Các nước phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính công hợp tác công tư trong Đầu tư cơ sở hạ tầng (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP

1. Các nước phát triển

Không có một nhà nước nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống CSHT, nhưng cũng không có nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này. Vì đây là lĩnh vực đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng nhiều rủi ro. Theo giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học tổng hợp Keio (Nhật Bản) nói đó là ký do khiến mô hình PPP được ra đời, trong bối cảnh thế giới và khu vực phát triển rất nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng và CSHT ngày càng lớn.

1.1Tại Australia:

- Theo NWB và IMF, năm 2013 Australia là một trong 10 nước

vùng lãnh thổ. Quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm triển khai dự án là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án PPP. Nếu quá trình đấu thầu quá lâu và tốn kém nhiều chi phí sẽ ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư của dự án cung ứng dịch vụ công theo hình thức PPP. Vì vậy, Australia rất quan tâm và kiểm soát chặt chẽ ở giai đoạn này. Các dự án PPP của Australia đều phải tuân thủ theo quy định về thời gian (thời gian dự thầu trung bình cho một dự án PPP về hạ tầng xã hội ở Australia là 17 tháng - thấp hơn nhiều so với ở Anh (34 tháng) và chỉ dài hơn 1 tháng so với ở Canada (16 tháng).

- Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các dự án PPP tại Australia cũng được chuẩn hóa thông qua hợp đồng và giảm số lượng tài liệu hồ sơ cần nộp khi tham gia đấu thầu các dự án PPP.

Australia cũng rất quan tâm tính công khai, minh bạch và cạnh tranh trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Chính phủ Australia thực hiện phân bổ thông tin một cách công bằng, bình đẳng. Cụ thể là Chính phủ hoặc cơ quan được ủy quyền sẽ ghi lại bằng văn bản tất cả thảo luận với các bên dự thầu, dù gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại và những thông tin sẽ được phổ biến, công khai cho tất cả các bên dự thầu. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực hiện quy trình rõ ràng tạo điều kiện cho các bên dự thầu đều có cơ hội tiếp nhận thông tin giống nhau về quy trình đấu thầu dự án PPP. Trong quá trình chấm thầu, Australia cũng áp dụng các tiêu chí chấm thầu một cách minh bạch, đồng thời bố trí các buổi gặp để giải thích với các nhà thầu thất bại khi theo đuổi các dự án PPP. Các tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu dự án PPP của các nhà thầu được Chính phủ Australia thực hiện theo chế độ bảo mật nhằm đảm bảo vị thế cạnh tranh của các đơn vị dự thầu và lợi ích thương

mại của Chính phủ. Trước khi thực hiện đấu thầu dự án PPP, Chính phủ lựa chọn ba nhà thầu hội đủ tiêu chuẩn để thực hiện dự án đó. Chính vì quy trình đầu thầu chặt chẽ, minh bạch, tiết kiệm chi phí đấu thầu nên Chính phủ thường lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực sự để thực hiện các dự án PPP.

1.2Tại nước Mỹ:

- Mỹ là quốc gia áp dụng thành công mô hình PPP ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỹ triển khai mô hình PPP từ năm 1980. Ban đầu, hình thức PPP chỉ áp dụng đối với các dự án xây dựng công trình mới nhưng dần dần Chính phủ đã mở rộng phạm vi đối với các công trình hiện có nhằm tận dụng nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư tư nhân để nâng cao hiệu quả sử dụng công trình.

- Đến nay, ở Mỹ có 450 dự án đầu tư theo mô hình PPP với kinh phí triển khai lên tới hàng trăm tỷ USD, PPP chiếm 10% tổng vốn đầu tư CSHT như nhà ở, trường học, bệnh viện, giao thông.... Trong giai đoạn từ 1989 đến 2011 có 104 dự án công trình giao thông được thực hiện theo hình thức PPP trên toàn nước Mỹ với tổng giá trị đầu tư khoảng 214 tỷ USD. Như vậy, giá trị đầu tư cho mỗi dự án là rất lớn.

- Các dự án được lựa chọn theo hình thức PPP phải là trọng điểm, những công trình lớn, có lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài, tác động quan trọng đến đời sống xã hội của Liên bang và các bang.

- Quá trình tổ chức triển khai chú trọng đến chất lượng hơn số lượng, PPP là các công trình lớn, quan trọng. Kinh nghiệm triển khai PPP của Mỹ là Chính quyền liên bang một mặt chủ động, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các công cụ điều hành hướng dẫn triển khai mô hình này trên phạm vi toàn

quốc, mặt khác phân quyền cho các bang tự tổ chức và triển khai mô hình PPP. Ở Mỹ có 36 bang ban hành luật và các cơ chế, chính sách thực thi mô hình này, có thể kể đến như Florida, California, Texas.

1.3Tại Trung Quốc:

- Cũng như nhiều nước khác, Chính phủ Trung Quốc không đủ ngân sách cho việc đầu tư cho hạ tầng giao thông. Sự thiếu hụt 150 tỷ USD (1998- 2020) được bù đắp một phần từ NSNN, phần còn lại cần sự hỗ trợ của tư nhân. Vì thế, nhiều dự án giao thông đường bộ đã được thực hiện theo mô hình PPP.

- Theo nghiên cứu của Qiao và các cộng sự (2001) về các dự án PPP được thực hiện tại Trung Quốc trong thời gian qua thì các nhân tố sau đây đã tạo nên tính thành công cho các dự án: Dự án phù hợp, mức thuế phù hợp, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp, kiểm soát và quản lý các dự án một cách chặt chẽ, chuyển nhượng công nghệ mới. Tuy nhiên, cơ cấu tài trợ của nhiều dự án đường bộ theo hình thức PPP ở Trung Quốc là dựa trên các khoản vay và trái phiếu quốc tế.

Điều này tạo ra rủi ro tỷ giá cho Chính phủ.

- Mức phí thu cao so với thu nhập bình quân đầu người. Do đó, các lợi ích kinh tế và tài chính để tạo tính hấp dẫn cho đầu tư vẫn chưa đạt được. Đây là hai bài học kinh nghiệm rất đáng suy ngẫm cho Việt Nam khi áp dụng mô hình PPP để phát triển giao thông đô thị.

- Trong một nghiên cứu về các dự án PPP đường cao tốc ở Trung Quốc, Yelin Xu và các cộng sự (2010) đã nghiên cứu và xác định mức phân bổ rủi ro giữa chính phủ và tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức rủi ro tổng thể của các dự án đường cao tốc ở Trung Quốc nằm trong khoảng trung bình đến

cao. Nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng sự can thiệp của Chính phủ và tham nhũng là trở ngại lớn nhất cho sự thành công của mô hình PPP ở Trung Quốc, nguyên nhân là do các quy định pháp luật chưa đầy đủ, hệ thống giám sát yếu, chưa công khai trong quá trình ra quyết định.

1.4Tại Hàn Quốc

- Hàn Quốc đã áp dụng mô hình PPP từ năm 1994 với 100 dự án CSHT được đề xuất. Chương trình này không thành công hoàn toàn bởi trong 4 năm, chỉ có 42 dự án được thực hiện. Các lý do cho sự không thành công của mô hình PPP tại Hàn Quốc là:

o Không đủ động cơ thu hút tư nhân.

o Các thủ tục đấu thầu không rõ ràng, thiếu sự minh bạch, không nhất quán với các tiêu chuẩn của thế giới và cơ chế phân bổ rủi ro không phù hợp.

- Để ứng phó với khủng hoảng tài chính châu Á và khắc phục hạn chế, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật PPL (12/1998) nhằm cải thiện hình thức các hợp đồng PPP. Cách thức xử lý các dự án đơn lẻ, quy định bắt buộc nghiên cứu khả thi, lập hệ thống hỗ trợ xử lý rủi ro và thành lập Trung tâm Xúc tiến và phát triển dự án PPP CSHT Hàn Quốc. Luật này đã cải thiện đáng kể, khơi thông dòng vốn và thu hút đầu tư nước ngoài cho nhiều dự án.

- Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện đơn giản thủ tục đấu thầu, miễn giảm thuế, bảo đảm doanh thu tối thiểu 90% nên khu vực tư nhân hầu như không có rủi ro doanh thu. Nhờ vậy, Số lượng dự án PPP phát triển hạ tầng tăng lên nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính công hợp tác công tư trong Đầu tư cơ sở hạ tầng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)