VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lâm học: Đặc điểm lâm học trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 52)

2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (gọi tắt là KBT) nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây sông Đồng Nai. Diện tích quản lý của KBT thuộc địa giới hành chính của các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị tran Vĩnh

An của huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường, Ngọc Định, Phú Ngọc, Túc Trưng của huyện Định Quán và xã Đăk Lua của huyện Tân Phú.

Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 100.303 ha, trong đó có 32.400 ha diện tích mặt nước hồ Tri An. Phạm vi ranh giới cụ thé như sau:

- Phía Bắc giáp tinh Bình Phước và huyện Tân Phú của tinh Đồng Nai.

- Phía Nam giáp sông Đồng Nai, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất

- Phía Đông giáp VQG Cát Tiên, huyện Tân Phú và huyện Định Quán.

- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương.

Toàn bộ diện tích KBT nam trên địa bàn tinh Đồng Nai, nằm trong khu vực địa hình chuyền tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ. Dia hình thuộc dang địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: đồi thấp - đôi trung bình và đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyền tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 m, thấp nhất: 20 m, bình quân: 100 ~ 120 m. Độ dốc lớn nhất: 35°, độ dốc bình quân: 8 + 10°. Nhìn chung, địa hình là rất lý tưởng cho các

hoạt động lâm nghiệp.

“or LÍ z + z= = BẢN ĐỒ HANH CHÍNH

KHU BAO TON THIÊN NHIÊN - VAN HÓA ĐÔNG NAI

tựa SƠ ĐỒ VỊ TRÍ TỈNH ĐỒNG NAI :

OPE da cad sane : TIÊN ă

vw ou

Sonam HUYỆN

: : AN PHLY

Ni”: *

|ao =

lA s

44

aoe €

... À Thanh Sơ

MÓ TR† Mw

poe ...SG

be xâ La Ngà “1, te eeôeô“

‘A .

TINH $s

Sa : iS

BINH DUONG: a ơ só _Š

28 : my Phỳ Cường ôte 6bụi Q

2 H

yy 3 am

` La

thị trấn Vinh An HUYỆN HUYN = eres TRANG BOM THONG NHAT

Hình 2.1. Ban đồ hành chính Khu Bao tồn Thiên nhiên — Van hóa Đồng Nai

2.1.2. Khí hậu và thủy văn

2.1.2.1. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Đồng Nai nói chung và KBT nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt cao đều quanh năm là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển quanh năm .

Nhiệt độ không khí trung bình quanh năm cao với nhiệt độ bình quân 25 +

27°C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ có 4,2°C. Nhiệt độ trung bình tối cao các thang là 29 + 35°C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng trong năm từ 18 + 25°C. Tổng tích ôn tương đối cao (9.000 + 9.700°C) và phân bố tương

đối đều theo mùa vụ, cho phép sản xuất cây trồng quanh năm. Độ ẩm tương đối 80 + 82%. Ít có gió bão và sương muối.

Khu vực Vĩnh Cửu có lượng mưa tương đối cao (2.000 + 2.800 mm), sự phân bố mưa theo không gian đã hình thành 3 vành đai chính: (i) vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có lượng mưa rat cao trên 2.800 mm và có số ngày mưa 150 + 160 ngày;

(ii) vành đai trung tâm huyện có lượng mưa 2.400 + 2.800 mm va số ngày mưa trong năm là 130 + 150 ngày; (iii) vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2.000 + 2.400 mm.

Lượng mưa lớn và phân hoá theo mùa và đã tạo ra hai mùa trái ngược nhau.

Mua khô kéo dai trong 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 + 15% lượng mưa cả năm, trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64 + 67% tổng lượng bốc hơi cả năm. Mùa mưa kéo dai 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rat tập trung và chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, chi riêng 4 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 + 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.

2.1.2.2. Chế độ thủy văn

Chế độ thuỷ văn tại Vĩnh Cửu phân hoá theo mùa. Có 2 mùa phân biệt khá rõ

rệt như sau :

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau, lượng nước mưa chỉ xấp xỉ 15% lượng nước cả năm. Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ nước trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho

sinh hoạt và nông nghiệp.

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, kèm theo lượng mưa lớn thường xuất hiện lũ, nước trên sông Đồng Nai lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An phải xả ở mức độ tối đa.

Dòng chảy và bồi đắp phù sa: Hàm lượng phù sa trên sông Đồng Nai rất nhỏ (độ đục bình quân 15 + 30 g/m”), chứng tỏ sự xâm thực của dòng chảy các sông đồ

vào sông Đông Nai rât yêu, nên vân đề lắng đọng phù sa ít.

2.1.3. Địa chất va tho nhưỡng

Khu vực huyện Vĩnh Cửu có tập hợp đá mẹ và mẫu chất rất đa dạng đã tạo cho huyện một quỹ đất rất phong phú. Ở khu vực có các đá mẹ và mẫu chất sau đây:

- Đá granit bị phong hoá theo cơ chế bóc vỏ, nằm theo triền và vây quanh chân núi. Đất hình thành trên đá granit có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, pha Ít sét màu vàng cam. Tầng đất thường mỏng đến rất mỏng, nhiều nơi lộ hoàn toàn đá gốc và đá lộ đầu thành cụm. Đá granit hình thành ra 3 nhóm đất là đất đỏ vàng, đất xám và đất xói mòn trơ sỏi, trong đó nhóm đất xám là chủ yếu.

- Đá phiến sét phát hiện thấy trong lớp vỏ thổ nhưỡng ở Đông Nam Bộ nói chung và huyện Vĩnh Cửu nói riêng có diện tích rất nhỏ. Đất trên đá phiến sét thường có màu vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá. Tuy nhiên, các đất trên đá phiến sét thường có tầng mỏng, nhiều nơi đất hoàn toàn tro đá hoặc đá non mục nát tro trên mặt dat.

- Đá bazan bao phủ khoảng 35% diện tích lãnh thổ, phân bồ tập trung thành khối lớn ở phía Bắc và trung tâm huyện Vĩnh Cửu. Đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới âm đã phát triển một lớp vỏ phong hoá dày trung bình từ 20-30 mét, có nơi dày 40-50 mét và có màu nâu đỏ. Các loại đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng và nhóm đất đen.

- Toàn huyện Vĩnh Cửu có 6 nhóm đất chính và 11 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm dat đỏ vàng chiếm 74,23% diện tích tự nhiên, nhóm đất phù sa chiếm 6,85%, nhóm dat đen chiếm 2,96%, nhóm đất xám chiếm 1,47%, nhóm dat tro sỏi đá chiếm 0,2%. Do có hồ Trị An nên diện tích sông suối và mặt nước chiếm 14,29% diện tích tự nhiên.

Trên địa bàn KBT có các nhóm và loại đất chính:

- Nhóm đất đỏ:

Đất hình thành chủ yếu trên đá bazan, phù sa cô và đá phiến sét. Dat đỏ trên bazan là loại đất có chất lượng vào loại tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta.

Đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất hữu hiệu thường rất dày trên 100 em, tương đối giàu chất hữu cơ, đạm tổng số và lân tổng số nhưng nghèo các cation kiềm trao đổi, đất chua, nghèo kali và lân dễ tiêu.

Nhóm đất đỏ thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cao su, ca phê, tiêu. Tuy vay, ở Vĩnh Cứu, đất đỏ hầu hết nằm trong lâm phan. Vi vay, đất đỏ được sử dụng chính cho sản xuất lâm nghiệp.

Trong KBT có 3 loại đất thuộc nhóm này gồm: đất nâu vàng trên phù sa cổ (FRx) có diện tích nhiều nhất, phân bố tập trung ở xã Mã Đà và Hiếu Liêm; đất đỏ vàng trên phiến sét (FRr) phân bố ở phía Nam xã Phú Lý và xã Hiếu Liêm; đất nâu đỏ trên bazan (FRk) phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã Phú Lý.

- Nhóm đất xám:

Dat được hình thành chủ yếu trên phù sa cô, một số hình thành trên đá phiến sét, phân bồ trên các dạng địa hình đổi. Dat có thành phần cơ giới nhẹ (thịt pha cát), với hàm lượng sét vật lý khoảng 34-36%, thoát nước tốt. Đất có độ phì nhiêu tương đối kém. Ở khu vực Vĩnh Cửu chia thành 3 loại:

+ Dat xám ở địa hình cao thoát nước, có tang đất hữu hiệu dày trên 70-100 cm, ưu tiên cho việc trồng các cây dài ngày như Cao su, Điều, cây ăn trái.

+ Đất xám địa hình thấp, có khả năng tưới tiêu, nên ưu tiên cho việc trồng lúa,

hoa màu.

+ Đất xám có tầng đất hữu hiệu mỏng 30-50 em, nên ưu tiên cho việc trồng

và bảo vệ rừng.

Riêng trong KBT có loại đất xám gley (Xg) phân bồ tập trung khu vực Bà Hào thuộc các tiểu khu 105, 108, 110, 114.

- Nhóm đất đen:

Đất đen hình thành trên sản phâm phong hoá của đá bọt bazan. Tầng đất hữu hiệu thường rất mỏng, lẫn nhiều kết von hoặc mảnh đá. Trên bề mặt đất có nhiều tảng đá lộ đầu lớn, gây trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông. Dat có thành phần cơ giới nặng, từ thịt trung bình đến thịt nặng, hàm lượng sét vật lý khoảng 40- 50%. Dat có chất lượng tương đối cao.

Trong KBT có loại đất nâu thẫm trên bazan (Ru), phân bồ điện tích nhỏ ở tiểu

khu 13A (xã Phú Lý).

Dat đen thích hợp cho việc trồng các cây hoa màu (bắp, đậu đỗ, rau...), cây

công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, bông vải, đậu nành) và các loại cây ăn trái.

2.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Hệ thực vật của KBT có quan hệ chặt chẽ với hệ thực vật của dãy Trường Sơn

Nam, của miền Đông Nam Bộ cũng như của Việt Nam, với 3 nhân tố xâm nhập chính

như sau:

- Nhân tố di cư với 3 luỗng di cư tới:

+ Từ phía Nam lên là luồng thực vat thân thuộc với khu hệ thực vật Malaisia - Indonesia, có họ Dầu (Dipterocarpaceae) là họ đặc trưng di cư vào Việt Nam với 5 chi và 18 loài hiện đang có ở KBT. Đây là họ thực vật có nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao và chiếm lĩnh tầng trên của rừng khu vực Vĩnh Cửu.

+ Từ phía Tây và Tây Nam sang là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ân Độ - Miến Điện xâm nhập vào. Các họ cây đặc trưng hiện có như: họ Tử vi (Lythraceae); họ Trâm bầu (Combretaceae); họ Gạo (Bombacaceae); họ Tung (Datiscaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)... Những họ trên có hầu hết các loài cây rụng lá trong mùa khô, hình thành các kiểu rừng kín nửa rụng lá và rừng kín rụng

lá của khu KBT.

+ Từ phía Tây Bắc xuống là luồng thực vật ôn đới và á nhiệt đới của khu hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quý Châu (Trung Quốc) với các họ đặc trưng hiện

có ở Khu BTTN như: họ Kim giao (Podocarpaceae); họ Dé (Fagaceae); họ Re

(Lauraceae); họ dây Gam (Gnetaceae); họ Chè (Theaceae); ho Nhài (Oleaceae).

- Nhân tố bản địa:

Với hàng chục họ và hàng trăm loài thực vật khác nhau, chiếm tổ thành số lượng cá thé loài khá lớn với các họ cây đặc trưng hiện có ở Khu BTTN như: họ Đậu (Fabaceae); họ Cà phê (Rubiaceae); họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae); họ Hồng

(Ebenaceae); họ Xoài (Anacardiaceae); họ Na (Annonaceae); họ Nhãn

(Sapindaceae); họ Trôm (Sterculiaceae); họ Bứa (Clusiaceae), họ Cỏ (Poaceae). Hau hết cây trong các họ thực vật trên thuộc loài cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều họ như: họ Hồng (Ebenaceae), họ Nhãn (Sapindaceae), họ Đại kích

(Euphorbiaceae), họ Trôm (Sterculiaceae)... cd tổ thành số lượng cá thể loài lớn, có tần số xuất hiện rộng và cũng là những họ chủ đạo (sau họ Dầu và họ Tử vi).

- Nhân tổ nhập nội:

Sau năm 1975, các lâm trường Mã Đà, Vĩnh An, Hiếu Liêm (tiền thân của KBT hiện nay) đã đưa vào trồng rừng một số loài cây nhập nội như: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Muong (Cassia) thuộc họ Đậu (Fabaceae); Xa cir (Khaya

senegalensis) thuộc họ Xoan (Meliaceae); Thông ru (Pinus patula) thuộc họ Thông (Pinaceae).

Ngoài ra, nhân dân địa phương còn đưa nhiều loài cây công nghiệp, cây ăn trái, cây thuốc, ... từ nhiều nơi khác vào trồng trên đất canh tác và do đó cũng chiếm một tỷ lệ thành phần loài không nhỏ làm tăng sự đa dạng, phong phú về cấu trúc thành phan loài thực vật của KBT.

Thảm thực vật rừng trong KBT gồm có các kiểu rừng chính như sau:

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới (Rkx): Kiều rừng này có diện tích lớn nhất (chiếm 84,3% diện tích) và phân bố tập trung.

- Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa 4m nhiệt đới (Rkn): Kiểu rừng này chiếm khoảng 15,0% điện tích, đứng thứ hai sau rừng kín thường xanh, phân bố tập trung hoặc phân tán ở cả 3 khu vực: Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm.

- Kiểu rừng kín rụng lá hơi am nhiệt đới (Rkr): Kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ (chiếm 0,7% điện tích) và phân tán rải rác, bao gồm một số loài cây gỗ tự nhiên hoặc gây trồng rụng lá vào mùa khô.

(Nguồn: Khu Bảo tôn thiên nhiên Văn hóa Đông Nai, 2023).

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, các nội dung nghiên cứu sẽ được thực

hiện như sau:

(1) Các chỉ tiêu đặc trưng của trạng thái rừng trung bình.

(2) Kết cau họ/loài cây gỗ trang thái rừng trung bình: Thành phan loài cây gỗ:

Kết cấu họ thực vật; Kết cấu loài cây gỗ.

(3) Cấu trúc quần thụ trạng thái rừng trung bình: Kết cầu mật độ, tiết diện ngang

và trữ lượng 26 theo cap duong kinh; Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng 26 theo lớp chiều cao; Phân bố số cây theo cấp đường kính (N%/D); Phân bó số cây theo cấp chiều cao (N%/H); Độ hỗn giao và độ phức tạp về cấu trúc rừng.

(4) Tái sinh loài cây gỗ trạng thái rừng trung bình: Thành phan loài cây tái sinh;

Mối liên hệ thành phần loài giữa tang cây cao và lớp cây tái sinh; Tổ thành loài cây tái sinh; Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao; Phân bồ cây tái sinh theo chất lượng;

Phân bó cây tái sinh theo nguồn góc; Số lượng cây tái sinh triển vọng trong lâm phan.

(5) Da dạng loài cây gỗ trang thái rừng trung bình: Da dạng họ thực vật; Da dạng loài cây gỗ; Độ giàu có của loài; Chỉ số hiếm; Mối quan hệ giữa các QXTV và các loài cây gỗ.

(6) Danh lục những loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp bắt gặp ở trạng thái TXB

tại khu vực nghiên cứu.

(7) Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng và bảo tồn đa dạng loài cây gỗ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Cơ sở phương pháp luận

Các loài thực vật va số lượng cá thé của chúng phân bồ trong tự nhiên là không đồng nhất theo không gian và thời gian, với ảnh hưởng của những điều kiện môi trường (khí hậu, đất đai, con người, đặc tính sinh học...) từ đó hình thành những kiều rừng khác nhau và thực vật phân bố cũng khác nhau. Bên cạnh đó, do nguồn gốc hình thành rùng, kích thước cá thé và những yếu tố tác động lại được phân chia thành những đơn vị quản lý khác nhau, đó là trạng thái rừng. Vậy, trong một kiểu rừng với những trạng thái rừng khác nhau thì thành phần loài, kết cấu loài, cấu trúc, tình trạng

tái sinh và đa dạng loài cũng sẽ khác nhau.

Dé giải quyết những van đề trên, đề án sử dụng các phương pháp điều tra trong nghiên cứu lâm học dé thu thập số liệu; sử dung các phương pháp trong thống kê toán học, các phần mềm chuyên dụng dé xử ly, phân tích và tong hợp tài liệu. Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần vào quản lý và phát triển tài nguyên rừng bền vững đối với trạng thái rừng trung bình kiểu rừng kín thường xanh mưa âm nhiệt đới. Áp dụng các phương pháp định lượng trong thống kê

toán học dé xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu và tính toán đảm bao độ chính xác trong nghiên cứu khoa học. Việc tính toán và xử lý số liệu dựa vào sự hỗ trợ của phần mềm thống kê chuyên dụng như Statgraphics Centurion XV.II và Microsoft Excel.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.2.1. Kế thừa số liệu

Đề án kế thừa những tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến khu vực nghiên cứu: lịch sử hình thành khu rừng, bản đồ hiện trạng rừng và các tài liệu khác có liên quan đến đề án.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra hiện trường

* Lập ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lâm học: Đặc điểm lâm học trạng thái rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)