NGUY CO CHAY RUNG TẠI HUYỆN EA SUP VA HUYỆN BUON DON,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Huyện Ea Súp và Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk (Trang 51 - 91)

TINH DAK LAK

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Căn cứ theo Quyết định số 05/KH-UBND của Uy ban Nhân dân tinh Đắk Lắk về Kế hoạch Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và quyết định số: 04/2022/QĐ-UBND của Uy ban Nhân dân tinh Đắk Lắk về Ban hanh Quy định phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk da dé ra mục tiêu, yêu cầu tô chức phòng, chữa cháy rừng như sau:

Mục dich: Chu động trong việc thực hiện các công tác phòng và chữa cháy rừng

nhằm hạn chế các vụ cháy ở mức thấp nhất. Huy động các nguồn lực dé kịp thời chữa

cháy, không dé đám cháy lớn, lan rộng và kéo đài gây thiệt hại cho tài nguyên rừng.

Định hướng chung của tinh: Cùng với định hướng phát triển ngành nông nghiệp nói chung, phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tinh Đắk Lắk gắn liền với các công tác quản lý, báo vệ, khôi phục và phát triên rừng. Trong đó, việc khai thác phải chú trọng đi đôi với tu bỗ, ngăn chặn tình trạng phá rừng và triển khai các giải pháp phòng cháy, chữa cháy trên toàn địa bàn tính, đặc biệt là vào cao điểm mùa khô trong năm. Hiện nay, hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn đã thiết lập các định hướng nhằm phòng chống cháy rừng dựa trên định hướng chung của tỉnh, cụ thể:

- Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về nguy cơ cháy rừng và biện pháp

phòng cháy. chữa cháy.

- Thực hiện có hiệu quả quá trình hợp tác giữa các cơ quan chức năng, cộng đồng và doanh nghiệp trong việc phòng chong cháy rừng.

Yêu cau tổ chức phòng, chữa cháy rừng: Phỗi hợp thực hiện giữa các cap, trong

đó UBND có nhiệm vụ trọng tâm trong các công tác quan lý rừng, bảo vệ rừng và chữa

cháy rừng. Chủ tịch Ủy ban nhân dan cap huyện chủ động trong việc thực hiện các biện

pháp báo vệ và phòng, chữa cháy, xây dựng các phương an ứng phó kip thời khi có chay

xảy ra. Các nhóm lực lượng khác (bao gồm công an, kiểm lâm, quân đội và các lực lượng chuyên trách cùng với người dân) phối hợp thực hiện nghiêm túc các biện pháp

đã được dé ra, góp phan bảo vệ và phòng, chống cháy rừng hiệu quả.

Các nhóm giải pháp phòng, chữa cháy rừng dang được áp dung trên địa bàn

nghiên cứu: Hiện nay, Chỉ cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk nói chung và từng địa phương

43

tương đương cấp huyện trở xuống nói riêng đã và đang tiến hành nhiều giải pháp nhằm

nâng cao năng lực phòng chữa cháy như:

- Nhóm giải pháp quản lý rừng: thiết lập và duy trì các khu vực phòng cháy, đặc biệt là các cánh rừng gan các khu dan cư. Triển khai xây đựng vả duy trì đường lưới chia rừng, cung cấp một rào cản về vật lý giữa từng ô rừng nhằm hạn chế nguy cơ cháy lan, cung cap hệ thống giao thông thuận tiện giúp lực lượng chữa cháy tiếp cận các điểm

cháy kip thời và hiệu quả.

- Nhóm giải pháp về kỹ thuật: tập trung xây dựng bản đồ số, khoanh vùng khu vực trọng điểm cháy rừng trên địa bàn theo định hướng công nghệ viễn thám và tin học.

Triên khai hệ thông giám sát từ xa bằng ảnh vệ tinh dé cảnh báo và theo dõi diễn biến cháy rừng, từ đó đưa ra những kế hoạch ứng phó kịp thời.

- Nhóm giải pháp đầu tư trang thiết bị phòng chữa cháy: thành lập đội phòng cháy

rừng tại từng địa phương, tập huấn lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và cơ động, đầu tư trang thiết bị hiện dai, phù hợp dé dap tắt các đám cháy lớn, quán triệt nhằm ngăn

chặn và không để đám cháy lan rộng.

- Nhóm giải pháp về tổ chức, xã hội: bao gồm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, tổ chức chỉ huy phòng chữa cháy ở các cấp. Tinh Đắk Lắk nói chung và các huyện cao điểm cháy như Ea Súp, Buôn Đôn, M'Đrắk thường xuyên tô chức các buôi tập huan nâng cao ý thức vẻ cháy rừng. phát động nhiều chiến dịch tuyên truyền thông qua radio, quảng cáo, truyền hình,...

Từ những cơ sở trên. tác giả bám sát vào mục đích. yêu cầu và quy định tô chức phòng, chữa cháy dé đề xuất các giải pháp phù hợp với kết quả nghiên cứu của mình và

định hướng phòng cháy chữa cháy tại địa bàn nghiên cứu.

3.2. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ cháy rừng

3.2.1. Dự báo cháy rùng

Cháy rừng được xem là một trong những hiểm họa nguy hiém của nhân loại, là thủ phạm chính gây ra những ton that thảm khốc cho tính mạng con người, vật chat và tự nhiên. Trong vô số những chiến lược nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

không đẻ cháy rừng xảy ra là chiến lược hiệu quả nhất. Chính vì thế, việc nghiên cứu và dự báo cháy rừng có vai trò cực ky quan trong, cần được đây mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như ngày nay.

Hiện nay, một trong những phương pháp dự báo cháy hiệu quả và được áp dụng

rộng rãi là phương pháp dự báo nguy cơ cháy thông qua điều kiện khí hậu. Theo đó, dé xác định và dự báo nguy cơ cháy rừng, cần tính chỉ số đặc trưng khí hậu (bao gồm nhiệt độ và lượng mưa) tại khu vực nghiên cứu, xác định chỉ số phản ánh nguy cơ cháy rùng

44

(Qi), chỉ tiêu Snc45 và tiễn hành so sánh kết quả với bang phân cấp nguy cơ cháy. Nhìn chung, phương pháp nay dé thực hiện và mang lại hiệu qua với độ chính xác cao. Tuy nhiên, kết quả mô hình dự báo cháy này dựa trên quan hệ toán học thông qua số liệu đo đạc từ các trạm quan trắc, phạm vi không gian còn nhiều giới hạn gây ảnh hưởng đến kết quả dự báo. Chính vì thế, tác giả đề xuất phương pháp dự báo cháy trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám, thông qua phân tích các chi số vẻ nhiệt độ bè mặt, lượng mưa, chỉ số thực vật chuan hóa dé xác định mức độ khô của vật liệu cháy cũng như kịp thời khoanh vùng, dự báo các điểm cháy trong không gian. Mô hình dự báo cháy này cho phép quan sat và dự báo trên phạm vi rộng, sé liệu được cập nhật thường xuyên và dé dang thao tác cũng như cập nhật, khắc phục các mặt hạn chế mà các mô hình dự báo

truyền thông đem lại.

3.2.2. Một số biện pháp phòng cháy rừng

Cháy rừng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các nhân tố tự nhiên và tác

động của con người. Và dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì hậu quả của các đám

cháy là vô cùng lớn. ảnh hưởng đến mọi mặt đời sông xã hội. sự phát triển của toàn nhân loại. Cùng với diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu, nguy cơ cháy rừng tại các khu vực ngày càng phức tạp. diễn biến khó lường và mang rủi ro lớn. do đó dé hạn chế thiệt hại từ các đám cháy, ngoài các biện pháp nghiên cứu dự báo, cần có những biện pháp phòng cháy song song dé tăng cường ra soát và dé phòng cháy rừng, cụ thẻ:

Đẩy mạnh các công tác quản lý với các bó, ban ngành liên quan: Ngoài việc tô

chức, chi đạo người dan thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ rừng. các cấp quản lý, kiểm lâm cần tăng cường thanh tra, thường trực trong rừng dé đảm bảo kịp thời tiếp nhận và xử lí khi phát sinh van đề. Giám sát chặt chẽ và có những cảnh báo phù hợp cho những khu vực trọng điểm cháy, đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thiểu trách nhiệm trong các công tác phòng, chữa cháy rừng, cô ý

gây cháy rừng.

Thực hiện xác định và khoanh vùng các khu vực trọng điểm cháy rừng: Triên khai

thực hiện dự báo và xác định nguy cơ cháy rừng cho từng khu vực, từ đó xây dựng

phương án phòng tránh cháy rừng sao cho phù hợp với tình hình thực tế. cụ thẻ:

- Đối với khu vực có nguy cơ cháy cực kỳ nguy hiểm và nguy hiểm (nỗi bật như khu vực phía Bắc xã Ea Bung, xã la RVê. xã Ya Tờ Mốt. Ea R6k và ria phía tây xã Krông Na): Dây cũng là các khu vực trọng điểm cháy tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và hai huyện Ea Súp, Buôn Đôn nói riêng. Nguyên nhân cháy chủ yếu được xác định do đặc điểm về trạng thái rừng (rụng lá, lớp thực bì khô dày) kết hợp với tình trạng nắng nóng kéo đài. Do đó, các công tác phòng cháy cần đặc biệt chú trọng: thường xuyên kiểm tra

45

tình trạng rừng, tăng cường dọn sạch lớp thực bì vào mùa khô. tạo các đường băng ngăn

lửa cho từng ô rừng đẻ tránh tình trạng nắng nóng làm thảm thực bì tự bốc cháy và dẫn đến hiện tượng cháy lan. Duy trì thực hiện phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ. lực

lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ). Hơn nữa, để đảm bảo kịp

thời phát hiện, tô chức chữa cháy khi có đám cháy phát sinh trong rừng. cần huy động và bồ trí lực lượng phòng chữa cháy đủ mạnh, thực biện phân công thường trực trong

rừng 24/24 giờ.

- Đối với khu vực có nguy cơ cháy cao: (tập trung tại khu vực xã Krông Na và phía đông nam huyện Buôn Đôn, bao gồm một số xã như Ea Bar, Ea Nuôi, Ea Wer) phan lớn là khu vực rừng trồng, nguyên nhân cháy có sự tác động từ các hoạt động lâm nghiệp

của con người. Do đó, ngoài việc thường xuyên theo đối các thông tin cảnh báo cháy

trên địa bàn, cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy. chữa cháy rừng do Chi cục Kiểm lâm chỉ dao, chú ý các hoạt động sử dung lửa trong rừng dé dam bảo công tác

phòng. chữa cháy hiệu quả.

- Đỗi với khu vực có nguy cơ cháy trung bình và thấp (tập trung quanh sông Sérépék, khu vực hồ Ea Súp hạ và hồ Ea Súp thượng): Mặc dù nguy cơ cháy không cao, tuy nhiên vẫn cần chú trọng các công tác phòng và chữa cháy tại các đơn vị. Ngoài các biện pháp phòng cháy vào mùa khô, cần tăng cường các lớp tập huấn kỹ năng xử lí cháy rừng, đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và nguồn nước quanh khu vực. chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó cháy rừng trước các dién biến thất thường của khí

hậu như hiện nay.

Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động nông — lâm nghiệp trên địa bàn: Tập

quán canh tác ảnh hưởng ít nhiều đến nguy cơ cháy rừng, thực tế cùng đã chứng minh đốt nương rẫy, bẫy ong mật bằng lửa của người dân là một trong những nguyên nhân gây phát sinh những đám cháy. Do đó cần tăng cường các biện pháp quản lý các hoạt

động nông — lâm nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là vào mùa khô. Hơn nữa. mặc dù tình

trạng di dan đến các tinh Tây Nguyên, đốt nương làm ray trong những năm gan đây có chiêu hướng suy giảm. nhưng đây vẫn là một van đề hết sức khôn lường va có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích rừng. Chính vì vậy, cần tăng cường các công tác quản lý tình trạng di cư tự do. ồn định đời sống người dân, giải quyết ôn thỏa đất sản

xuất và một số van đẻ kinh tế - xã hội khác liên quan đến rừng, đất rừng.

Kết hợp chặt ch giữa cán bộ, chú rừng và người dân: Quản lý và ứng phó với cháy rừng không phải là nhiệm vụ của bat kỳ cán bộ. cá nhân nào mà cần sự tham gia

phối hợp từ nhiều bên liên quan, bao gôm người din, chủ rừng và các cấp chính quyên.

Sự tham gia từ các bên liên quan trong việc lập kế hoạch quản lý rừng, phòng chống

46

chay và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng góp phan làm tăng tính hiệu quả.

Trong đó, các cấp chính quyền giữ vai trò chỉ đạo, xác định các điểm nóng cháy rừng va đề xuất các biện pháp phù hợp. Chủ rừng là người trực tiếp đứng ra trién khai và xây

dựng các phương án phòng chong theo chỉ đạo từ các sở, ban, ngành phía trên. Và người dân là một lực lượng hết sức quan trọng, kết hợp với cán bộ và chủ rừng, báo cáo các đám cháy hoặc sai phạm dé kịp thời kiêm soát và khắc phục.

Nang cao nhận thức người dan, vận dong dự án “Trồng 1 tỷ cây xanh ”: Thường xuyên tô chức các buôi tuyên truyền. giáo dục pháp luật trong cộng đồng vẻ công tác bảo vệ, phòng cháy rừng vào các đợt nắng nóng cao điểm trong năm. Triển khai và giao nhiệm vụ về các địa phương thực hiện phong trào “Trong 1 rủ cây xanh” cho các tô chức đoàn thé, học sinh, nhân dan cùng lực lượng hậu cần địa phương hưởng ứng nhằm phủ xanh đất trông đôi trọc. Thực hiện các biện pháp khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tô chức gương mẫu, đi đầu trong các công tác trên.

4

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Kết luận

Ứng dụng chỉ số nhiệt độ bề mặt (LST) vào đánh giá nguy cơ cháy rừng là phương pháp dé thực hiện. ngày càng phô biến và mang lại hiệu quả. Thông qua sự biến động nhiệt độ bề mặt theo không gian và thời gian nhằm xác định cấp độ cháy rừng tại từng khu vực cụ thẻ. Hơn nữa, với đặc trưng nguồn dữ liệu có tính bao quát lớn cùng khả năng cập nhật nhanh chóng, phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, kịp thời theo dõi nhăm dé ra những biện pháp ứng phó phù hợp. Từ nội dung nghiên cứu cùng kết qua kiếm chứng, tác gia rút ra một số kết luận như sau:

- Đối với khu vực nghiên cứu, tác giả xác định 5 cấp độ cháy, trong đó: Nguy cơ cháy rừng thấp khoảng 22,45 ha, nguy cơ cháy rừng trung bình đạt khoảng 181 570.70

ha , nguy cơ cháy rừng cao đạt 129 256,24 ha, nguy cơ cháy rừng nguy hiểm đạt 6691,02

ha và nguy cơ cháy rừng đặc biệt nguy hiểm chiếm khoảng 5,58 ha (theo kết qua xử lí

năm 2023).

- Nguy cơ cháy rừng có mỗi liên hệ tương đối chặt chẽ với các hiện tượng ENSO,

trong đó diện tích nguy cơ cháy rừng nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm có chiều hướng gia tăng vào các giai đoạn xuất hiện El Nino (tiêu biểu như năm 2003, 2015 và 2019), và ngược lại. diện tích nguy cơ cháy rừng thấp và trung bình có xu hướng gia tăng vào thời Kì xuất hiện La Nina.

- Phân bố cấp độ cháy trong khu vực nghiên cứu có sự khác nhau về mặt không

gian, nguy cơ cháy cực kỳ nguy hiểm chủ yếu tập trung khu vực huyện Ea Súp (một số

xã đặc biệt như Ea Bung, la Lốp, Ea Rok, la Rvé, Cư Kbang), nguy cơ cháy nguy hiểm và cao tập chủ yếu tại khu vực phía tay, tây bắc huyện Ea Súp, ria phía đông huyện Buôn Đôn. Một số khu vực có nguy cơ cháy rừng ở mức trung bình và thấp tập trung chủ yếu khu vực gần sông Sérépok, khu vực hồ Ea Súp hạ và hồ Ea Súp thượng và quanh khu

vực có thảm thực vật rừng kín thưởng xanh như trung tâm xã Krông Na.

- Kết quả kiểm chứng cho thấy việc đánh giá nguy cơ cháy rừng thông qua chỉ số nhiệt độ bề mặt đất (LST) cho kết quả có độ chính xác cao. Từ đó kết luận rằng đây là

chỉ số đáng tin cậy. có thê ứng dụng trong các nghiên cứu liên quan đến cháy rừng, trở thành cơ sở quan trọng dé tác giả phát triên đề tài theo hướng xây dựng các mô hình dự báo cháy từ nguồn dữ liệu viễn thám nói chung và chi số nhiệt độ bề mặt (LST) nói

riêng.

- Trên cơ sở những nội dung đã được nghiên cứu, tác giá đẻ xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiêu nguy cơ cháy rừng tại địa bàn nghiên cứu, góp phần giảm

thiểu các rủi ro do cháy rừng đem lại, thúc day quá trình phát trién kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu theo hướng bên vững.

Tuy nhiên, ngoài những mục tiêu đã đạt được. dé tài vẫn còn một số tồn đọng, cụ thể như đẻ tài chỉ đánh giá nguy cơ cháy rừng thông qua chỉ số LST, thực tế van còn một số chỉ số có thé đánh gia nguy cơ cháy như chỉ số lượng mưa chuẩn hóa SPI, chỉ số

tình trạng nhiệt độ TCI và các nhân tố về địa hình, khí hậu, sinh vật khác. Đây cũng

chính là cơ sở dé tác giả phát trién trong các nghiên cứu tiếp theo, ứng dụng nhiều hơn 1 chỉ số để phân tích và so sánh nhằm tìm kiếm chỉ số cháy rừng phù hợp nhất cho huyện Ea Súp và huyện Buôn Dôn, tỉnh Đắk Lắk.

Kiến nghị

Diễn biến cháy rừng tại địa bàn nghiên cứu có mối quan hệ mật thiết với các hiện

tượng ENSO và tác động của biến đổi khí hậu, do đó vẫn đề nghiên cứu, theo đõi và

cảnh báo các hiện tượng ENSO giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dự báo

cháy. Trên cơ sở đó, tác giả dé nghị các Bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Cục Khí tượng và Thủy văn tỉnh Đắk Lắk chủ động trong các công tác dự báo, đảm bảo thông tin kịp thời đến các cấp nhằm thực hiện tốt các công tác phòng, chống cháy.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Huyện Ea Súp và Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đắk Lắk (Trang 51 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)