độ 4m đất, sâu bệnh và sự cạnh tranh của cây cỏ và cây bụi (Thái Văn Trừng, 1999).
Hiệu quả tai sinh tự nhiên của rừng được xác định bởi mật độ. kết cấu loài cây, chất lượng cây con và đặc điểm phân bố cây tái sinh trên mặt đất. Tái sinh liên tục hay định kỳ được xác định thông qua phân bồ cây tái sinh theo những cấp chiều cao. Chất lượng cây tái sinh được đánh giá thông qua hình thái (thân, cành, 14), nguồn gốc (hạt, chéi) và tình trạng sức sống (Tốt, trung bình, yếu). Phương pháp đánh giá chất lượng
cây tái sinh thay đổi tùy theo mục tiêu nghiên cứu. Về mặt lý thuyết, chat lượng cây tái sinh được đánh giá tùy theo tinh trạng sức sống của cây tái sinh. Những cây khỏe mạnh là những cây có sức sống tốt, sinh trưởng mạnh và không bị sâu hại. Trái lại, những cây yếu là những cây có sức sống kém, sinh trưởng kém và bị sâu hại. Theo quan điểm sản xuất, chất lượng cây tái sinh được đánh giá thông qua tình trạng sức sống và nguồn sốc (hạt, chồi) (N guyén Văn Thêm, 2002).
Từ những quan điểm trên, trong nghiên cứu lâm học rừng tự nhiên, người ta thường quan tâm đến nhiều van dé, tiêu chí nghiên cứu khác nhau nhằm làm sáng tỏ những đặc tính của rừng để nắm bắt và làm cơ sở tác động lâm sinh. Trong đề án này cũng kế thừa và tập trung làm sáng tỏ những đặc điểm lâm học liên quan đến thành phan loài cây gỗ, kết cau họ/loài cây gỗ, cấu trúc rừng và đặc điểm lớp cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng và đa dạng họ/loài cây gỗ của trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh ở Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.
1.3. Những nghiên cứu lâm học rừng tự nhiên
1.3.1. Kết cầu tổ thành loài
Kết cấu tô thành loài là một trong những chỉ tiêu quan trọng, cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Ngoài ra, thông qua tổ thành loài cây, người ta có thể biết được mức độ đa dạng sinh học, tính ồn định và bền vững của hệ sinh thái. Khi nghiên cứu về rừng, các nhà lâm học đặc biệt quan tâm đến thành phần loài và vai trò của chúng trong quần xã. Nhiều nhà lâm học (Curtis, 1950; Richards, 1952; Van Steenis, 1956; Baur, 1976) (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978) cho rang: mỗi loại rừng được hình thành bởi những loài cây khác nhau, vì thế khi phân tích tổ thành rừng, nhà lâm học cần phải xác định chính xác tên loài cây và tỷ trọng của mỗi loài.
Cấu trúc tổ thành là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái khác của rừng. Cấu trúc tổ thành đã được nhiều nhà khoa học đề cập trong
những công trình nghiên cứu khác nhau như: Bảo Huy (1993) và Đào Công Khanh
(1996) khi nghiên cứu tổ thành loài cây đối với rừng tự nhiên ở Đăk Lăk và Hương Sơn — Hà Tĩnh đều xác định tỷ lệ tô thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài
cây hỗ trợ và nhóm loài cây phi mục đích cụ thể, để từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tô thành hợp lý. Lê Sáu (1996) va Tran Cam Tú (1999) khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Kon Ha Ning — Gia Lai và Hương Sơn — Hà Tĩnh đều xác định danh mục các loài cây cụ thé theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự phân bố của một số loài cây theo cấp tổ thành tuân theo hàm phân số giảm tức là cấp tô thành càng cao thì số loài càng giảm.
Về phương pháp phân tích kết cấu tô thành loài, đánh giá vai trò của các loài thì chỉ số giá trị quan trọng (IVI%) thường được sử dụng. Theo Curtis va McIntosh (1951), giá trị IVI% là tổng hoặc giá trị trung bình của ba tham số: mật độ tương đối
(N%), tiết diện ngang thân cây tương đối (G%) và độ thường gặp tương đối (F%), chi số IVI% này có nhược điểm là thay đổi tùy theo kích thước và số lượng 6 mẫu. Theo Thái Văn Trừng (1999), vai trò của loài cây gỗ trong các quan thụ hỗn loài có thé được đánh giá theo giá trị trung bình của ba tham số: N%, G% và V%. Liên quan đến giá trị IVI% của các loài, theo Thái Van Trừng (1978), nhóm dưới 10 loài cây có tổng IV% > 50% tổng cá thé tầng cây cao thì chúng được coi là nhóm loài ưu thế của rừng nhiệt đới hỗn loài (còn gọi là ưu hợp thực vật). Theo Daniel Marmilod (1982) trong rừng nhiệt đới, loài cây nào có trị số IV% > 5% là loài ưu thế của lâm phan. Dựa vào hai quan điểm trên, loài ưu thế được lựa chọn là những loài có IV% > 5% (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2010).
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như: Khi nghiên cứu cau trúc tô thành tầng cây cao của rừng đặc dụng tại Huơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội của Nguyễn Mạnh Tuyên (2009), tác giả đã kết luận ở khu vực nghiên cứu có số loài cây ghi nhận được là 79 loài trong đó trạng thái rừng IIIA: có số lượng loài là 55 loài, trạng thái rừng IIB có số lượng loài là 40 loài. Hầu hết các cây tham gia vào công thức tô thành của cả 2 trạng thái trên chủ yếu là những loài cây gỗ tạp và loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh, rừng ở khu vực nghiên cứu bị tác động mạnh và có cấu trúc tang tán bị phá vở với nhiều khoảng trống trong rừng, thành phan loài hiện hữu có kích thước lớn không ít, rừng mở sáng nhiều tạo điều kiện cho những loài tiên phong ưa sáng mọc nhiều trong lâm phận. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Võ
Đại Hải (2014) khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tinh Quảng Ninh cho thấy tổ thành rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu khá đa dang với nhiều loài cây khác nhau, dao động từ 28 đến 45 loài, trong đó chỉ có từ 4 - 7 loài tham gia vào công thức tô thành, trong đó loài Dóc nước là loài ưu thế chính của tầng cây cao.
Nguyễn Thị Thu Hiền và Trần Thị Thu Hà (2014) khi nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang — Hà Tĩnh. Tác giả sử dụng 6 ô tiêu chuẩn định vị đề thu thập số liệu, mỗi ô có kích thước 100 m x 100 m (Diện tích 10.000 m?) và đo đếm các cây có đường kính Di3 > 10 cm. Tác giả sử dụng công thức tô thành IV% theo Daniel Marmillod (1984). Kết qua chỉ ra rằng, khu vực nghiên cứu có 14 loài ưu thế, điển hình những loài có hệ số tô thành cao nhất (với IV > 10%) gồm: Dé ấn (Castanopsis indica), Bưởi bung ít lá gân (Maclurodendron oligophlebium), Nang (Alangium ridleyi), Sâu (Dracontomelon duperreanum).
Khi nghiên cứu một số trang thái rừng tại rừng quốc gia Yên Tử tinh Quang Ninh, Phan Thanh Lâm (2016) đã cho kết quả về kết cấu tổ thành loài ở ba trạng thái rừng IHA¡, HIA› và IIIA; thuộc kiểu rừng kín thường xanh có sự khác nhau về kết cau tô thành loài cây gỗ. Trong đó, ở trạng thái rừng IITA: có 6 loài ưu thế và đồng ưu thé (Lim xanh, Cheo tia, Vang trứng, Muông ràng rang, Lim xẹt và Gu lau) chiếm 58,44% tô thành; Đối với trạng thái rừng IIIAa có đến 8 loài trong nhóm ưu thé (Tram trắng, Sồi phảng, Gội tẻ, Sao hòn gai, Hồng tùng, Mai vàng, Sôi ghè và Trâm tía) các loài này chiếm 55,94%; Ở trạng thái rừng IIIAs có 7 loài ưu thé và đồng ưu thé là Gội te, Tau mật, Trâm trắng, Tram trắng, Sồi phang, Hồng tùng và Sao hòn gai), các loài này chiếm 49,09% độ ưu thé trong quan thụ.
Kết quả nghiên cứu về cấu trúc tô thành loài cây gỗ đối với một số trạng thái rừng thuộc hai kiểu rừng kín thường xanh (Rkx) và rừng kín nửa thường xanh (Rkn) âm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận khá chỉ tiết. Theo giá trị IVI% được tính theo ba tham số N%, G% và V%, đối với kiêu Rkx thì ở trạng thái rừng IIB có 62 loài cây gỗ, trong đó có 5 loài trong nhóm ưu thế (Trám trắng, Sơn huyết, Trường, Máu chó và Dó bầu) chiếm 35,0%; trạng thái rừng IHA+ có 53